Nổi mề đay kiêng gì, nên ăn gì cân đối dinh dưỡng trị bệnh?

3:38 AM , 01/08/2023

Ngoài việc sử dụng các bài thuốc, việc tuân thủ các quy tắc sinh hoạt và kiêng cữ trong ăn uống là rất quan trọng để chữa bệnh mề đay và ngăn ngừa sự tái phát. Vì vậy, không có gì khó hiểu khi người ta tìm kiếm thông tin về “nổi mề đay kiêng gì và nên ăn gì để khỏi bệnh?” Bài viết này sẽ cung cấp ý kiến chính xác từ chuyên gia da liễu.

Nổi mề đay kiêng gì để khỏi bệnh?

Mề đay là một bệnh da phổ biến, có triệu chứng chính là sự xuất hiện các nốt đỏ mẩn ngứa gây khó chịu. Theo các chuyên gia, để điều trị nhanh chóng và ngăn ngừa tái phát, ngoài việc sử dụng thuốc, người bệnh cần chú ý tuân thủ một số quy tắc trong sinh hoạt hàng ngày.

Tránh xa các tác nhân gây dị ứng

Tránh tiếp xúc với các chất gây dị ứng là điều quan trọng đầu tiên mà người bệnh cần lưu ý. Điều này bao gồm tránh tiếp xúc với lông động vật, phấn hoa, khói bụi và các tác nhân khác có thể gây kích ứng da. Những chất này kích thích cơ thể sản sinh histamin, chất gây ra các triệu chứng như da nổi mẩn đỏ, khô rát và ngứa. Việc tiếp xúc với những chất này có thể làm cho tình trạng mề đay lan rộng và trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy, người bệnh cần cách ly hoàn toàn khỏi những chất gây kích ứng nêu trên.

Người bị nổi mề đay không nên tiếp xúc với thú cưng
Người bị nổi mề đay không nên tiếp xúc với thú cưng

Chà xát mạnh

Việc gãi và chà xát mạnh vào da khi bị mề đay là một thói quen thường gặp. Tuy nhiên, việc này là hoàn toàn không đúng vì có thể làm tổn thương da và tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh tấn công, gây tổn thương nghiêm trọng. Người bệnh có nguy cơ bị viêm da mô, nhiễm trùng và các vấn đề khác. Do đó, cần tránh chà xát mạnh vào da khi bị ngứa.

Ánh nắng mặt trời

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng nên được hạn chế. Nhiệt độ và tia tử ngoại trong ánh nắng mặt trời không chỉ làm da đen và khô mà còn làm giảm khả năng bảo vệ tự nhiên của da. Điều này khiến cho triệu chứng mề đay như nổi mẩn và ngứa trở nên nghiêm trọng hơn.

banner viêm da

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10h sáng đến 16h chiều. Nếu cần ra ngoài, họ nên mặc quần áo dài, đội mũ, đeo khẩu trang và bôi kem chống nắng.

Kiêng gió

Gió cũng là một yếu tố mà người bị mề đay cần hạn chế tiếp xúc. Khi có gió, người bệnh dễ tiếp xúc với các chất gây dị ứng như lông động vật và phấn hoa. Nếu cần ra ngoài, họ nên mặc quần áo dài và đeo khẩu trang để hạn chế ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài.

Mỹ phẩm và kem bôi ngoài da

Khi bị mề đay, người bệnh thường sử dụng kem bôi da để điều trị. Tuy nhiên, một số người có quan điểm rằng việc bôi nhiều kem sẽ giúp chữa bệnh nhanh hơn. Tuy nhiên, theo các bác sĩ, sử dụng không đúng cách có thể làm tình trạng nổi mẩn và ngứa trở nên nghiêm trọng hơn, đồng thời cũng có nguy cơ gây bít tắc da.

XEM THÊM

Sử dụng kem bôi da chữa mề đay cần có chỉ dẫn từ bác sĩ
Sử dụng kem bôi da chữa mề đay cần có chỉ dẫn từ bác sĩ

Bên cạnh đó, trong quá trình điều trị mề đay, người bệnh cần hạn chế việc sử dụng mỹ phẩm bôi da. Một số chất hóa học trong mỹ phẩm có thể chứa các chất gây kích ứng da. Các bác sĩ da liễu khuyến khích người bệnh chọn các sản phẩm nhẹ nhàng và không gây kích ứng.

Một số vấn đề khi tắm

Tắm là một giải pháp đơn giải giúp rửa trôi và loại bỏ các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, “nổi mề đay kiêng gì?”, người bệnh cần điều chỉnh một số thói quen không tốt khi tắm, bao gồm:

  • Tuyệt đối không được chà xát mạnh lên vùng da bị tổn thương.
  • Nên dùng nước ấm vừa phải để tránh làm vỡ màng lipid khóa ẩm tự nhiên.
  • Thời gian tắm vừa phải, trong khoảng 15 phút để tránh tình trạng mất nước trên da.
  • Cân nhắc khi lựa chọn loại sữa tắm, dầu gội có độ pH phù hợp, dịu nhẹ, không gây kích ứng da.

Bị nổi mề đay kiêng ăn gì và nên ăn gì tốt nhất?

Ngoài việc chú ý “nổi mề đay kiêng gì?”, người bệnh cũng cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cụ thể, đáp án cho câu hỏi nổi mề đay nên ăn gì và không nên ăn gì sẽ có trong những thông tin sau đây.

Nổi mề đay không nên ăn gì?

Các bác sĩ da liễu cho biết, khi bị nổi mề đay, người bệnh cần chú ý kiêng một số thực phẩm sau nếu không muốn tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn:

  • Thực phẩm giàu đạm: Cụ thể như hải sản, thịt chó,…chứa lượng protein rất cao, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa làm chất độc tích lũy nhiều hơn. Thêm vào đó, một số loại protein có thể khiến triệu chứng ngứa, viêm đỏ trên da nghiêm trọng hơn.
  • Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Người bệnh nên tránh ăn dầu mỡ, đặc biệt là mỡ thực vật sẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, tình trạng nổi mề đay trầm trọng hơn.
  • Thực phẩm cay nóng: Sử dụng nhiều ớt, tiêu sẽ khiến độc tố trong gan, thận tích tụ nhiều làm cho triệu chứng mẩn ngứa nặng hơn và dễ tái phát.
  • Đồ ngọt: Bao gồm bánh kẹo, đường sữa, thức uống đóng chai,…gây mất độ ẩm trên da, đồng thời kích thích thần kinh ngoại biên khiến tổn thương trên da khó hồi phục.
  • Bia rượu, chất kích thích: Không chỉ cản trở quá trình điều trị mề đay mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.
Người bệnh mề đay không nên ăn hải sản
Người bệnh mề đay không nên ăn hải sản

Dị ứng nổi mề đay nên ăn gì?

Bên cạnh nhóm cần hạn chế, người bệnh cũng nên bổ sung một số thực phẩm tốt cho da và sức khỏe. Cụ thể, nhóm thực phẩm hỗ trợ quá trình điều trị bệnh mề đay bao gồm:

  • Thực phẩm giàu vitamin A: Điển hình như cà chua, cá chép, gan bò,…có công dụng thúc đẩy tái tạo tế bào da mới rất tốt.
  • Thực phẩm giàu vitamin B: Cụ thể như óc chó, gạo lứt, chuối,…giúp tăng độ đàn hồi cho da, phục hồi hệ miễn dịch hiệu quả.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ví dụ như dâu tây, ổi, cam,…có tác dụng đẩy lùi bệnh, thải độc tốt và tăng sức đề kháng.
  • Rau xanh, thực phẩm giàu chất xơ: Bắp cải, súp lơ,…không chỉ thúc đẩy tái tạo làn da mà còn tăng kháng thể chống lại tác nhân gây bệnh ngoài da.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Nhóm thực phẩm này gồm hạnh nhân, cá hồi, cá thu,…có tác dụng cấp ẩm cho da, hạn chế dị ứng, đồng thời tăng cường sức khỏe.
  • Gia vị kháng viêm: Có thể kể đến như tỏi, nghệ, gừng,…cho hiệu quả tuyệt vời trong điều trị các bệnh da liễu, chống viêm, thúc đẩy vết thương nhanh lành.
Trái cây rất tốt cho người bệnh
Trái cây rất tốt cho người bệnh

Lời khuyên của chuyên gia giúp phòng ngừa và điều trị nổi mề đay

Để hỗ trợ quá trình điều trị nổi mề đay hiệu quả nhanh chóng hơn và phòng ngừa tái phát, cách bác sĩ khuyến cáo người bệnh cần chú ý những điều sau:

  • Chú ý không gãi, chà xát vào vùng da đang bị mề đay.
  • Thực hiện theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra, không được tự ý tăng hoặc giảm liều lượng để tránh xảy ra phản ứng ngược và nhờn thuốc.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để tăng cường độ ẩm cho da.
  • Chú ý tắm rửa sạch sẽ mỗi ngày và tránh những lưu ý được đề cập phía trên.
  • Lựa chọn sản phẩm chăm sóc da có thành phần tự nhiên giúp kháng khẩn, bảo vệ da, không gây kích ứng.
  • Tránh xa khu vực ô nhiễm, có nhiều khói bụi hoặc chất hóa học.
  • Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, chăn gối để đảm bảo không gian sống sạch sẽ.
  • Khi bị nổi mề đay tuyệt đối không tiếp xúc với chó, mèo,…
  • Thay quần áo thường xuyên, chú ý không nên dùng nước xả vải hoặc nước hoa trong quá trình điều trị nổi mề đay.
  • Giữ tinh thần thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý, không nên để tình trạng căng thẳng stress kéo dài.
  • Luyện tập thể dục, thể thao hàng ngày để thúc đẩy lưu thông máu, tăng cường sức khỏe.

Trên đây là chi tiết giải đáp của bác sĩ về vấn đề “nổi mề đang kiêng gì?”. Hy vọng những thông tin trên đã tháo gỡ nỗi lo lắng trong lòng người bệnh và có thể chủ động áp dụng vào thực tế để bảo vệ sức khỏe.

Cập nhật 3:38 AM , 01/08/2023

Tin liên quan

Nổi mẩn đỏ không ngứa cảnh báo bệnh gì? Điều trị như thế nào?

Nổi mẩn đỏ không ngứa là triệu chứng liên quan đến tình trạng dị ứng, nhiễm trùng hoặc nhiều bệnh lý nguy hiểm khác. Phải xác định chính xác nguyên...

Mẩn đỏ ngứa nổi cục như muỗi đốt là bệnh gì? Nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Nổi mẩn đỏ ngứa như muỗi đốt không chỉ là triệu chứng thông thường khi bị côn trùng đốt mà còn có thể là biểu hiện bệnh lý nguy hiểm...

Nổi Mẩn Đỏ: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Nổi mẩn đỏ có thể là biểu hiện kích ứng da tại chỗ thông thường. Nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm. Trong...

Nổi mề đay: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Nổi mề đay (hay còn gọi là mày đay) là một trong những bệnh dị ứng thường gặp ở mọi độ tuổi, mọi giới tính. Tuy đây không phải bệnh...

Trẻ bị nổi mề đay nên tắm lá gì để vừa an toàn, vừa nhanh khỏi

Do một số lý do khác nhau, nhiều trẻ nhỏ bị mắc mề đay, gây ngứa ngáy và ảnh hưởng đến sức khỏe và hoạt động hàng ngày của bé....

Mẩn Ngứa Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Chữa

Nổi mẩn ngứa xảy ra thường xuyên không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn làm suy giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày. Do vậy, việc hiểu...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *