Bé bị viêm nha chu là hiện tượng không hiếm gặp, thậm chí những bé khi ở độ tuổi răng sữa cũng có thể mắc. Đây không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị sớm thì sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Cho nên, ngay từ khi có dấu hiệu, ba mẹ cần sớm tìm cách khắc phục.
Viêm nha chu ở trẻ em là gì?
Nha chu là các tổ chức xung quanh răng như lợi, nướu, ổ xương, dây chằng được liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành cấu trúc nâng đỡ, cố định răng trên xương hàm. Khi răng chắc khỏe, lợi sẽ có màu hồng đỏ. Tuy nhiên, nếu nha chu bị viêm thì các tổ chức xung quanh sẽ tổn thương, răng yếu, lợi sưng…
Viêm nha chu thường gặp ở người lớn tuổi (trên 35 tuổi trở lên), đặc biệt là bà bầu. Tuy nhiên, cũng không ít người ở độ tuổi khác cũng có thể gặp phải tình trạng này, trong đó có trẻ em. Bé bị viêm nha chu thường gặp nhất ở những trẻ em có độ tuổi rụng răng sữa.
Viêm nha chu ở trẻ em là tình trạng các mô xung quanh răng bị viêm nhiễm, nó có thể lan rộng ra các tổ chức xung quanh. Nhiều người nghĩ đây là hiện tượng thường gặp và không cần điều trị, không cân quan tâm. Tuy nhiên, ít người biết rằng tình trạng viêm nha chu ở trẻ nếu không được điều trị sớm và đúng cách có thể gây nguy hiểm. Cho nên, ngay từ khi bé có hiện tượng đau nhức, lợi sưng, chảy máu thì ba mẹ cần tìm biện pháp xử lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, viêm nha chu ở người lớn hay trẻ nhỏ đều xuất phát từ vi khuẩn. Khi vi khuẩn xâm nhập, trú ngụ trong khoang miệng trong thời gian dài sẽ gây viêm nhiễm, sưng tấy, đau nhức. Đặc biệt, trẻ nhỏ rất thích ăn kẹo, đồ ngọt nhiều đường, trong khi đó, khả năng vệ sinh răng miệng của trẻ cũng chưa được đảm bảo sạch sẽ. Cho nên, các mảng bám sẽ dần hình thành trên răng tạo thành cao răng.
Một nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ bị viêm nha chu đó chính là di truyền. Báo cáo của Tổ chức Nha khoa thế giới cho biết, có tới 30% nguy cơ bị viêm nha chu xuất phát từ yếu tố di truyền. Nếu bố mẹ có men răng yếu, cấu trúc răng không đều sẽ gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Khi đó, khả năng bị viêm nha chu sẽ rất cao. Vậy nên khi họ sinh con thì con cái cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.
Xem thêm: 11 loại thuốc trị viêm nha chu phổ biến hiện nay cần bỏ túi ngay
Bé bị viêm nha chu có biểu hiện gì?
Có rất nhiều biểu hiện khác nhau khi trẻ bị viêm nha chu. Dưới đây là những triệu chứng thường gặp nhất khi nha chu của bé có vấn đề.
- Bé sẽ gặp hiện tượng nướu lợi sưng tấy, có màu đỏ thẫm.
- Những trẻ bị viêm nha chu sẽ thường bị chảy máu chân răng, nhất là khi đánh răng hoặc khi ăn đồ cứng.
- Cảm giác đau nhức ở phần lợi làm bé mệt mỏi, uể oải, chán ăn.
- Nếu bị viêm nha chu ở mức độ nặng thì bé còn có thể gặp hiện tượng như: Nướu bị tụt khiến chân răng bị lộ ra, ở phần giữa răng và lợi có túi mủ, khoảng cách giữa các răng ngày càng thưa, răng bé bị lung lay, thậm chí có thể mất răng.
Các triệu chứng này đều khiến bé cảm thấy đau nhức, khó chịu, mệt mỏi. Cho nên, ba mẹ cần quan sát thái độ của con để sớm nhất biết tình trạng bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời.
Bé bị viêm nha chu có nguy hiểm không?
Viêm nha chu ở trẻ nhỏ không phải là bệnh lý nguy hiểm, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị sớm rất có thể nó sẽ gây ra những biến chứng khôn lường. Dưới đây là một vài những hiện tượng bé có thể gặp phải khi bị viêm nha chu.
Nguy cơ bị mất răng
Khi nha chu bị viêm, các tổ chức xung quanh răng cũng sẽ bị tổn thương, chúng sẽ không có khả năng nâng đỡ răng như bình thường. Đặc biệt, nếu tình trạng nghiêm trọng đến mức hình thành túi mủ dọc các sợi neo khỏe mạnh thì sẽ khiến sợi neo cũng như xương hàm bị phá vỡ. Dần dẫn, kết cấu này sẽ trở nên lỏng lẻo, răng bị lung lay, thậm chí nguy cơ bị mất răng rất cao.
Ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sau này của trẻ
Nếu bé bị viêm nha chu ở giai đoạn mọc răng sữa thì cha mẹ cần phải hết sức chú ý. Tình trạng này kéo dài không được điều trị kịp thời rất có thể sẽ làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng sau này của bé.
Hoặc cũng có những trường hợp, khi răng sữa mất sớm do viêm nha chu thì các răng vĩnh viễn sẽ bị lệch hướng. Cho dù có mọc lên thì răng cũng sẽ bị mọc lệch, sai khớp cắn, răng của bé mọc lên không đều, xấu xí.
Xem thêm: Bị bệnh viêm nha chu nên ăn gì và tránh ăn gì là tốt cho sức khỏe
Trẻ khó phát âm
Răng sữa có vai trò rất quan trọng trong việc phát âm ở trẻ nhỏ. Theo các chuyên gia, nếu các răng sữa ở phía trước bị mất sớm sẽ gây khó khăn cho trẻ trong phát âm khi nói chuyện hoặc học ngoại ngữ. Đồng thời, nó cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ chậm nói hoặc nói bị ngọng. Bé sẽ khó phát âm một số âm như “ph” , “v”, “s”, “f”, ” z”, “th” trong khi học tiếng Anh.
Ở một số trẻ lớn hơn đã có sự nhận thức, viêm nha chu làm ảnh hưởng tới quá trình mọc răng, răng bé mọc lệch, xấu xí khiến bé xấu hổ, tự tin. Khi đó, bé sẽ ngại không mở miệng để nói chuyện đủ to, từ đó khả năng phát âm của trẻ bị ảnh hưởng.
Quá trình ăn uống của bé bị cản trở
Một trong những hệ lụy dễ gặp nhất khi bé bị viêm nha chu đó chính là gây cản trở quá trình ăn uống. Khi nha chu bị viêm nhiễm, sưng tấy, vùng lợi, nướu của bé sẽ bị đau nhức khiến việc nhai nuốt của bé gặp khó khăn.
Không chỉ thế, nếu viêm nha chu khiến bé bị mất răng sớm thì chức năng nhai của bé sẽ bị ảnh hưởng hoàn toàn. Lâu dần, nó không chỉ ảnh hưởng tới quá trình ăn uống của bé mà còn ảnh hưởng tới cả sự phát triển toàn diện của bé, nhất là hệ tiêu hóa.
Bé bị viêm nha chu phải làm gì?
Như đã nói, viêm nha chu ở trẻ chủ yếu do vi khuẩn hình thành mảng bám trên cao răng. Cho nên, biện pháp điều trị bệnh tốt nhất lúc này chính là làm sạch cao răng, làm sạch mảng bám để loại bỏ sự trú ngụ của vi khuẩn. Kết hợp với đó các bác sĩ sẽ chỉ định thêm một số phương pháp để quá trình điều trị đạt hiệu quả hơn. Tùy vào mức độ nặng, nhẹ của bệnh mà bác sĩ sẽ cân nhắc đưa ra phương án chữa bệnh phù hợp nhất.
Giả sử, bệnh lý ở mức độ nhẹ thì biện pháp tốt nhất là lấy cao răng kết hợp vệ sinh răng miệng bằng nước muối. Nếu tình trạng bệnh lý ở mức độ nặng không thể giữ được răng thì khi đó bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để giảm nguy cơ viêm nhiễm sang những răng khác.
Điều quan trọng, trong quá trình điều trị viêm nha chu, bố mẹ cần đảm bảo thực hiện chăm sóc sức khỏe răng miệng cho bé theo đúng chỉ định của bác sĩ. Cần giữ vệ sinh răng miệng cho bé luôn sạch sẽ.
Xem thêm: Chữa viêm nha chu ở đâu tốt? Top 6 địa chỉ uy tín
Làm thế nào để phòng viêm nha chu ở trẻ?
Từ nguyên nhân viêm nha chu ở trẻ nhỏ có thể thấy rằng, bệnh lý này hoàn toàn có thể kiểm soát, ngăn ngừa, phòng tránh nếu bé được chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Ba mẹ cần hướng dẫn cho bé đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần đánh răng từ 2 – 3 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm cho bé để không bị đau, chảy máu lợi.
- Hạn chế cho con ăn bánh kẹo hay thực phẩm có đường, hàm lượng acid cao vì nó sẽ là nguyên nhân làm tăng mảng bám, vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
- Cho bé thăm khám nha khoa định kỳ mỗi năm 2 lần để sớm phát hiện những vấn đề răng miệng ở bé.
Trên đây là những thông tin về hiện tượng bé bị viêm nha chu. Có thể thấy, đây là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nó có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của bé. Cho nên, cha mẹ cần sớm có biện pháp xử lý kịp thời khi bé bị viêm nha chu để con được phát triển khỏe mạnh, toàn diện.