Tình trạng bà bầu bị viêm nha chu không hiếm gặp. Nó khiến cho mẹ bầu bị đau nhức, khó chịu, thậm chí có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Vậy khi bị viêm nha chu, phụ nữ mang thai phải làm thế nào?
Nguyên nhân viêm nha chu ở bà bầu
Viêm nha chu có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó bà bầu cũng không ngoại lệ. Theo số liệu thống kê thì cứ 10 người phụ nữ thì sẽ có 4 người bị viêm nha chu ở giai đoạn thai kỳ. Có nhiều nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm nha chu, trong đó chủ yếu do:
- Thay đổi nội tiết tố ở mẹ bầu: Khi mang thai lượng Estrogen và Progesterone trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị tăng lên rõ rệt. Sự thay đổi này sẽ làm kích thích phản ứng viêm. Cho nên, dù bạn có vệ sinh răng miệng rất tốt thì nguy cơ bị viêm nha chu vẫn xảy ra.
- Nhu cầu ăn uống thay đổi: Giai đoạn mang thai có khoảng 60% phụ nữ thay đổi khẩu vị ăn uống. Khi đó, đồ ngọt, đồ chua luôn được ưu tiên hàng đầu. Khi bạn ăn liên tục, lượng thức ăn nạp vào khoang miệng nhiều hơn so với bình thường sẽ khiến khoang miệng chịu áp lực lớn, dẫn đến viêm nhiễm.
- Ốm nghén dẫn đến viêm nha chu: Nghe có vẻ vô lý nhưng đây thực sự là nguyên nhân dẫn đến viêm nha chu ở bà bầu. Theo đó, trong giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường có triệu chứng ợ chua, nôn. Khi các chất dịch từ trong dạ dày đi qua đường miệng sẽ khiến mô mềm trong khoang miệng bị tác động dẫn đến viêm nhiễm.
- Bà bầu bị viêm nha chu do chưa vệ sinh răng miệng đúng cách: Quá trình mang thai khiến cơ thể nặng nề, mệt mỏi từ đó khiến mẹ bầu “lười” trong việc chăm sóc răng miệng. Đây là nguyên nhân khiến các mảng bám trên răng được hình thành gây sâu răng, sưng nướu, viêm nha chu.
Xem thêm: 11 loại thuốc trị viêm nha chu phổ biến hiện nay cần bỏ túi ngay
Triệu chứng viêm nha chu thường gặp ở bà bầu
Khi bà bầu bị viêm nha chu có rất nhiều biểu hiện để bạn có thể nhận biết. Dưới đây là những triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh viêm nha chu.
- Nướu sẽ bị sưng đỏ, mềm, dễ chảy máu khi có tác động.
- Nướu không còn là màu hồng san hồ mà thay vào đó là đỏ thẫm, tím thẫm.
- Ở giữa răng mà nướu cảm thấy đau nhức, có mủ chảy ra, thậm chí nướu răng bị tụt hẳn vào phía chân răng.
- Răng bị lung lay, miệng có mùi hôi dai dẳng.
Khi có những triệu chứng này thì mẹ bầu không nên chủ quan. Hãy áp dụng những biện pháp phù hợp để loại bỏ tình trạng này càng sớm càng tốt.
Viêm nha chu ở mẹ bầu có nguy hiểm không?
Rất nhiều người coi nhẹ chứng viêm nha chu. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu tình trạng này ở bà bầu kéo dài nó không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng mà còn rất nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi.
- Tăng nguy cơ tiền sản giật: Theo các bác sĩ, một trong những yếu tố dễ gây tiền sản giật nhất đó chính là viêm nha chu. Tiền sản giật vô cùng nguy hiểm, nó có thể gây phù não, suy thận cấp, vỡ gan, suy tim, rối loạn đông máu. Thậm chí, nó cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi như làm chết thai, lưu thai, sinh non.
- Bà bầu bị viêm nha chu có thể dẫn đến sinh non: Khi bị viêm nha chu, vi khuẩn có thể từ vị trí nhiễm trùng ở khoang miệng xâm nhập vào khoang ối gây sinh non. Nguy cơ này có thể xảy ra ở tuần thứ 37 của thai kỳ. Sinh non có thể là nguyên nhân gây tử vong, bệnh bẩm sinh ở trẻ nhỏ.
- Nguy cơ mất răng khi bị viêm nha chu: Một biến chứng khôn lường khi bị viêm nha chu nữa đó là nguy cơ mất răng. Khi viêm nhiễm ở mức độ nặng, vi khuẩn sẽ phá hủy toàn bộ hệ thống nha chu khiến răng bị gãy rụng. Từ đó, nó ảnh hưởng đến quá trình nhai hàng ngày, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và cuộc sống.
- Tăng nguy cơ bệnh lý: Viêm nha chu là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý khác như tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch,… Đây đều là những bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng nên mẹ bầu cần hết sức lưu ý.
- Nguy cơ sảy thai: Biến chứng nguy hiểm nhất khi bà bầu bị viêm nha chu đó chính là sảy thai. Theo một vài nghiên cứu thì sự xuất hiện của viêm nha chu có thể dẫn đến hiện tượng sinh non, lưu thai, thậm chí là sảy thai.
Xem thêm: Bị bệnh viêm nha chu nên ăn gì và tránh ăn gì là tốt cho sức khỏe
Điều trị viêm nha chu ở phụ nữ mang thai như thế nào?
Khi bị viêm nha chu nếu không điều trị đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống của mẹ bầu. Cho nên, bạn cần lựa chọn phương pháp phù hợp để loại bỏ tình trạng này, giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Trị viêm nha chu ở mẹ bầu bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có nhiều cách giúp mẹ bầu loại bỏ tình trạng viêm nha chu hiệu quả, chẳng hạn như súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Ngoài ra, gừng tươi, trà xanh cũng là một trong những cách hữu hiệu để có sức khỏe răng miệng thật tốt.
Sử dụng gừng tươi chữa viêm nha chu
Gừng tươi vốn là gia vị quen thuộc không thể thiếu trong căn bếp của mỗi người Việt. Tuy nhiên, với khả năng kháng khuẩn cao, ít người biết rằng, gừng tươi còn có tác dụng chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có viêm nha chu.
Chuẩn bị: Gừng tươi (1 củ), muối hạt (một nhúm nhỏ).
Thực hiện:
- Gừng tươi bạn tiến hành cạo vỏ, rửa sạch, thái lát mỏng.
- Cho gừng vào nồi, thêm 500ml nước sạch, thêm vài hạt muối hạt.
- Bật bếp đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp.
- Dùng nước gừng tươi uống mỗi ngày (bạn có thể thêm ít mật ong cho dễ uống).
Công dụng: Vị cay, tính ấm và khả năng kháng khuẩn của gừng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn từ đó giảm tình trạng viêm nha chu và cho hơi thở thơm tho.
Bà bầu bị viêm nha chu chữa bằng trà xanh
Ngoài việc sử dụng gừng tươi thì lá trà xanh cũng là biện pháp tốt trong điều trị viêm nha chu ở bà bầu. Với công thức đơn giản, chắc chắn sẽ giúp bạn sớm loại bỏ tình trạng này.
Chuẩn bị: Búp trà xanh tươi (1 nắm), muối hạt.
Thực hiện:
- Lá trà xanh mang về rửa sạch, ngâm với nước muối loãng để loại bỏ hết bụi bẩn, tạp chất.
- Cho lá trà xanh vào nồi, thêm khoảng 500ml nước, thêm muối hạt.
- Bật bếp đun sôi, sau khoảng 5 phút thì tắt bếp.
- Sử dụng nước lá trà xanh uống hàng ngày.
Công dụng: Lá trà xanh có khả năng giảm viêm, kháng khuẩn hiệu quả từ đó có thể loại bỏ tình trạng viêm nha chu. Đặc biệt, lá trà xanh an toàn với mẹ bầu nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng.
Áp dụng Tây y trị viêm nha chu ở bà bầu
Cũng có nhiều mẹ bầu tin tưởng vào các bác sĩ nha khoa, tin tưởng vào các biện pháp Tây y. Tùy vào mức độ nặng nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ áp dụng cách điều trị khác nhau.
Với người bị viêm nha chu nhẹ
Nếu áp dụng những biện pháp dân gian hoặc Đông y không mang lại hiệu quả bạn có thể đến nha sĩ để được tư vấn. Với người bị bệnh ở mức độ nhẹ thì phương pháp điều trị sẽ là lấy cao răng, làm sạch khoang miệng để giảm tình trạng đau nhức, khó chịu.
Với người bị mức độ nặng
Tuy nhiên, với người bị bệnh nặng thì có thể áp dụng biện pháp mạnh hơn để tác động từ sâu bên trọng. Theo đó, tùy vào từng mức độ mà bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị khác nhau.
- Trường hợp nha chu có mủ thì phương pháp tốt nhất là tiến hành xử lý ổ mủ. Tuy nhiên, biện pháp này có thể gây mất nhiều máu nên bạn cũng cần cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện.
- Nếu tình trạng răng đã lung lay, viêm nhiễm ở những vị trí xung quanh thì biện pháp trước mắt sẽ là khôi phục chức năng nhai cho người bệnh.
- Nếu tình trạng viêm nha chu gây đau nhức khó chịu dẫn đến không ăn uống được, giảm cân, thiếu dinh dưỡng thì bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau, giảm triệu chứng. Một số loại thuốc được áp dụng có thể là Amoxicillin, Clindamycin, Ampicillin, Erythromycin, Penicillin, Nitrofurantoin,… Tuy nhiên, các thuốc kháng sinh có thể gây tác dụng phụ nguy hiểm đến thai nhi nên mẹ bầu chỉ được dùng khi được sự cho phép của bác sĩ.
Xem thêm: Chữa viêm nha chu ở đâu tốt? Top 6 địa chỉ uy tín
Biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh viêm nha chu ở bà bầu
Viêm nha chu là bệnh thường gặp nhưng chúng ta hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách thay đổi thói quen sinh hoạt. Cho nên, để ngăn ngừa tình trạng bệnh, mẹ bầu có thể thực hiện một số điều sau:
- Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho mẹ bầu cơ thể luôn được khỏe mạnh, đề kháng được tăng cao, loại bỏ nguy cơ vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh. Tốt nhất mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, sữa…
- Mẹ bầu không nên ăn thực phẩm chứa dầu mỡ, chất béo hoặc đồ ngọt vì chúng gây khó tiêu. Hơn nữa, vấn đề vệ sinh răng miệng cũng sẽ gặp khó khăn và dẫn đến nguy cơ bị bệnh về răng miệng.
- Duy trì thói quen đánh răng hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, đánh răng chưa phải là biện pháp làm sạch hoàn toàn mảng bám trên răng, cho nên, bạn có thể dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch khoang miệng.
- Mẹ bầu cũng nên thường xuyên tập thể dục hàng ngày để tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa nguy cơ gây bệnh. Một số bài tập thể dục phù hợp với mẹ bầu như đi bộ, bơi lội, yoga…
- Khám thai định kỳ và chăm sóc sức khỏe răng miệng thường xuyên cũng là biện pháp ngăn ngừa, phòng tránh viêm nha chu hiệu quả ở mẹ bầu. Việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên sẽ giúp sớm phát hiện những vấn đề ở khoang miệng từ đó có biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích khi bà bầu bị viêm nha chu. Có thể thấy, dù là nguyên nhân gì và phương pháp điều trị ra sao thì bà bầu cũng cần lưu ý một điều rằng, vệ sinh răng miệng đúng cách, thăm khám sức khỏe định kỳ và điều trị bệnh sớm sẽ giúp loại bỏ tình trạng bệnh một cách hiệu quả nhất.