Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào giai đoạn 6 – 8 tháng tuổi. Vậy nếu trẻ 11 tháng chưa mọc răng thì liệu có phải bé đang gặp vấn đề về sức khỏe? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn về quá trình mọc răng cũng như nguyên nhân khiến trẻ mọc răng chậm trong bài viết dưới đây
Quy trình mọc răng sữa của bé dưới 1 tuổi
Răng sữa là những chiếc răng đã được hình thành phần chân ngay khi trẻ nằm trong bụng mẹ. Thông thường sau khi sinh khoảng 6 tháng, chân răng sữa sẽ bắt đầu nhú ra khỏi hàm và nướu để mọc lên chiếc răng đầu đời của trẻ.
Hàm răng sữa sẽ hoàn thiện khi đủ 20 cái bao gồm 10 răng hàm trên và 10 răng hàm dưới. Thơi gian mọc răng của trẻ sẽ kéo dài khoảng 26 – 30 tháng. Quá trình mọc răng ở mỗi trẻ là không giống nhau, tuy nhiên vẫn tuân theo một quy trình nhất định như sau:
- Giai đoạn 6 – 9 tháng tuổi: Xuất hiện chiếc răng sữa đầu tiên của trẻ, thường là răng cửa hàm dưới. Ở thời điểm này trẻ lần đầu cảm nhận được việc nứt lợi nên sẽ thấy rất đau đớn và khó chịu. Con sẽ quấy khóc và lười ăn, đôi khi là sốt nhẹ. Vì vậy ba mẹ cần chú ý để khắc phục tình trạng đau nhức này của bé.
- Giai đoạn 8 – 11 tháng tuổi: Trẻ sẽ mọc 2 răng cửa ở hàm trên, thường hai răng cửa này sẽ mọc chậm hơn. Nên nếu trẻ 11 tháng chưa mọc răng cha mẹ không cần quá lo lắng. Ngoài ra, các bé trai thường mọc răng muộn hơn so với các bé gái.
- Giai đoạn 9 – 16 tháng tuổi: Lộ diện những chiếc răng sữa bên cạnh răng cửa ở hàm trên và răng cửa hàm dưới. Quá trình này có sự chênh lệch về thời gian mọc khá lớn giữa các em bé.
- Giai đoạn 14 – 18 tháng tuổi: Các răng hàm bắt đầu xuất hiện ở hàm dưới. Đây là thời gian mà các bé bắt đầu dùng răng hàm để ăn nhai thức ăn nên sẽ kích thích răng mọc khá nhanh. Tuy nhiên, răng hàm chỉ xuất hiện khi các răng cửa sữa đã mọc đầy đủ.
- Giai đoạn 16 – 23 tháng tuổi: Hàm răng của trẻ sẽ xuất hiện những chiếc răng nanh ở cả hàm trên và hàm dưới.
- Giai đoạn 20 – 30 tháng tuổi: Những chiếc răng hàm sữa cuối cùng của trẻ sẽ hoàn thiện vào thời điểm 20 đến tháng tuổi 30 của trẻ. Thường 2 răng hàm trên sẽ mọc chậm hơn 2 răng của hàm dưới.
Răng sữa chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định và sau đó sẽ tự rụng để cho răng vĩnh viễn bắt đầu mọc lên. Các bé sẽ bắt đầu quá trình thay răng từ khi 6 tuổi đến khi trẻ được 12 tuổi, thứ tự thay răng sữa thường sẽ diễn ra tương tự như lúc bé mọc răng.
Tuy nhiên, dù ở giai đoạn nào của việc mọc răng, cha mẹ cũng cần theo sát con trẻ. Đặc biệt quan tâm theo dõi và chú trọng việc chăm sóc răng miệng để kịp thời xử lý các tình trạng mọc răng chậm của trẻ.
Trẻ 11 tháng chưa mọc răng sữa có sao không?
Khi thấy bé 10 tháng chưa mọc răng hay trẻ 11 tháng chậm mọc răng, nhiều bậc phụ huynh có tâm lý hoang mang không biết con mình có bị bệnh gì không? Có thể thấy rằng trẻ 11 tháng chưa mọc răng là đang chậm hơn so với quy trình mọc răng thông thường.
Tuy nhiên ba mẹ không nên quá lo lắng bởi việc mọc răng chậm không gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe của con. Cũng đừng tạo áp lực cho bản thân mà đi so sánh con với đứa trẻ khác vì thời gian mọc răng của mỗi bé không giống nhau.
Có những trẻ mọc răng rất sớm từ 4 tháng tuổi, những cũng có trẻ lại muộn hơn tới 10 -11 tháng mới bắt đầu mọc những chiếc răng sữa đầu tiên. Thông thường những trẻ bị thiếu canxi, thiếu chất dinh dưỡng hay yếu do di truyền từ bố mẹ cũng có thể sẽ chậm mọc răng hơn bình thường. Tình trạng này cha mẹ có thể hỗ trợ khắc phục được giúp răng của con mọc nhanh hơn.
Dù vậy, bạn cũng không nên xem nhẹ việc răng sữa của con mọc chậm. Nếu để tình trạng này diễn ra quá lâu có thể tác động đến quá trình răng vĩnh việc mọc sau này và có thể gây ra các biến chứng không tốt về sau. Có thể kể đến như:
- Răng sữa mọc chậm thường sẽ mọc chậm, điều này khiến cho răng vĩnh viễn mọc lên không có chỗ trên cung hàm. Điều này dẫn tới răng vĩnh viễn có xu hướng mọc lệch lạc, mọc ngầm rất nguy hiểm.
- Trường hợp răng vĩnh viễn mọc lên cùng lúc với răng sữa tạo thành “răng đôi” là trường hợp rất khó xử lý trong nha khoa.
- Răng vĩnh viễn dễ bị viêm nhiễm, sâu chân răng do răng sữa mọc muộn còn thân răng nằm ở dưới nướu.
- Ảnh hưởng đến quá trình ăn dặm của trẻ do con không có răng để cắn, nhai nghiền thức ăn. Ngoài ra, tình trạng này còn gián tiếp ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ.
Vì vậy, ba mẹ cần theo dõi thêm việc chậm mọc răng của con, nếu tình trạng này kéo dài đến 14 15 tháng tuổi thì hãy đưa các trẻ tới gặp bác sĩ để thăm khám và xác định xem có vấn đề gì bất thường không.
Bài viết liên quan: Trẻ 13 tháng chưa mọc răng nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục
Trẻ 11 tháng chưa mọc răng phải làm sao?
Khi thấy bé 11 tháng chưa mọc răng, điều đầu tiên ba mẹ cần làm là xem xét tình trạng sức khỏe trẻ như thế nào. Bởi tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể sẽ có hướng xử lý khác nhau, đảm bảo cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Dưới đây là biện pháp cụ thể mà ba mẹ có thể tham khảo để khắc phục tình trạng răng mọc chậm của con.
Thăm khám răng tại bệnh viện
Em bé 11 tháng chưa mọc răng tuy không quá nghiêm trọng, nhưng để tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra mẹ nên đưa con tới các cơ sở y tế nha khoa uy tín để kiểm tra. Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, tìm chính xác ra nguyên nhân gây nên tình trạng răng mọc chậm ở trẻ.
Thông thường khi này bác sĩ sẽ chưa can thiệp chuyên khoa mà chỉ đưa ra lời khuyên và cách chăm sóc tại nhà phù hợp cho từng trẻ. Cụ thể là các vấn đề về chế độ ăn uống, bài tập kích thích giúp răng trẻ mọc nhanh hơn.
Trẻ 11 tháng chưa mọc răng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý
Các món ăn, đồ uống hàng ngày của trẻ cũng đóng vai trò quan trọng đến sự hình thành và phát triển hàm răng của trẻ. Theo nghiên cứu có nhiều trường hợp trẻ mọc răng muộn do cơ thể không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin D. Vì vậy, ba mẹ cần:
- Cải thiện chế độ dinh dưỡng của con đủ chất, đa dạng tạo kích thích cho trẻ ăn ngon miệng hơn. Ưu tiên các món ăn chế biến từ sữa, thức ăn động vật.
- Với những trẻ vẫn đang bú sữa mẹ, mẹ cũng cần có chế độ ăn uống đầy đủ không ăn kiêng để con có đủ dưỡng chất phát triển khỏe mạnh.
- Bổ sung dùng thêm cho trẻ những thực phẩm chứa nhiều vitamin D, canxi và một số khoáng chất cần thiết cho sự phát triển thể chất của bé. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng đúng theo liều lượng được chỉ dẫn.
- Với những trẻ uống sữa bột, ba mẹ tuyệt đối không dùng nước cháo, nước rau củ hay nước khoáng để pha sữa cho con. Việc này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dưỡng chất của bé.
Chú ý:
- Thực phẩm, đồ ăn của trẻ phải đảm bảo tiêu chí về chất lượng, đặc biệt phải được chế biến hợp vệ sinh.
- Lượng thức ăn trẻ nạp vào cơ thể cũng cần kiểm soát chặt chẽ, tránh dư phốt pho khiến cơ thể trẻ hấp thu canxi yếu đi.
Tạo thói quen kích thích nướu răng phát triển
Theo các chuyên gia, trẻ được luyện tập ăn nhai đúng cách và đúng thời điểm sẽ giúp kích thích răng mọc nhanh hơn.
Từ tháng thứ 6, ba mẹ đã có thể bắt đầu cho bé ăn dặm chứ không cần đợi răng sữa mọc mới cho trẻ nhai đồ ăn. Bởi vì răng cửa sữa của trẻ chỉ có chức năng cắn mà không có tác dụng nhai. Chình vì vậy, hoạt động nhai này sẽ giúp nướu của trẻ chịu kích thích, từ đó răng sữa sẽ mọc đúng giai đoạn.
Những lưu ý ngăn ngừa tình trạng chậm mọc răng
Trẻ 11 tháng chậm mọc răng có thể do thói quen chăm sóc răng miệng của trẻ hàng ngày của cha mẹ. Vì vậy, khi con chuẩn bị đến tuổi mọc ba mẹ răng cần lưu ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh miệng cho trẻ: Thường xuyên dùng gạc hoặc vải mềm nhúng vào nước sạch để lau nhẹ nhàng nướu của trẻ sau mỗi bữa ăn và trước khi ngủ. Việc này cũng giúp loại bỏ sạch mọi vi khuẩn gây hại trong khoang miệng, kích thích mọc răng cho bé.
- Cho trẻ phơi nắng mỗi ngày khoảng 15 – 30 phút vào lúc trước 9 giờ sáng và sau 4 giờ chiều để cơ thể hấp thụ đủ lượng vitamin D. Từ đó thúc đẩy răng trẻ mọc đúng quy trình.
- Thường xuyên theo dõi răng miệng của trẻ để phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng trẻ có thể gặp phải. Từ đó có biện pháp khắc phục kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến quá trình mọc răng.
Vậy là bài viết đã giải đáp được thắc mắc “bé 11 tháng chưa mọc răng có sao không” của các phụ huynh. Hy vọng với những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn nắm được quá trình mọc răng và có phương pháp chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách. Mỗi thay đổi bất thường trên cơ thể của trẻ đều có ý nghĩa vô cùng quan trọng, vì vậy bạn tuyệt đối không được chủ quan bỏ qua.
Nên đọc thêm:Cập nhật 10:48 AM , 02/08/2023