Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đến khi bé được 30 tuổi thì cơ bản đã được hoàn thiện. Răng sữa có vai trò rất lớn trong thời kỳ ăn dặm của trẻ nhỏ. Tuy nhiên, đến độ tuổi nhất định răng sữa sẽ phải được thay thế để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn, vậy khi nào nhổ răng sữa cho bé là hợp lý?
Khi nào nhổ răng sữa cho bé là tốt nhất?
Sau khi răng sữa đã hoàn thành các nhiệm vụ của mình, sang đến tuổi thứ 6 là độ tuổi răng vĩnh viễn sẽ mọc lên, đúng vị trí cũ của răng sữa. Do vậy, thời điểm này các bố mẹ cần đặc biệt lưu ý đến các dấu hiệu nhận biết của thời điểm thay răng, kịp thời cho bé đi nhổ răng tại các nha khoa uy tín.
Nhổ răng sữa cho trẻ sẽ được tiến hành trong các trường hợp như sau:
- Trẻ bước sang tuổi thay răng, các răng sữa có dấu hiệu lung lay nhẹ đến lung lay nhiều, trẻ thường có thói quen đẩy lưỡi vào các vị trí răng lung lay đó.
- Nhận thấy ở chân răng có dấu hiệu đầu răng vĩnh viễn bắt đầu trồi lên. Lúc này phải tiến hành nhổ răng sữa luôn để tránh việc mọc lệch lạc của răng vĩnh viễn.
- Răng sữa có dấu hiệu bị sâu nặng, bị vỡ và việc điều trị không mang lại hiệu quả như mong muốn.
- Răng sữa bị viêm nhiễm, nhiễm trùng, sự ảnh hưởng lan sâu vào tủy răng
- Có dấu hiệu bị viêm cement cấp, tụt nướu, viêm quanh chóp răng và có nguy cơ lan rộng viêm nhiễm.
Ngoài dấu hiệu răng lung lay và răng sâu cùng với các triệu chứng viêm sưng trong miệng mà bố mẹ có thể nhận thấy bằng mắt thường. Hầu hết các bệnh lý răng miệng cần được khám và chẩn đoán bởi các bác sĩ nha khoa. Do vậy, mẹ nên cho bé đi khám răng định kỳ để nhận biết được thời điểm cần nhổ răng sữa cho bé chính xác nhất.
Lưu ý khi nhổ răng sữa cho bé tại nhà
Nhổ răng sữa tại nhà chỉ nên thực hiện khi răng của bé đã lung lay mạnh và bé không có bất kỳ dấu hiệu viêm nhiễm nào trong khoang miệng. Cụ thể, khi nhổ răng sữa cho bé, bố mẹ cần lưu ý tiến hành như sau:
- Rửa tay, sát khuẩn tay bằng xà phòng, lau khô tay với khăn sạch trước khi nhổ răng
- Khuyến khích trẻ dùng lưỡi hoặc tay tự làm răng lung lay, như vậy việc nhổ răng sẽ dễ hơn và bé cũng không cảm thấy sợ hãi.
- Dùng một miếng gạch sạch cầm vào sát chân răng, dùng lực nhẹ xoắn vặn nhẹ nhàng để nhổ răng ra ngoài, cầm chặt răng để tránh rơi vào miệng trẻ.
- Dùng 1 miếng gạc tròn đặt tại vị trí nhổ răng và cho trẻ cắn chặt khoảng 10 – 20 phút.
- Sau khi máu cầm hẳn, bố mẹ cần kiểm tra lại phần cuống răng để đảm bảo không bị sót chân răng khi nhổ răng sữa.
Nếu bố mẹ không nắm rõ cách tự nhổ răng, răng của trẻ chưa lung lay và có một vài vấn đề nha khoa, tốt hơn hết hãy đưa trẻ đến bệnh viện, nha khoa để các bác sĩ tiến hành nhổ răng cho bé, đảm bảo an toàn nhất.
Nhổ răng sữa sớm có ảnh hưởng gì không?
Đây là thắc mắc chung của nhiều bậc phụ huynh khi con chưa đến tuổi thay răng đã phải tiến hành nhổ do một vài bệnh lý nhất định hoặc răng đã có dấu hiệu lung lay sớm.
Thực tế, nếu không cần thiết, bạn không nên nhổ răng sữa sớm cho con, bởi việc nhổ răng này sẽ ảnh hưởng đến một vài vấn đề nhất định như sau:
- Nếu răng chỉ lung lay nhẹ hoặc chưa lung lay, việc nhổ răng có thể khiến con bị chảy nhiều máu, đau đớn nhiều hơn.
- Nhổ răng sớm khiến hàm bị thiếu răng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát âm của bé, bé có thể bị nói ngọng, nói đớt.
- Khi hàm bị trống răng, các răng xung quanh có thể bị chen chúc, lấn chỗ khiến răng vĩnh viễn về sau không có không gian để mọc lên, gây nên sự lệch lạc răng vĩnh viễn.
Xem thêm: Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay của trẻ hay không?
Khi nào nhổ răng sữa cho bé, nhổ như thế nào đều là những vấn đề rất quan trọng. Nếu không thực sự nắm chắc kiến thức, bố mẹ hay cho con đến nha sĩ khi con bắt đầu bước vào độ tuổi thay răng để kiểm tra định kỳ. Ngoài ra, thường xuyên theo dõi sát sao tình trạng răng miệng của con cũng sẽ giúp bố mẹ nhận biết sớm các dấu hiệu bệnh lý răng miệng và kịp thời khắc phục, tránh ảnh hưởng đến quá trình thay răng của trẻ.
Đừng bỏ lỡ:
Xem thêm