Răng khôn là gì? Chuyên gia giải đáp những vấn đề thường gặp

12:40 AM , 02/08/2023

Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng gây nhiều ám ảnh cho người trưởng thành khi chúng xuất hiện. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể hơn răng khôn là gì, những vấn đề thường gặp ở những chiếc răng đặc biệt này.

Răng khôn là gì, có ảnh hưởng đến răng miệng ra sao là băn khoăn của nhiều người
Răng khôn là gì, có ảnh hưởng đến răng miệng ra sao là băn khoăn của nhiều người

Răng khôn là gì? Nằm ở đâu trên cung hàm?

Răng khôn hay răng số 8 là tên gọi dùng để chỉ chiếc răng mọc cuối cùng trên hàm của người trưởng thành. Độ tuổi mọc răng khôn trung bình là từ 17-25 tuổi. Lúc này, tất cả các răng đã mọc ổn định, cung hàm phát triển hoàn thiện nên việc mọc thêm răng khôn gặp rất nhiều khó khăn.

Bình thường, vị trí răng số 8 nằm ở 4 góc trong cùng của hàm, tương ứng với mỗi góc 1 chiếc. Tùy theo cơ địa của từng người, răng khôn sẽ mọc lần lượt 1 chiếc/lần hoặc mọc đồng thời cùng một thời điểm. Theo chuyên môn nha khoa, ngoài tên gọi chung là răng số 8 thì răng khôn còn được đặt theo số thứ tự tương ứng như 4 chiếc răng khôn lần lượt là răng số 18, 28, 38 và 48. Bốn chiếc răng này nằm ở các vị trí tương ứng gồm:

  • Răng số 18: Nằm ở hàm trên bên phải.
  • Răng số 28: Nằm ở vị trí hàm trên bên trái.
  • Răng số 38: Răng hàm dưới bên trái.
  • Răng số 48: Răng hàm dưới bên phải.
Răng 38 là răng gì - chính là răng khôn hàm dưới bên trái
Răng 38 là răng gì – chính là răng khôn hàm dưới bên trái

Theo một số khảo sát từ các bác sĩ nha khoa, răng số 38 và 48 thường xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với hơn 2 chiếc răng còn lại. Vậy điểm đặc biệt của răng số 48 và răng 38 là gì mà lại gây nguy hiểm như vậy? Răng số 38 và răng số 48 là 2 chiếc răng khôn nằm ở hàm dưới, nơi có mối quan hệ mật thiết với các dân thần kinh, mạch máu. Do đó, chúng có nguy cơ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến dây thần kinh và cơ mặt. Nếu không có hướng xử lý phù hợp, việc tác động vào 2 chiếc răng này sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho sức khỏe.

Các dấu hiệu khi mọc răng khôn là gì?

Quá trình mọc răng khôn diễn ra tùy vào cơ địa và hình dáng của răng khi mọc lên. Nếu chiếc răng mọc thẳng, một người có thể cần từ 3 tới 5 tháng để răng số 8 mọc lên hoàn toàn. Nhiều trường hợp kéo dài tới vài năm, răng khôn mới có thể mọc hoàn thiện. Nếu bạn băn khoăn chưa biết dấu hiệu mọc răng 8 là gì thì có thể lưu ý tới một số biểu hiện sau:

  • Vùng bên trong hàm đau nhức: Đây được coi là một trong những biểu hiện sớm nhất và khá phổ biến khi mọc răng khôn. Các cơn đau sẽ tăng dần và đau dữ dội hơn khi răng nhú ra khỏi nướu.
  • Lợi sưng đỏ: Khi răng số 8 chuẩn bị mọc, vùng lợi của bạn sẽ tấy đỏ, kèm các cơn đau kéo dài.
  • Sốt nhẹ: Đa số các trường hợp mọc răng khôn thường bị sốt. Nếu răng số 8 mọc bình thường, không gây ảnh hưởng đến các răng khác, hầu hết các cơn sốt này thường nhẹ và qua nhanh. Rất hiếm gặp trường hợp sốt cao và kéo dài.
  • Hàm bị co cứng: Hàm co cứng là một biểu hiện nặng khi mọc răng khôn. Lúc này, bạn có thể cảm thấy khó khăn khi há miệng hoặc nhai nuốt thức ăn. 
  • Hơi thở có mùi: Do có thời gian mọc dài hơn so với những chiếc răng khác nên trong quá trình răng chui lên sẽ tạo thành những kẽ hở ở lợi làm thức ăn dễ bám vào. Việc vệ sinh ở góc trong của hàm thường rất khó khăn, vì thế vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển, gây ra mùi hôi khó chịu ở miệng.

Tiến trình mọc răng số 8 ở mỗi người là khác nhau, theo đó các biểu hiện cũng không đồng nhất. Trên thực tế, các triệu chứng này thường mơ hồ và dễ bị nhầm với dấu hiệu bệnh lý răng miệng khác. Do đó, khi thấy có một trong các biểu hiện trên bạn nên đến khám nha khoa để được kiểm tra và tư vấn cụ thể.

Mọc răng số 8 có gây nguy hiểm không?

Như đã được trình bày ở phần trên, răng khôn mọc khi cung hàm đã phát triển ổn định và hoàn thiện nên rất dễ dẫn đến hiện tượng mọc lệch, mọc ngầm. Tình trạng này gây ra nhiều biến chứng khó chịu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng, thậm chí gây nguy hiểm tới tính mạng. 

Một số biến chứng thường gặp phải khi mọc răng khôn là:

  • Gây đau nhức kéo dài: Răng số 8 mọc lệch sẽ chạm vào các răng bên cạnh, thậm chí chạm vào dây thần kinh gây đau nhức khó chịu. Tình trạng này thường xảy ra với răng khôn hàm dưới (răng số 38 và 48). Nhiều người cảm thấy đau nhức liên tục vùng má và thái dương vì răng khôn mọc lệch.
  • Viêm lợi trùm, viêm nướu: Khi răng khôn mọc lệch, thức ăn bạn nhai bị nhồi nhét vào kẽ răng rất khó lấy ra. Lâu ngày tích tụ thành các ổ vi khuẩn trong khoang miệng, gây ra tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy vùng nướu, viêm lợi trùm. Viêm lợi không được xử lý sẽ lây lan sang các răng lân cận và cả khoang miệng. 
Viêm lợi trùm răng khôn gây khó chịu cho người bệnh
Viêm lợi trùm răng khôn gây khó chịu cho người bệnh
  • Gây cao răng, sâu răng: Do mọc ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh sạch tuyệt tối. Chính vì thế mà các mảng tích tụ lâu ngày chuyển thành cao răng, trở thành ổ khu trú của vi khuẩn ăn mòn men răng, gây sâu răng. Sâu răng nặng có thể làm tổn thương đến tủy, thậm chí gây mất răng.
  • Tiêu xương hàm: Răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh hoặc mọc ngầm trong hàm sẽ gây ảnh hưởng đến cấu trúc ổn định của xương hàm. Từ đó, vùng xương có thể bị tiêu biến, tăng nguy cơ phá vỡ khung xương hàm, làm gãy xương hàm.

Có thể thấy, răng khôn rất dễ mọc lệch và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Trường hợp nhiễm trùng lâu ngày có thể lây sang các vùng lân cận như mang tai, má, mắt. Nếu không được xử lý kịp thời có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng. 

Xem ngay:

Biện pháp xử lý khi mọc răng khôn là gì?

Khi gặp các triệu chứng khó chịu do mọc răng khôn người bệnh nên tìm đến bác sĩ nha khoa có chuyên môn để được khám và tư vấn kịp thời. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể kết hợp áp dụng một số biện pháp giúp giảm các cơn đau nhức tại nhà.

Các cách giúp giảm đau tại nhà khi mọc răng khôn

Mọc răng khôn gây đau nhức rất khó chịu, nếu chưa kịp đến khám bác sĩ bạn có thể giảm đau bằng một số biện pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn được coi là cách xử lý cơn đau nhanh chóng và hiệu quả đối với từng mức độ cụ thể như:

Nếu chưa tìm ra cách xử lý răng khôn là gì bạn có thể dùng một số loại viên uống giảm đau
Nếu chưa tìm ra cách xử lý răng khôn là gì bạn có thể dùng một số loại viên uống giảm đau
  • Trường hợp đau nhẹ: Bạn nên sử dụng nhóm thuốc kháng sinh có công dụng ngừa viêm, giảm sưng Spiramycin, Amoxicillin, Doxycycline hoặc Tetracycline.
  • Trong trường hợp đau nặng: Khi cảm thấy đau nhức dữ dội, vùng hàm sưng to bạn nên tìm mua và sử dụng Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,…
  • Sử dụng gel gây tê: Gel gây tê giúp giảm đau nhờ cơ chế làm mất cảm giác cục bộ tại vùng được bôi gel. Biện pháp này khá hiệu quả trong các trường hợp khẩn cấp khi cơn đau trở nên dữ dội. Bạn có thể tham khảo sử dụng Anesthetic gel, Kamistad-Gel N…

Tuy nhiên, các nhóm thuốc này chỉ dùng để giảm đau tạm thời, không giải quyết được triệt để nguyên nhân gây đau. Bạn cũng không nên lạm dụng các viên uống này vì có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, gây khó khăn cho việc xử lý răng khôn.

Giảm đau mọc răng khôn bằng mẹo dân gian 

  • Dùng tỏi: Tỏi có tác dụng giảm sưng viêm, giảm đau rất hiệu quả. Bạn có thể lấy 1 nhánh tỏi, bóc vỏ, rửa sạch rồi nghiền nát cùng vài hạt muối. Sau đó dùng tăm bông sạch chấm hỗn hợp này vào vị trí răng khôn đang mọc. Áp dụng 3 lần/ngày sẽ giúp cơn đau giảm đi đáng kể.
  • Giảm đau bằng hành tây: Hành tây cũng là một loại củ có khả năng kháng viêm, sát khuẩn rất tốt. Để áp dụng mẹo này bạn chỉ cần cắt 1 lát hành tây và nhai ở phía răng khôn đang nhú, sau vài phút cơn đau sẽ thuyên giảm. Bạn có thể nhai nuốt hoặc nhổ bỏ miếng hành đều được. Mẹo này phù hợp với những người có thể chịu được vị hăng cay của hành.
Hành tây giảm đau hiệu quả
Hành tây giảm đau hiệu quả
  • Dùng lô hội giảm đau: Lô hội còn có tên gọi quen thuộc là nha đam. Loại cây này có tính mát, giúp giảm đau hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy 1 miếng nha đam rửa sạch, gọt vỏ và đắp phần ruột nha đam vào vùng bị đau.
  • Dùng lá lốt: Lá lốt được biết đến với khả năng sát trùng tự nhiên và giảm đau hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 2 nắm lá lốt rửa sạch, đun cùng 1 bát nước và một chút muối trong 15 phút. Sau đó lấy phần nước thu được súc miệng hàng ngày vào sáng, trưa, tối. Để có hiệu quả tốt nhất bạn nên ngậm trong miệng khoảng 30 giây trước khi nhổ ra.
  • Chườm nước đá lạnh: Đá lạnh có công dụng gây tê rất tốt. Bạn lấy một viên đá, bọc vào khăn sạch và chườm vào vùng má có răng khôn đang mọc để giảm cơn đau nhức. 
Chườm đá giúp giảm đau hiệu quả
Chườm đá giúp giảm đau hiệu quả
  • Súc miệng nước muối: Công dụng sát khuẩn của nước muối đã quá quen thuộc với nhiều người. Khi bị đau nhức, bạn pha nước muối loãng súc miệng 3-4 lần mỗi ngày sẽ giúp cơn đau dịu đi.

Các mẹo dân gian này cũng chỉ mang tính tạm thời và cần lặp lại liên tục trong ngày để giảm bớt cơn đau nhức.

Các dấu hiệu cần nhổ răng khôn là gì?

Các biện pháp trên chỉ mang tác dụng tạm thời, nếu tình trạng đau nhức kéo dài không thuyên giảm bạn cần đến gặp nha sĩ. Thông thường, nha sĩ sẽ khuyên bạn nên nhổ bỏ răng khôn khi gặp phải các trường hợp sau:

  • Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm gây đau nhức kéo dài, nhiễm trùng lặp lại, gây u nang và làm ảnh hưởng trực tiếp đến các răng lân cận.
  • Răng khôn có hình dạng bất thường, dị dạng, tạo thành kẽ hở cho thức ăn bị nhồi nhét vào, từ đó tiềm ẩn nguy cơ viêm nha chu, sâu răng nặng.
  • Răng mọc trong tình trạng viêm lợi trùm, viêm nướu cần phải xử lý sớm, trước khi xương răng bị phá hủy, nếu không có nguy cơ nhiễm trùng huyết cao.
  • Răng số 8 mọc thẳng nhưng lại quá to gây ảnh hưởng đến các răng bên cạnh, có nguy cơ gây ra các bệnh lý răng miệng khác.
Bạn cần nhổ bỏ nếu bị mọc ngầm
Bạn cần nhổ bỏ nếu bị mọc ngầm

Trên thực tế, các nha sĩ đều khuyên răng, khi có dấu hiệu mọc răng khôn bạn cần đến khám và theo dõi thường xuyên để được tư vấn xử lý kịp thời. Thông thường, các bác sĩ sẽ chụp X-quang để nhìn rõ tình trạng của răng khôn.

Chi phí khi nhổ răng số 8

Chi phí nhổ răng khôn sẽ phụ thuộc vào các cơ sở nha khoa cụ thể. Tuy nhiên, mức giá sẽ giao động trong khoảng từ 1.5-5 triệu đồng/răng. Bên cạnh đó, mức chi phí này cũng thay đổi linh hoạt theo số lượng răng cần nhổ, mức độ phức tạp của răng, công nghệ sử dụng khi nhổ răng.

Mức giá tham khảo khi nhổ bỏ răng khôn như sau:

  • Nhổ răng khôn mọc lệch có mức giá dao động từ 2-3 triệu đồng/răng.
  • Nhổ răng khôn hàm dưới hoặc hàm trên dao động từ 1.5-5 triệu đồng/ răng tùy thuộc vào răng mọc lệch hay mọc thẳng.
  • Nhổ răng khôn bị sâu dao động từ 1 triệu 500 nghìn 5 triệu đồng/răng tùy thuộc tình trạng mọc của răng.
  • Nhổ răng khôn mọc thẳng dao động từ 1.5-2 triệu đồng/răng.
  • Nhổ răng khôn mọc ngầm có giá khoảng 3-5 triệu đồng/răng.

Nhổ răng số 8 ở đâu Hà Nội?

Hiện nay có rất nhiều cơ sở nha khoa thực hiện thủ thuật nhổ răng khôn. Tuy nhiên đây là một kỹ thuật đòi hỏi có tay nghề cao, vì vậy bạn cần tìm đến các địa chỉ uy tín để thực hiện, tránh nguy cơ biến chứng khi nhổ răng khôn.

Một số địa chỉ nha khoa uy tín bạn có thể tham khảo gồm:

  • BV Răng Hàm Mặt Trung Ương: Nằm ở địa chỉ số 40 phố Tràng Thi, p. Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, đây là bệnh viện tuyến đầu trong khám và xử lý các vấn đề về răng miệng. Đây cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo các bác sĩ răng hàm mặt trình độ đại học, sau đại học. Bệnh viện có quy mô lớn với 31 đơn vị trực thuộc với 8 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng thường xuyên cập nhật các kỹ thuật và thiết bị y khoa tiên tiến phục vụ trong thăm khám. Vì thế, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi nhổ răng khôn tại đây.
  • Khoa Răng Hàm Mặt tại bệnh viện Bạch Mai: Có địa chỉ tại 219 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa. Đây là khoa trực thuộc bệnh viện Bạch Mai, quy tụ nhiều nha sĩ đầu ngành, được trang bị dụng cụ kỹ thuật tiên tiến. Đây cũng là địa chỉ tin cậy đáng để lựa chọn khi bạn cần nhổ răng khôn.
  • Viện Nha khoa Thẩm Mỹ ViDental (ViDental Care): Có địa chỉ website là vidental.com. Viện thuộc quản lý của Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam. ViDental Care nằm trong hệ thống Nha khoa phức hợp đầu tiên của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tại đây tập trung các thiết bị, giải pháp công nghệ hiện đại nhất nhằm nghiên cứu, điều trị và chăm sóc sức khỏe răng miệng. Các trang thiết bị tại đây đều nhập khẩu từ châu Âu và được bộ Y tế cấp phép lưu hành.

Những lưu ý khi chăm sóc răng khôn là gì?

Khi mọc răng khôn hay sau khi nhổ răng bạn cần có chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để giảm đau nhức. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn chăm sóc răng miệng hiệu quả hơn.

Vệ sinh hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý
Vệ sinh hàng ngày giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh nguy cơ viêm nhiễm, gây tổn thương nướu và các răng xung quanh.
  • Bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả giàu vitamin C để tăng sức đề kháng, giảm đau nhức.
  • Nên ăn các đồ ăn mềm giúp giảm áp lực cho cơ hàm, giảm tổn thương sau phẫu thuật.
  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc đồ ăn cay nóng, thức uống có ga hay các chất kích thích sau khi nhổ răng khôn.
  • Hạn chế khạc nhổ, không nên di chuyển phần máu đông nhằm bảo vệ vùng tổn thương không bị chảy máu.
  • Khi thấy có biểu hiện bất thường sau khi nhổ răng khôn cần liên hệ ngay với bác sĩ để xử lý kịp thời.

Bài viết trên đây đã giải đáp chi tiết cho câu hỏi răng khôn là gì, những vấn đề thường gặp và cách xử lý đối với những chiếc răng số 8 này. Đây là nhóm răng gây nhiều trở ngại, thậm chí nguy hiểm nếu không được giải quyết đúng cách. Vì vậy, bạn cần chủ động đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín ngay khi có những dấu hiệu đầu tiên của mọc răng khôn.

Cùng tìm hiểu: 

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Nướu răng là gì? Vai trò, cấu tạo và các vấn đề thường gặp

Nướu răng còn có tên gọi quen thuộc là lợi. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ cho chân răng được chắc chắn hơn. Vậy nướu răng là gì và có...

Cao răng là gì? Tác hại, cách loại bỏ và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất

Khi thấy phần chân răng xuất hiện các mảng bám có màu vàng hoặc đen thì đây chính là dấu hiệu bạn đã bị cao răng. Vậy cao răng là...

Chụp X-quang Răng Ở Đâu? Khám Phá 10 Địa Chỉ Chất Lượng

Chụp X-quang Răng Ở Đâu? Khám Phá 10 Địa Chỉ Chất Lượng

Chụp X-quang răng đóng vai trò quan trọng trong việc xác định bất kỳ vấn đề nào về răng miệng một cách rõ ràng, giúp cho quá trình chẩn đoán...

Trẻ 13 tháng chưa mọc răng nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên trong giai đoạn từ 6 - 8 tháng tuổi. Vậy nếu trẻ 13 tháng tuổi chưa mọc răng có làm...

Tổng hợp 7 mẹo cho bé chậm mọc răng nhanh chóng

Bên cạnh các tình trạng như sốt, quấy khóc, biếng ăn,... thì chậm mọc răng ở trẻ cũng khiến không ít bố mẹ lo lắng. Bài viết dưới đây sẽ...

Trẻ 11 tháng chưa mọc răng có nguy hiểm không? Cách khắc phục 

Thông thường trẻ sẽ mọc chiếc răng sữa đầu tiên vào giai đoạn  6 – 8 tháng tuổi. Vậy nếu trẻ 11 tháng chưa mọc răng thì liệu có phải...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *