Viêm lợi ở trẻ em, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

7:15 AM , 02/08/2023

Viêm lợi ở trẻ em là một bệnh lý thường gặp đối với trẻ dưới 12 tuổi, đây cũng là nỗi lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, biểu hiện ra sao, có những cách điều trị nào? Bài viết sau đây sẽ giúp quý độc giả giải đáp tất các các thắc mắc trên.

Chứng viêm lợi ở trẻ em gì? Có những biểu hiện nào?

Viêm lợi (viêm nướu) ở trẻ em là tình trạng viêm nhiễm mô mềm ở xung quanh răng của trẻ. Tình trạng này thường sẽ làm cho nướu bị sưng đỏ, gây đau nhức và thậm chí là chảy máu khi đánh răng. Các biểu hiện viêm nướu thường thấy ở trẻ nhỏ có thể kể đến là:

  • Sưng nhẹ ở viền và gai nướu: Nướu răng của trẻ ở trạng thái khỏe mạnh bình thường sẽ có màu hồng, khi nướu bị viêm nó sẽ có màu đỏ ửng, hoặc nặng hơn là sưng tấy, tùy theo mức độ. 
  • Đau rát: Một biểu hiện dễ nhận biết nữa của viêm lợi ở trẻ là cảm giác đau rát. Thông thường, cơn đau sẽ tăng lên khi tác động lực vào hoặc khi đánh răng. Một số trường hợp trẻ bị sưng nướu, rất đau kèm theo lở loét. Chính vì bị đau mà trẻ cũng sẽ lười đánh răng khiến cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
  • Miệng trẻ có mùi hôi khó chịu: Khi vi khuẩn tích tụ gây viêm cũng cũng sẽ tạo ra mùi khó chịu trong hơi thở của trẻ. Bố mẹ cũng có thể nhận biết viêm lợi thông qua dấu hiệu này. 
  • Trẻ bỏ ăn hoặc ăn ít: Trường hợp bé chưa biết nói, bố mẹ có thể quan sát thông qua việc ăn uống hằng ngày của con. Nếu con bỏ ăn, quấy khóc, rất có thể lý do xuất phát từ bên trong miệng của trẻ.
Viêm lợi ở trẻ em khá phổ biến đặc biệt là trẻ trong độ tuổi thay răng
Viêm lợi ở trẻ em khá phổ biến đặc biệt là trẻ trong độ tuổi thay răng

Nguyên nhân gây viêm lợi ở trẻ em

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm lợi ở trẻ nhỏ, tuy nhiên phổ biến nhất vẫn là do mảng bám tích tụ trên răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Vi khuẩn sẽ sản sinh ra độc tố, gây hiện tượng kích ứng và phá hủy nướu răng. Đây chính là hậu quả của việc trẻ không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc vệ sinh chưa đúng cách.

Ngoài ra, bên cạnh lý do trên còn có một số yếu tố khác có thể dẫn tới bệnh viêm lợi ở trẻ em, cụ thể: 

  • Viêm nướu do mọc răng: Tình trạng này chỉ xảy ra khi trẻ bước vào giai đoạn thay răng sữa, thường là khi trẻ 6 – 7 tuổi, thời điểm trẻ mọc răng vĩnh viễn. Ngoài ra, cũng có những trường hợp viêm lợi ở trẻ dưới 2 tuổi xảy ra do tác động của quá trình mọc răng sữa. 
  • Lợi bị viêm do tác động từ bên ngoài: Các tác động cơ học từ bên ngoài như xỉa răng bằng tăm, cắn móng tay hay nhai phải thức ăn cứng cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm lợi.
  • Viêm nướu do vi khuẩn Herpes: Lợi bị viêm do khuẩn Herpes thường xảy ra khi trẻ ở trong độ tuổi từ từ 2 – 5 tuổi. Thông thường, bệnh sẽ tự hết sau khoảng 2 tuần, tuy nhiên trong một số trường hợp bệnh sẽ kéo dài và gây ra các biến chứng khác. 

Phương pháp điều trị viêm lợi ở trẻ em

Điều trị viêm lợi ở trẻ em như thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn là thắc mắc của rất nhiều ông bố bà mẹ khi con mắc phải bệnh lý này. Tùy vào mức độ viêm nhiễm mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau, dưới đây là một số phương pháp chữa phổ biến nhất. 

Các phương pháp dân gian tại nhà

Đối với tình trạng viêm lợi trùm ở trẻ em mới chớm xuất hiện, bố mẹ có thể tham khảo các phương pháp chữa viêm lợi tại nhà sau đây: 

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối

Nước muối có khả năng sát trùng, sát khuẩn rất tốt mà lại rất lành tính và an toàn. Súc miệng bằng nước muối sẽ có thể làm giảm cơn đau do sưng lợi, cách thực hiện như sau: 

Hòa tan 2 muỗng cà phê vào ly nước ấm vào ly nước ấm cho trẻ súc miệng 2 lần mỗi ngày, hoặc khi xuất hiện cảm giác đau. Lưu ý, không lạm dụng nước muối quá nhiều vì nó có thể làm mòn cao răng, khiến cho răng trẻ bị yếu đi.

Cho trẻ súc miệng bằng nước muối là một cách để điều trị viêm lợi
Cho trẻ súc miệng bằng nước muối là một cách để điều trị viêm lợi

Chữa viêm nướu cho trẻ bằng lá trầu không

Lá trầu không cũng là một vị thuốc dân gian quen thuộc được sử dụng phổ biến trong điều trị các bệnh về răng. Đối với bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ em, cách sử dụng như sau:

Chọn lá trầu không không quá già hoặc quá non, nên hái vào buổi sáng sớm. Sau đó, pha với nước sôi giống như pha trà với liều lượng 2 lá cho 150ml nước. Sử dụng dung dịch đã pha để cho trẻ súc miệng từ 2 – 3 lần mỗi ngày, duy trì trong khoảng 1 tuần để thấy tình trạng sưng đau dần thuyên giảm. 

Chữa viêm lợi bằng tỏi tươi 

Tỏi là loại thực phẩm có chứa kháng sinh tự nhiên mang lại công dụng diệt khuẩn, kháng viêm rất hiệu quả. Từ xa xưa, đây đã là vị thuốc được sử dụng nhiều trong điều trị các bệnh về răng miệng. Cách dùng tỏi để chữa chữa viêm lợi trùm ở trẻ như sau: 

Chuẩn bị một vài tép tỏi và một ít muối, giã nhuyễn tỏi cùng với muối và thoa hỗn hợp này lên vùng nướu bị viêm. Thực hiện 2 lần/ngày, duy trì trong khoảng vài ngày để thấy được hiệu quả rõ rệt.

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...
Xem thêm: Viêm lợi hôi miệng: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa an toàn, hiệu quả cao

Tỏi là vị thuốc điều trị viêm nướu hiệu quả

Tỏi là vị thuốc điều trị viêm nướu hiệu quả

Chữa viêm lợi cho trẻ bằng thuốc Tây y

Thông thường, các loại nước súc miệng sẽ là ưu tiên hàng đầu khi điều trị viêm lợi ở trẻ em. Bên cạnh các loại nước súc miệng tại nhà kể trên, bạn cũng có thể cho trẻ sử dụng các loại nước súc miệng có chứa thành phần kháng khuẩn như chlorhexidine, zinc gluconate, hexetidine, chlorine dioxide. Các hợp chất này sẽ giúp tăng cường hiệu quả làm sạch, loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn ra khỏi khoang miệng. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm lợi trở nên nghiêm trọng, không thể kiểm soát bằng các loại nước súc miệng, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc chữa viêm lợi cho bé như sau: 

  • Nhóm thuốc kháng sinh: Có tác dụng mạnh mẽ, tiêu diệt vi khuẩn ở nướu răng, đẩy lùi tình trạng viêm nhiễm một cách nhanh chóng. Các bác sĩ thường sẽ kết hợp giữa spiramycin (kháng sinh thuộc nhóm macrolid) và metronidazol (kháng sinh diệt vi khuẩn kỵ khí) để mang lại hiệu quả cao hơn. 
  • Nhóm thuốc kháng viêm: Bao gồm ibuprofen, meloxicam, diclophenac có tác dụng kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng sưng đỏ, đau nhức nướu răng. 
  • Nhóm giảm đau thông thường: Các loại thuốc có thành phần paracetamol thường được sử dụng để giảm các cơn đau do viêm lợi.
Thuốc giảm đau giúp loại bỏ các cơn đau do viêm lợi cho trẻ
Thuốc giảm đau giúp loại bỏ các cơn đau do viêm lợi cho trẻ

Chữa trị chuyên sâu tại cơ sở nha khoa   

Nếu phát hiện trẻ bị viêm lợi tốt nhất bố mẹ vẫn nên đưa con đến cơ sở nha khoa để thăm khám, đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh. Đồng thời, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc để thực hiện một trong các biện pháp sau: 

Lấy cao răng

Mảng bám và cao răng không được là sạch chính là nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm lợi cấp tính ở trẻ em. Khi đó, các bác sĩ sẽ thực hiện lấy cao răng để làm sạch hoàn toàn mảng bám, sau đó hướng dẫn trẻ cách vệ sinh răng miệng.

Ghép nướu

Đối với trường hợp mô nướu của bé bị tổn thương nghiêm trọng không thể phục hồi, các bác sĩ sẽ tiến hành ghép nướu. Đây là kỹ thuật lấy một mô nướu khỏe mạnh ở một phần khác để đắp vào mô nướu đã bị tổn thương. Phương pháp này chỉ áp dụng cho trường hợp nặng và cần được thực hiện tại các cơ sở nha khoa uy tín.

Trường hợp các mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng trẻ sẽ được ghép nướu
Trường hợp các mô nướu bị tổn thương nghiêm trọng trẻ sẽ được ghép nướu

Thực hiện tiểu phẫu

Trong một vài trường hợp, viêm nướu đã chuyển sang viêm nha chu, bác sĩ sẽ đề nghị là tiểu phẫu để làm sạch cao răng sâu bên trong túi nha chu. Tức là bóc tách phần lợi để loại bỏ cao răng ở bên dưới, nhằm tránh để bệnh lây lan và gây ra các biến chứng nguy hiểm khác.

Lưu ý khi điều trị viêm nướu ở trẻ 

Vì nướu và răng của trẻ nhỏ nhạy cảm hơn rất nhiều so với người lớn, để tránh các biến chứng về sau bố mẹ cần lưu ý: 

  • Đối với trường hợp viêm lợi ở trẻ em 2 tuổi hoặc viêm lợi ở trẻ em 1 tuổi cần tham khảo kỹ ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ biện pháp nào. 
  • Trường hợp cho bé sử dụng các loại thuốc, cần cho trẻ uống theo đúng liều lượng được bác sĩ chỉ định. 
  • Trong quá trình điều trị, cần chú trọng vệ sinh răng miệng cho bé. Đối với điều trị viêm lợi ở trẻ em 3 tuổi trở lên, bố mẹ nên hướng dẫn để trẻ tự làm vệ sinh răng miệng cho mình. 
  • Khi kết hợp các loại thuốc hoặc phương pháp với nhau cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện. 

Cách phòng tránh viêm lợi ở trẻ em

Để phòng ngừa viêm lợi cấp ở trẻ em, bố mẹ cần lưu ý thực hiện một số biện pháp đơn giản dưới đây: 

  • Tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng miệng hai lần mỗi ngày và buổi sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Bố mẹ nên cùng đánh răng với trẻ khích lệ bé thay vì bắt ép bé phải đánh răng mỗi ngày. 
  • Cho trẻ sử dụng chỉ nha khoa thay vì tăm để loại bỏ mảng bám sau khi ăn. 
  • Cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa thành phần fluor để góp phần giúp răng bé chắc khỏe hơn. 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, có kích thước phù hợp, thay bàn chải cho bé sau 3 – 4 tháng. 
  • Xây dựng cho trẻ chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế tối đa các món ăn vặt có chứa nhiều đường. Đặc biệt, hạn chế cho con ăn đồ ngọt vào ban đêm. 
  • Đưa trẻ đi khám răng định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để phát hiện sớm và xử lý kịp thời các vấn đề răng miệng.
     
Ba mẹ nên tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn từ sớm
Ba mẹ nên tập cho con thói quen vệ sinh răng miệng đều đặn từ sớm

Địa chỉ chữa viêm lợi ở trẻ uy tín

Tình trạng viêm lợi ở trẻ em nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp thì sẽ có thể hết sau một thời gian điều trị. Tuy nhiên, nếu như bệnh không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn nên đưa bé đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một số bệnh viện và phòng khám nha khoa uy tín mà ba mẹ có thể tham khảo:

  • Trung tâm Nha Khoa Trẻ em ViDental Kid Trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng Dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam – ViDental.
  • Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y, địa chỉ đặt tại số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
  • Bệnh viện Bạch Mai, khoa Răng Hàm Mặt có địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, địa chỉ đặt tại 263 – 265 Trần Hưng Đạo – Cô Giang – Quận 1 – TP Hồ Chí Minh.
  • Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP Hồ Chí Minh, có địa chỉ tại 201A Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TP Hồ Chí Minh.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm lợi ở trẻ em, nguyên nhân, biểu hiện, cách điều trị cũng như phòng tránh. Hy vọng những thông tin trên đã giúp ích cho quý vị độc giả khi tìm hiểu thông tin về bệnh lý rất thường gặp ở trẻ nhỏ này. 

Dành riêng cho bạn:

Cập nhật 10:22 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Top 16 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không phải ai cũng biết

Viêm lợi không phải là tình trạng bệnh hiếm gặp, bệnh cũng không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Viêm...

Viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Top 6 nhóm thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì không phải là không chữa...

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bé có thể gặp phải. Đa số trường hợp...

Viêm lợi trùm có mủ là gì? Điều trị như thế nào là tốt nhất?

Viêm lợi trùm có mủ là một trong những bệnh lý răng miệng phổ biến gặp phải ở nhiều người nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nếu không được điều...

Điểm Danh 7 Nước Súc Miệng Trị Viêm Lợi Tốt Nhất Cho Gia Đình

Trong một quy trình vệ sinh răng miệng, sử dụng nước súc miệng trị viêm lợi là một việc không thể thiếu. Việc làm này nhằm mục đích loại bỏ...

Viêm nướu răng sứ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để nhất

Viêm nướu răng sứ là hiện tượng vùng lợi có gắn răng sứ bị sưng tấy, phần mô mềm có thể bị chảy máu gây đau nhức. Nếu không được...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *