13 Cách Chữa Nổi Mề Đay Tại Nhà Bằng Dân Gian Hiệu Quả

12:35 AM , 14/12/2023

Chườm khăn lạnh, sử dụng gel nha đam, bột yến mạch, dùng thuốc không kê toa,… là một số cách chữa mề đay tại nhà được áp dụng khá phổ biến. Thực hiện các mẹo chữa này thường xuyên có thể giảm ngứa ngáy, cải thiện hiện tượng da đỏ viêm, phù nề, nóng rát và nổi sẩn ngứa. Bài viết dưới đây chúng tôi cung cấp cho bạn một số cách chữa nổi mề đay tại nhà mang lại hiệu quả cao.

chữa mề đay tại nhà
Có thể áp dụng một số cách chữa mề đay tại nhà đối với những trường hợp có mức độ nhẹ

Các trường hợp nên – không nên chữa mề đay tại nhà

Mề đay mẩn ngứa là tình trạng tổn thương da cấp – mãn tính có liên quan đến hoạt động phóng thích histamine (chất trung gian gây dị ứng). Bệnh thường gây nổi sẩn đỏ, viêm, phù nề, nóng rát và ngứa ngáy từ âm ỉ đến dữ dội.

Hầu hết các trường hợp nổi mề đay đều thuyên giảm nhanh sau 24 giờ và không để lại thâm sẹo. Tuy nhiên ở một số ít trường hợp, tổn thương da có thể kéo dài trong vài ngày hoặc vài tuần. Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe tổng thể nhưng triệu chứng ngứa ngáy do mề đay có thể gây khó chịu, bứt rứt, thiếu tập trung và khó ngủ.

Điều trị bệnh lý này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ của các triệu chứng. Bạn có thể áp dụng biện pháp chữa mề đay tại nhà trong những trường hợp sau:

  • Tổn thương da nhẹ và chỉ khởi phát khu trú ở những vùng da nhỏ
  • Mề đay lan tỏa rộng nhưng gây tổn thương nhẹ và ít ngứa
  • Mề đay mẩn ngứa chỉ gây tổn thương da và không đi kèm với các triệu chứng hô hấp, tiêu hóa, toàn thân

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng đồng thời cách chữa mề đay tại nhà với các phương pháp y tế để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ lạm dụng thuốc. Tuy nhiên trước khi áp dụng, nên tham vấn y khoa để giảm nguy cơ tương tác.

XEM NGAY: BỆNH MỀ ĐAY LÀ GÌ? CÓ THẬT SỰ NGUY HIỂM?
chữa mày đay tại nhà
Nếu mề đay đi kèm với triệu chứng khó thở, sưng cổ họng,… nên gọi cấp cứu để được xử lý kịp thời

Mẹo chữa mề đay tại nhà có độ an toàn cao và dễ thực hiện. Tuy nhiên bạn không nên áp dụng cách chữa này trong những trường hợp sau:

  • Nổi mề đay kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng như co thắt phế quản, khó thở, sưng lưỡi, sưng mí mắt,… Đây là các dấu hiệu của phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ). Trong trường hợp này, cần thăm khám và điều trị kịp thời để hạn chế các tình huống đáng tiếc.
  • Tổn thương da phù nề nặng, đỏ, nóng rát và có dấu hiệu bội nhiễm.
  • Người có làn da nhạy cảm và các đối tượng đặc biệt (trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai) nên cân nhắc trước khi áp dụng cách chữa mề đay tại nhà.

13 cách chữa nổi mề đay tại nhà hiệu quả nhất

Dưới đây là một số cách chữa mề đay ngay tại nhà đơn giản và dễ thực hiện:

1. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh

Một trong những sai lầm khiến mề đay tiến triển dai dẳng và tái phát nhiều lần là do không loại bỏ nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, liên tục tiếp xúc với các yếu tố dị ứng cũng có thể kích thích tổn thương da lan tỏa, gây ngứa ngáy và sưng đỏ nhiều – ngay cả khi can thiệp các biện pháp y tế.

Do đó để kiểm soát bệnh mề đay, bạn nên:

  • Xác định nguyên nhân gây nổi mề đay và loại trừ nguyên nhân này. Tuy nhiên ở một số trường hợp, mề đay có thể khởi phát mà không thể xác định được nguyên nhân cụ thể.
  • Nếu không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh, bạn nên loại trừ các yếu tố rủi ro như căng thẳng thần kinh, côn trùng, phấn hoa, hóa mỹ phẩm, ma sát, rối loạn nội tiết, yếu tố thời tiết, thuốc điều trị, thực phẩm dễ gây dị ứng (hải sản, đậu phộng, thịt bò,…), mủ thực vật, lông chó mèo,…

2. Tắm nước mát/ Chườm khăn lạnh

Tắm nước mát và chườm khăn lạnh là giải pháp tạm thời giúp giảm nhanh tổn thương da, cải thiện phù nề, sưng đau và nóng rát. Nhiệt độ lạnh có thể làm co mạch máu, hạn chế tính thấm mao mạch và giảm hình thành các tổn thương mới.

cách chữa bệnh mề đay tại nhà
Chườm mát lên vùng da tổn thương giúp giảm viêm, nóng rát và cải thiện triệu chứng ngứa ngáy

Ngoài ra, chườm khăn lạnh và tắm nước mát còn giúp làm sạch da, loại bỏ dị nguyên và cải thiện các triệu chứng lâm sàng. Nếu bị nổi mề đay khu trú, bạn có thể chườm và đắp khăn lạnh trong 15 – 20 phút. Trong trường hợp tổn thương khởi phát trên diện rộng, nên tắm nước mát để làm dịu da và giảm ngứa.

Tuy nhiên cần tránh áp dụng mẹo chữa này cho các trường hợp mề đay do uống nước lạnh hoặc do thời tiết chuyển lạnh đột ngột. Chườm lạnh và tắm nước mát đối với những trường hợp này có thể kích thích tổn thương lan rộng và ngứa ngáy dữ dội.

3. Giảm mề đay bằng lá chè xanh

Lá chè xanh có vị chát, hơi đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, giải độc và tiêu viêm. Với các tác dụng này, chè xanh thường được dùng để chữa các bệnh da liễu thường gặp như rôm sảy, hăm tã, mề đay mẩn ngứa, vảy nến và bệnh chàm.

Phân tích từ các nghiên cứu cũng cho thấy, thảo dược này chứa hàm lượng polyphenol, vitamin C và flavonoid dồi dào có khả năng giảm viêm, ngứa ngáy, cải thiện tình trạng đỏ da và thúc đẩy tốc độ phục hồi các tế bào tổn thương.

Hướng dẫn cách dùng lá chè xanh chữa mề đay tại nhà:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chè xanh tươi
  • Ngâm rửa với nước muối và để ráo
  • Đun sôi khoảng 2 – 3 lít nước, sau đó vò nhẹ lá chè và cho vào nồi
  • Đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp và đổ ra thau
  • Hòa thêm nước lạnh vào đến khi nước có nhiệt độ khoảng 40 – 45 độ C
  • Dùng nước chè xanh tắm rửa giúp làm sạch cơ thể và cải thiện các triệu chứng do mề đay gây ra
  • Áp dụng mẹo chữa này 1 lần/ ngày trong liên tục vài ngày để giảm nhanh mề đay mẩn ngứa

4. Chữa mề đay bằng bột yến mạch

Bột yến mạch là một trong những nguyên liệu thường được sử dụng để chữa mề đay. Nguyên liệu này chứa hàm lượng acid ferulic và avenanthramides dồi dào, có tác dụng chống oxy hóa, điều hòa hoạt động miễn dịch và chống dị ứng.

Bên cạnh đó, hàm lượng kẽm dồi dào trong yến mạch còn có tác dụng làm dịu vùng da tổn thương, giảm viêm và cải thiện mức độ ngứa ngáy. Mẹo chữa từ yến mạch thích hợp với những trường hợp mề đay gây ngứa ngáy và viêm đỏ nhiều.

cách trị bệnh mày đay tại nhà
Yến mạch chứa kẽm, acid ferulic và avenanthramides có tác dụng giảm viêm và chống ngứa

Cách dùng yến mạch chữa mề đay ngay tại nhà:

  • Trộn đều 2 thìa yến mạch với 1 lít nước ấm
  • Để trong khoảng 10 phút cho yến mạch nở hoàn toàn và nước nguội bớt
  • Sau đó vệ sinh vùng da cần điều trị và đem ngâm rửa với nước yến mạch
  • Bạn có thể dùng bột yến mạch chà nhẹ lên da để thành phần trong nguyên liệu thẩm thấu vào thượng bì và giảm nhanh cơn ngứa

5. Cách trị nổi mề đay bằng lá bạc hà

Bạc hà chứa hoạt chất Menthol – có tác dụng gây tê, làm mát, giảm ngứa và giảm đau tại chỗ. Ngoài ra, thảo dược này còn chứa nhiều khoáng chất và vitamin A giúp kháng khuẩn, giảm bài tiết dầu thừa và ngăn ngừa viêm nhiễm tại vùng da tổn thương.

Bên cạnh đó, bạc hà còn có đặc tính chống viêm, sát trùng và kháng khuẩn. Vì vậy, dùng thảo dược này chữa mề đay có thể giảm nhẹ tổn thương da và các triệu chứng cơ năng như ngứa, đau rát, phù nề, viêm đỏ,…

cách chữa bệnh mề đay tại nhà
Dùng lá bạc hà chữa mề đay giúp làm mát da, giảm nóng rát, ngứa ngáy và tiêu viêm

Hướng dẫn thực hiện mẹo chữa mề đay với lá bạc hà:

  • Rửa sạch 1 nắm lá bạc hà với nước muối
  • Sau đó vò xát nhẹ và cho vào nước tắm
  • Thực hiện 1 lần/ ngày trong khoảng 4 – 5 ngày

Hoặc có thể dùng trà bạc hà để giảm chứng mề đay do dị ứng thực phẩm và thời tiết. Ngoài tác dụng cải thiện tổn thương da, thảo dược này còn giúp giảm buồn nôn, ho, sổ mũi, đau cổ họng,…

TÌM HIỂU THÊM Nổi Mề Đay Kiêng Gì Để Giảm Ngứa Ngáy, Bệnh Nhanh Khỏi? TOP 20+ Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay

6. Mẹo chữa mề đay tại nhà với lá trầu không

Lá trầu không có đặc tính chống ngứa, tiêu viêm và sát trùng. Sử dụng thảo dược này chữa mề đay có thể cải thiện triệu chứng như da phù nề, viêm đỏ, nóng rát và ngứa ngáy. Bên cạnh đó, trầu không còn chứa hàm lượng tannin cao có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn và làm giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng da tổn thương.

Cách dùng lá trầu trị mề đay tại nhà:

  • Rửa sạch 5 – 7 lá trầu không tươi
  • Sau đó để ráo nước và vò xát nhẹ
  • Đun sôi 2 lít nước rồi cho lá trầu vào
  • Tắt bếp và hãm trong khoảng 10 phút
  • Cuối cùng đổ nước vào thau và hòa thêm nước lạnh
  • Dùng nước sắc từ lá trầu không tắm 1 lần/ ngày để làm giảm chứng mề đay mẩn ngứa

Lá trầu có tính nóng và vị cay nồng nên tránh dùng cho những trường hợp tổn thương da có vết xước và lở loét.

7. Sử dụng gel nha đam trị mề đay mẩn ngứa

Nha đam thường được nữ giới tận dụng để chăm sóc và nuôi dưỡng làn da. Với hàm lượng nước, axit amin, khoáng chất và vitamin dồi dào, thảo dược này có thể làm giảm một số vấn đề da liễu như da khô, bong tróc, nứt nẻ, da viêm đỏ, phù nề, ngứa và nóng rát.

Ngoài ra, chất nhầy và các hoạt chất chống oxy hóa trong nha đam còn giúp phục hồi các tế bào tổn thương, giảm mức độ kích ứng và khôi phục hàng rào bảo vệ da. Hơn nữa, thảo dược này tương đối lành tính, an toàn và có thể sử dụng cho cả vùng da mặt.

cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà
Sử dụng gel nha đam giúp dưỡng ẩm, làm dịu và cải thiện hiện tượng viêm ở vùng da tổn thương

Cách dùng nha đam chữa mề đay tại nhà:

  • Rửa sạch 1 lá nha đam tươi
  • Sau đó cắt bỏ lớp vỏ bên ngoài và rửa sạch phần mủ
  • Sử dụng lớp gel trong suốt thoa lên vùng da cần điều trị
  • Lưu lại trên da khoảng 15 phút và rửa lại với nước sạch

Khi thực hiện, nên chú ý làm sạch phần mủ của nha đam để hạn chế tình trạng kích ứng da.

8. Uống nhiều nước giúp giảm ngứa và viêm đỏ

Khi bị mề đay mẩn ngứa, bạn nên bổ sung đủ 2 – 2.5 lít nước/ ngày. Ngoài tác dụng cân bằng điện giải và thúc đẩy trao đổi chất, uống nhiều nước còn giúp dưỡng ẩm, làm dịu và và tăng sức đề kháng cho da.

Ngược lại, uống ít nước có thể khiến da khô, bong tróc và suy giảm hàng rào bảo vệ. Đây là điều kiện thuận lợi để các yếu tố dị ứng kích thích hệ miễn dịch phóng thích histamine vào trung bì và kích thích mề đay lan rộng.

Ngoài uống nước lọc, bạn có thể bổ sung nước ép từ trái cây và rau củ tươi để nuôi dưỡng làn da và cải thiện sức khỏe. Hàm lượng vitamin và khoáng chất dồi dào trong nước ép còn hỗ trợ giảm viêm, ngứa ngáy và điều hòa các hoạt động bất thường của hệ miễn dịch.

9. Thoa kem dưỡng ẩm thường xuyên

Kem dưỡng ẩm có tác dụng duy trì độ ẩm, giảm khô ráp, bong tróc và làm dịu vùng da kích ứng. Ngoài ra, sử dụng kem dưỡng đều đặn còn giúp phục hồi màng lipid và bảo vệ da trước các tác nhân gây hại.

Hiện nay, trên thị trường còn có một số sản phẩm dưỡng ẩm chứa các thành phần phục hồi và làm dịu da như Acid hyaluronic, Niacinamide, Panthenol, Vitamin E, Oats Extract,… Các sản phẩm này không chỉ có tác dụng dưỡng ẩm đơn thuần mà còn giúp phục hồi các mô tổn thương và làm dịu hiện tượng kích ứng.

10. Giảm nổi mề đay với chế độ ăn uống

Chế độ ăn uống có vai trò thúc đẩy hoạt động miễn dịch và tăng cường sức khỏe. Thực tế cho thấy, người có sức đề kháng tốt có thể kiểm soát mề đay trong một thời gian ngắn, tổn thương da chỉ khởi phát khu trú và ít khi để lại thâm sẹo.

Chính vì vậy ngoài các biện pháp điều trị thông thường, bạn nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để hỗ trợ làm giảm tổn thương da và cải thiện các triệu chứng cơ năng do mề đay gây ra.

Chế độ ăn uống giúp kiểm soát bệnh mề đay mẩn ngứa:

  • Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch như cam, dâu tây, yến mạch, gạo, cà chua, rau xanh, nấm,…
  • Nếu bị nổi mề đay do dị ứng thức ăn, nên uống nhiều nước và dùng các món ăn có kết cấu mềm, dễ tiêu hóa để giảm áp lực lên dạ dày và đường ruột.
  • Có thể dùng thực phẩm chứa acidophilus và probiotic như sữa chua, phô mai,… để cải thiện hệ tiêu hóa, tăng cường sức khỏe và nâng cao khả năng miễn dịch.
  • Hạn chế các loại đồ uống và thực phẩm tác động xấu đến sức khỏe và chức năng đề kháng như bia rượu, cà phê, thức ăn chứa nhiều gia vị, dầu mỡ và chất bảo quản.

11. Sử dụng thuốc không kê toa

Bạn có thể cân nhắc sử dụng các loại thuốc không kê toa nếu mề đay gây ngứa ngáy nhiều, ảnh hưởng đến hiệu suất học tập – làm việc và giấc ngủ. Hiện nay, thuốc không kê toa được sử dụng trong điều trị mề đay chủ yếu là thuốc kháng histamine H1.

cách chữa bệnh mề đay tại nhà
Có thể cân nhắc dùng thuốc không kê toa nếu tổn thương da gây ngứa nhiều

Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế chất trung gian histamine ở thụ thể H1, từ đó làm giảm hoạt động phóng thích histamine vào mao mạch ở lớp trung bì và cải thiện các triệu chứng trên da. Thuốc kháng histamine H1 tương đối an toàn, có thể dùng cho cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tuy nhiên trong thời gian sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như buồn ngủ, giảm thị lực, mất tập trung, khô miệng,…

Các loại thuốc không kê toa chỉ được khuyến cáo dùng tối đa trong 3 – 5 ngày. Nếu triệu chứng có xu hướng kéo dài, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn các biện pháp điều trị phù hợp.

12. Thay đổi một số thói quen xấu

Phần lớn các trường hợp nổi mề đay đều thuyên giảm chỉ sau vài giờ. Tuy nhiên, tổn thương da có thể lan tỏa rộng và tiến triển dai dẳng do một số thói quen xấu. Do đó để hỗ trợ làm giảm mề đay mẩn ngứa, bạn nên thay đổi một số thói quen sau:

cách trị bệnh nổi mề đay tại nhà
Gãi cào và chà xát mạnh lên da có thể khiến mề đay lan rộng, sưng viêm và phù nề nghiêm trọng
  • Không nên chà xát và gãi cào mạnh lên da. Tác động cơ học có thể kích thích hoạt động phóng thích histamine và làm nghiêm trọng các triệu chứng trên da.
  • Thức khuya và ngủ không đủ giấc có thể khiến sức khỏe suy giảm, nội tiết tố mất ổn định và kích thích mề đay mẩn ngứa lan tỏa rộng. Do đó, bạn nên ngủ trước 23 giờ và đảm bảo giấc ngủ kéo dài ít nhất 6 giờ đồng hồ.
  • Căng thẳng thần kinh là một trong những nguyên nhân gây nổi mề đay. Nếu hệ thần kinh bị căng thẳng kéo dài, tổn thương da có thể phát triển dai dẳng và chuyển sang giai đoạn mãn tính (hơn 6 tuần).
  • Tránh hút thuốc lá trong thời gian điều trị. Ngoài tác hại lên hệ hô hấp, nicotine, chì, hắc ín và asen trong khói thuốc còn gây suy giảm sức đề kháng, kích thích hoạt động bất thường của hệ miễn dịch và khiến tổn thương da chậm lành.

Thực tế chữa mề đay tại nhà bằng các cách kể trên có thể giúp cải thiện triệu chứng nhưng hầu như không có tác dụng điều trị triệt để bệnh. Có 70-90% người bệnh mề đay tái phát sau điều trị tại nhà chưa đúng cách. Thông thường tái phát mề đay lần sau sẽ nặng hơn lần trước và khó điều trị hơn. Vì vậy, để điều trị bệnh triệt để, ngăn tái phát người bệnh cần có phương pháp bài bản, được nghiên cứu kỹ lưỡng, xử lý mề đay mẩn ngứa từ gốc, ngăn tái phát.

Một số lưu ý khi trị mề đay tại nhà

Mề đay là vấn đề da liễu phổ biến và có thể khởi phát ở mọi lứa tuổi. Thông thường, bệnh có xu hướng thuyên giảm nhanh sau khi được chăm sóc và điều trị tại nhà.

cách chữa bệnh mề đay tại nhà
Tìm gặp bác sĩ nếu triệu chứng kéo dài hơn 3 – 5 ngày hoặc đi kèm với các biểu hiện bất thường

Tuy nhiên để hạn chế rủi ro phát sinh, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Tuyệt đối không áp dụng mẹo chữa tại nhà đối với các trường hợp mề đay đi kèm với các triệu chứng nặng nề sưng cổ họng, khó thở, sưng mí mắt, hen suyễn,… Khi gặp phải tình trạng này, nên gọi cấp cứu để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
  • Trong trường hợp mề đay có bội nhiễm, nên tìm gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể và sử dụng loại thuốc phù hợp. Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng bội nhiễm có thể dẫn đến các biến chứng nặng nề nếu không kịp thời khắc phục.
  • Nếu mề đay mẩn ngứa không thuyên giảm sau 3 ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chỉ định các phương pháp y tế.
  • Mề đay mãn tính (kéo dài hơn 6 tuần) có thể là hệ quả do một số bệnh lý tiềm ẩn như nhiễm vi khuẩn H. pylori, giun sán, các vấn đề về gan, mật,… Nếu nghi ngờ mắc các bệnh lý này, bạn nên thăm khám tổng quát để kịp thời phát hiện và điều trị trong thời gian sớm nhất.
  • Có thể kết hợp mẹo chữa mề đay tại nhà với các biện pháp y tế để hỗ trợ quá trình điều trị, cải thiện tổn thương da và rút ngắn thời gian sử dụng thuốc.

Các cách chữa mề đay tại nhà có thể cải thiện cơn ngứa, giảm nóng rát, phù nề, viêm đỏ và sẩn ngứa trên da. Tuy nhiên các mẹo chữa này chỉ thích hợp với những trường hợp mề đay nhẹ. Nếu triệu chứng kéo dài hoặc đi kèm với các biểu hiện nặng nề, nên chủ động tìm gặp bác sĩ để được thăm khám và tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Cập nhật 4:50 PM , 16/03/2024

Tin liên quan

Nổi Mề Đay Khắp Người: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Trị

Mề đay khắp người không chỉ gây khó chịu và ngứa ngáy, mà còn có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ và sức khỏe tổng quát của người mắc Nếu...

Nổi Mẩn Ngứa Khắp Người Do Đâu? Bao Lâu Thì Khỏi?

Nổi mẩn ngứa khắp người không chỉ thể hiện những dấu hiệu bất thường trên da mà còn có nguy cơ ảnh hưởng bên trong cơ thể. Khi gặp tình...

Mẩn Ngứa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Nổi mẩn ngứa xảy ra thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do vậy, việc hiểu...

Nổi Mề Đay Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu và Cách Điều Trị

Nổi mề đay là tình trạng xuất hiện các sẩn phù với một vầng đỏ bao xung quanh, rất ngứa và thường có liên quan đến việc da tiếp xúc...

[ĐỌC NGAY] Phát Ban Đỏ Không Sốt Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh phát ban đỏ không sốt mặc dù không nguy hiểm, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo đối phó đúng cách. Bài viết cung...

Nổi mề đay có cần kiêng gió không? Cần lưu ý gì khi điều trị

Theo dân gian cho rằng, khi bị nổi mề đay cần tránh gió và không nên nằm quạt. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *