Nổi Mề Đay Sau Sinh: Dấu Hiệu, Cách Chữa Hiệu Quả Nhất

9:25 AM , 23/01/2024

Dù sinh thường hay sinh mổ thì phụ nữ cũng có nguy cơ cao bị nổi mề đay. Tình trạng này kéo dài gây mệt mỏi, khó chịu, sức khỏe suy yếu và ảnh hưởng đến cả sức khỏe em bé. Trong bài viết sau đây chuyên gia của chúng tôi sẽ thông tin chi tiết đến bạn đọc nguyên nhân, cách chữa trị, phòng tránh nổi mề đay sau sinh.

Nổi mề đay sau sinh là gì?

Nổi mề đay sau sinh, còn được gọi là “mề đay sau sinh” hoặc “nổi mề đay sau sinh” là một tình trạng nổi mề đay trên da xuất hiện sau khi phụ nữ mang thai và sinh nở. Mề đay là một loại phát ban ngứa, thường gặp trong các vùng da đối diện với ánh sáng mặt trời, và nó có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Trong trường hợp mề đay sau sinh, tình trạng này thường xuất hiện ở vùng bụng dưới, cơ sở của bụng, và đôi khi ở đùi và mông. Nó thường xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi phụ nữ sinh nở và có thể kéo dài trong một khoảng thời gian ngắn hoặc dài hạn.

Nổi mề đay sau sinh bị ở đối tượng sinh mổ và sinh thường
Nổi mề đay sau sinh bị ở đối tượng sinh mổ và sinh thường

Triệu chứng bị nổi mề đay sau sinh

Tránh nhầm lẫn với bệnh ngoài da khác, người bệnh cần nhận biết dấu hiệu nổi đay sau sinh như:

  • Xuất hiện đốm vùng da bị sưng tấy ở nhiều vị trí trên cơ thể như mặt, môi, bụng, ngực, …
  • Kích thước của đốm này hình dạng không đồng đều, phù nề, ranh giới rõ ràng, dễ dàng phân biệt với vùng da xung quanh
  • Người bệnh cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, kèm theo nóng rát và đau
  • Cơ thể mệt mỏi, xuất hiện tình trạng môi, mí, mắt, thậm chí bộ phận sinh dục,…
  • Nhiều trường hợp mẹ bỉm sữa sốt, đau đầu, rối loạn đường tiêu hóa, khó thở, tụt huyết áp, phù thanh quản,…
  • Người bệnh cần nhận biết dấu hiệu của bệnh, thăm khám và điều trị bệnh dứt điểm nhanh chóng.

Người bệnh nhận biết dấu hiệu của bệnh, để thăm khám và điều trị bệnh nhanh khỏi.

Tìm hiểu thêm: Bị nổi mề đay khắp người có nguy hiểm không, điều trị thế nào?

Nguyên nhân gây nên bệnh

Như đã đề cập ở trên, phụ nữ sau sinh có tỷ lệ mắc nổi mề đay cao do nội tiết tố thay đổi đột ngột, hệ miễn dịch suy giảm. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân này, bệnh còn bị hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, khiến tỷ lệ mắc mề đay cao, bệnh thường xảy ra vào giai đoạn chuyển mùa.
  • Tác nhân dị ứng: Người bệnh gặp các tác nhân dị ứng như lông thú, phấn hoa, mạt bụi, chất độc hại,…
  • Tác dụng thuốc: Nổi mề đay sau sinh do tác dụng thuốc mê và gây tê trong quá trình sinh nở.
  • Tâm lý: Sau sinh nhiều chị em phụ nữ ảnh hưởng tâm lý bất ổn, căng thẳng, hệ miễn dịch suy giảm tăng nguy cơ mắc bệnh mề đay.
  • Vệ sinh kém: Sau khi sinh nở, cơ thể đổ mồ hôi. Lúc này, phụ nữ kiêng tắm có thể gây bít tắc lỗ chân lông, từ đó gây nổi mề đay.
  • Chế độ ăn: Mẹ bỉm sữa sau khi sinh cần phải kiêng khem nhiều, chế độ ăn không khoa học, thiếu chất, sức đề kháng kém dẫn đến nguy có mắc mề đay cao.
Nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh
Nhiều nguyên nhân dẫn đến nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh

Cách điều trị nổi đau sau sinh phổ biến hiện nay

Một số phương pháp điều trị nổi mề đay sau sinh phổ biến như:

Thuốc điều trị nổi mề đay

Một số loại thuốc được sử dụng cho phụ nữ sau sinh:

  • Thuốc kháng Histamine: Người bệnh sử dụng thuốc như: Fexofenadine, Loratadine, Desloratadine,…
  • Thuốc bôi giảm ngứa chứa Menthol: Menthol trong thuốc có tác dụng làm mát, dịu vết sưng đỏ, giảm tình trạng mẩn ngứa do nổi mề đay đáng kể.
  • Sử dụng thuốc bôi Corticoid: Thuốc chứa thành phần kháng viêm và sử dụng trường hợp bị nhiễm khuẩn, nhiễm trùng,… 
Tìm hiểu thêm: Top 11 loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhanh, lành tính
Sử dụng thuốc Tây y
Sử dụng thuốc Tây y

Các mẹo chữa tại nhà

Ngoài sử dụng thuốc, đối với trường hợp bệnh nhẹ mới khởi phát, người bệnh tham khảo biện pháp chăm sóc dưới đây:

  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Để giúp phục hồi vùng da bị tổn thương do mề đay, người bệnh sử dụng kem dưỡng chứa thành phần như Niacinamide, Vitamin E,… 
  • Uống trà thảo mộc: Sử dụng trà thảo mộc từ bạch hà, cam thảo, nha đam có giúp giải độc, thanh lọc cơ thể, cải thiện các triệu chứng bệnh nổi mề đay hiệu quả. 
Uống trà thảo mộc giúp thanh nhiệt giải độc
Uống trà thảo mộc giúp thanh nhiệt giải độc
  • Chườm nóng với bài thuốc dân gian. Người bệnh sử dụng nguyên liệu tự nhiên như lá khế, đinh lăng, sao vàng chườm nóng vùng da bị tổn thương giúp giảm ngứa và điều trị bệnh mề đay hiệu quả.
  • Sử dụng lá tía tô: Trong tía tô có nhiều vitamin, hợp chất kháng viêm, chống oxy giúp kháng khuẩn, giảm triệu chứng bệnh mề đay. Người bệnh sử dụng lá tía tô nấu nước tắm điều trị bệnh mề đay toàn thân. 
  • Mướp đắng: Bạn sử dụng mướp đắng xay nhuyễn đắp lên vùng da bị tổn thương, hoặc sử dụng mướp đắng tắm điều trị mề đay toàn thân. Mướp đắng không chỉ là thực phẩm được sử dụng trong bữa ăn còn dùng bài thuốc chữa nổi mề đay và bệnh ngoài da như chàm, viêm da cơ địa.
Tìm hiểu thêm: 10 cách trị nổi mề đay tại nhà theo dân gian hiệu quả nhất

Các biện pháp phòng ngừa 

Nổi mề đay sau sinh là bệnh không nguy hiểm tính mạng, nhưng triệu chứng bệnh gây khó chịu, ngứa ngáy ảnh hưởng đến mẹ và bé. Do đó, bạn nên lưu ý biện pháp phòng ngừa sau đây:

  • Mặc quần áo thông thoáng, rộng rãi, tránh sử dụng chất liệu khó thấm hút mồ hồi
  • Giữ cơ thể thoải mái, tránh căng thẳng stress
  • Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch
  • Tránh hoạt động nặng nhọc sau sinh
  • Tránh thực phẩm gây dị ứng như hải sản, thực phẩm nhiều đạm, đồ ăn nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế gãi, chà xát hây xây xước lở loét, nhiễm trùng da
  • Giữ gìn không gian sống sạch sẽ, loại bỏ dị nguyên dị ứng như nấm, phấn hoa, lông thú,…
  • Thay đổi quan niệm sai lầm như kiêng nước, kiêng tắm, gội đầu,…
  • Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá trực tiếp hoặc gián tiếp.
  • Khi có dấu hiệu của bệnh cần đi thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.
  • Tuyệt đối không lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng theo đơn kê của bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: 

Câu hỏi thường gặp 

Theo các bác sĩ da liễu, căn bệnh này không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, không điều trị kịp thời, bệnh trở thành mãn tính khó điều trị và cần điều trị lâu dài.

Bên cạnh đó, triệu chứng của bệnh khiến người bệnh ngứa da, khó chịu, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, stress. Không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày mà còn ảnh hưởng đến nguồn sữa, sự phát triển của bé.

Nổi mề đay ở phụ nữ sau sinh có thể khỏi sau vài giờ. Trường hợp, bệnh mề đay cấp tính, người bệnh điều trị đúng cách bệnh chấm dứt trong 6 tuần. Trường hợp bệnh mãn tính kéo dài và điều trị trên 6 tuần.

Như vậy, nổi mề đay sau sinh không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, mà còn gây hệ lụy đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Khi có dấu hiệu của bệnh, chị em cần đi thăm khám và lựa chọn biện pháp điều trị phù hợp. Bên cạnh đó cần biện pháp phòng và tránh bệnh tại phát.

Những thực phẩm mẹ bỉm sữa nên ăn khi bị mề đay như:

  • Người bệnh bổ sung nhiều thực phẩm Omega 3 như dầu đậu lành, cá hồi, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó,...
  • Thực phẩm chứa nhiều vitamin A, vitamin C như cam bưởi, cà rốt, khoang lang, bí ngô,... giúp hỗ trợ điều trị bệnh, phục hồi làn da.
  • Bổ sung nhiều rau xanh giúp tiêu hóa, thanh nhiệt giải độc, ngăn ngừa tác nhân gây bệnh mề đay.
  • Bổ sung đủ lượng nước cho cơ thể (tối thiểu 1,5 lít nước/ngày). Sử dụng nước ép trái cây chứa nhiều vitamin tăng sức đề kháng.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá gì? 10 loại lá phù hợp nhất

Cập nhật 9:58 AM , 23/01/2024

Tin liên quan

[THAM KHẢO] Thuốc Trị Mẩn Ngứa Tốt Nhất Hiện Nay

Nổi mề đay mẩn ngứa là căn bệnh da liễu thường xuyên gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và đau rát cho người bệnh. Trên thị trường hiện nay,...

Làm Thế Nào Để Chữa Mẩn Ngứa Khắp Người Hiệu Quả?

Câu hỏi phổ biến là làm thế nào để chữa trị mẩn ngứa khắp người hiệu quả và an toàn nhất? Hãy theo dõi bài viết này để tìm hiểu...

Phong Ngứa Là Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Bệnh phong ngứa là một bệnh lý ngoại da phổ biến có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Vì vậy, bạn cần tự trang bị đầy đủ kiến thức...

Top 11 loại thuốc trị nổi mề đay hiệu quả nhanh, lành tính

Trong việc điều trị nổi mề đay, thuốc chữa trị thường được sử dụng để giảm các triệu chứng khó chịu trên da như ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, sưng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *