Bé bị viêm họng uống thuốc gì an toàn, nhanh khỏi?

11:26 AM , 17/08/2023

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì điều trị dứt điểm nhanh chóng?” – Vấn đề luôn được các bậc phụ huynh quan tâm và tìm hiểu khi bé gặp các vấn đề hô hấp. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên đưa bé đi khám tại các cơ sở y tế và điều trị theo phác đồ mà bác sĩ chỉ định. 

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì điều trị hiệu quả?”
“Bé bị viêm họng uống thuốc gì điều trị hiệu quả?”

Bé bị viêm họng uống thuốc gì? Các nhóm thuốc sử dụng phổ biến

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị tấn công bởi các tác nhân đường hô hấp gây viêm nhiễm. Bệnh lý này xuất hiện tương đối phổ biến vào thời điểm giao mùa và các đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, trong đó có trẻ nhỏ.

Điều trị viêm họng không khó, có thể trị dứt điểm nhanh chóng sau một thời gian chữa trị và ăn uống điều độ. Để có phương pháp điều trị hiệu quả nhất, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi thăm khám từ khi các biểu hiện viêm họng mới khởi phát và ở mức độ nhẹ. Ở giai đoạn này, bé có thể trị dứt điểm bệnh mà không cần phải dùng thuốc

Tuy nhiên, với những trường hợp nghiêm trọng hơn (biểu hiện dữ dội, diễn tiến dai dẳng và kéo dài), bé cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Vậy, bé bị viêm họng uống thuốc gì? Dưới đây là một số nhóm thuốc thông dụng thường được bác sĩ chỉ định sử dụng cho bé để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng.

[NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ TỪ CHUYÊN GIA] VIÊM HỌNG NÊN UỐNG THUỐC GÌ HIỆU QUẢ NHẤT?

CTA tư vấn

Thuốc kháng sinh – giải pháp cho vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”

Không phải trường hợp viêm họng nào cũng cần điều trị bằng kháng sinh. Nếu xác định nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ là do tác nhân virus, vi khuẩn đường hô hấp, bác sĩ mới cần chỉ định kháng sinh với liều lượng thích hợp cho bé.

Trước khi dùng thuốc, bác sĩ cần thực hiện các xét nghiệm nuôi cấy để xác định cụ thể loại virus, vi khuẩn gây viêm nhiễm. Đồng thời, tiến hành thực hiện kháng sinh đồ để tìm kiếm loại kháng sinh có phổ kháng khuẩn thích hợp. Một số nhóm kháng sinh sau đây thường được chỉ định điều trị bệnh viêm họng ở trẻ:

  • Amoxicillin: Loại kháng sinh thông dụng thuộc nhóm Penicillin – dùng phổ biến cho bé trong các trường hợp như nhiễm khuẩn, nhiễm trùng,…Có thể chỉ định sử dụng dạng thuốc viên, thuốc bột hoặc thuốc dạng tiêm tùy theo trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, loại thuốc này không có tác dụng với viêm trọng khi bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc do tác nhân virus gây ra
  • Ampicillin: Đây cũng là một loại kháng sinh khác thuộc nhóm Penicillin thường được kê cho trẻ nhỏ. Thuốc tác dụng theo cơ chế ngăn cản sự hình thành màng tế bào của vi khuẩn. Liều lượng của thuốc được chỉ định tùy thuộc vào độ tuổi và cân nặng chính xác của bé. Có thể sử dụng dưới nhiều dạng: viên nang, viên nén, thuốc bột, thuốc dạng hỗn dịch uống,….
Điều trị viêm họng với kháng sinh Ampicillin
Điều trị viêm họng với kháng sinh Ampicillin
  • Cephalexin: Ngoài các kháng sinh nhóm Penicillin, bác sĩ còn có thể sử dụng các loại thuốc thuộc thế hệ kháng sinh Cephalosporin mới. Trong đó, cụ thể có Cephalexin là thuốc thường được chỉ định cho đối tượng trẻ nhỏ. Có thể sử dụng thuốc này trong trường hợp bé có biểu hiện dị ứng với kháng sinh nhóm Penicillin
  • Erythromycin: Dạng kháng sinh với hoạt lực kháng khuẩn tương đối hiệu quả, thường chỉ định trong các trường hợp nhiễm khuẩn, nhiễm trùng nặng hơn. Ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ khi bé dùng kháng sinh nhóm này tránh các biến chứng có thể xảy ra

Ngoài ra, còn một số loại kháng sinh thông dụng khác có thể giải quyết vấn đề “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”. Tuy nhiên, ba mẹ tuyệt đối không tự ý dùng nhóm thuốc này cho bé và phải dùng theo đúng đơn kê để chữa trị an toàn.

Kháng sinh cũng là nhóm thuốc được liệt vào các nhóm dễ gây dị ứng ngoài da nhất. Do đó, trong quá trình điều trị bằng kháng sinh, bác sĩ và ba mẹ cần theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của bé. Ngưng sử dụng thuốc ngay nếu gặp tình trạng sau đây:

  • Nổi mề đay, mẩn ngứa dưới dạng nốt lấm tấm hoặc từng mảng trên da
  • Khó thở, thở nông, khò khè và cảm giác nghẹn họng
  • Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng, tiêu chảy
  • Đau tức ngực
  • Phù nề mắt, miệng và vòm họng
  • Co giật, mê sảng, mất ý thức (nguy hiểm, cần được xử trí kịp thời tránh ảnh hưởng tiêu cực đến tính mạng)

>>> ĐỌC NGAY: Chuyên gia CẢNH BÁO SAI LẦM lạm dụng kháng sinh trong điều trị viêm họng khiến bệnh trở nặng

Thuốc hạ sốt

Viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc hầu họng gây các biểu hiện sưng tấy do ổ viêm loét phù nề. Khi đó, bé thường có biểu hiện sốt (sốt cao hoặc sốt nhẹ còn tùy từng trường hợp). Đây là một phản ứng bình thường của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm do đó ba mẹ cũng không cần lo lắng.

Tuy nhiên, nếu cơ thể sốt cao lên trên 38,5 độ C thì bé cần được áp dụng các biện pháp hạ sốt ngay. Sốt cao kéo dài có thể ảnh hưởng đến trí não và sự phát triển nhận thức ở trẻ. Biện pháp hạ sốt hiệu quả nhất là sử dụng các loại thuốc hạ sốt kê theo đơn của bác sĩ.

Cụ thể, ba mẹ thường thấy bác sĩ kê hai loại thuốc hạ sốt sau cho bé:

  • Paracetamol: Đây là loại thuốc thông dụng và phổ biến, chỉ định trong các trường hợp sốt cao trên 38,5 độ. Liều dùng được chỉ định tùy thuộc vào cân nặng của bé (mức liều phổ biến 10-15mg/kg. Lưu ý về khoảng cách giữa hai lần dùng thuốc (tối thiểu 4-6 tiếng), tránh tình trạng quá liều gây nguy hiểm
Dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen nếu nhiệt độ cơ thể lên đến 38,5 độ
Dùng thuốc hạ sốt Ibuprofen nếu nhiệt độ cơ thể lên đến 38,5 độ
  • Ibuprofen: Một loại thuốc hạ sốt khác cũng thường được chỉ định là Ibuprofen. Có nhiều dạng dùng nhưng thường dùng dạng viên đặt trực tràng ở trẻ nhỏ. Lưu ý bảo quản viên thuốc trong tủ lạnh khi chưa sử dụng và lấy ra trước 15-20 phút trước khi dùng cho bé.

Hai loại thuốc trên là dạng thuốc hạ sốt được chỉ định phổ biến nhất. Ngoài việc dùng đơn lẻ, bác sĩ có thể chỉ định kết hợp Paracetamol và Ibuprofen theo liều lượng cụ thể. Phương pháp kết hợp này ứng dụng trong các trường hợp: sốt theo cơn; sốt liên tục khó cắt cơn (sau 4 tiếng lặp lại);

Bên cạnh việc dùng thuốc, ba mẹ cũng cần lưu ý các biện pháp chăm sóc như: mang mặc quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi để tỏa nhiệt ra ngoài; lau chân tay cho bé với nước mát; cho bé uống nhiều nước;…

Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ lên trên 40 độ, ba mẹ cần đưa ngay đến cơ sở y tế để xử trí kịp thời, tránh tình trạng co giật do sốt cao rất nguy hiểm

“Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” – Thuốc kháng viêm

Trong việc điều trị viêm họng, làm lành các ổ viêm loét là bước rất quan trọng để nhanh chóng dứt điểm tình trạng bệnh lý này. Trong phác đồ điều trị viêm họng ở trẻ nhỏ, thuốc kháng viêm là dạng thuốc thường thấy với dạng dùng được chỉ định phù hợp với mức độ bệnh

Một số dạng dùng phổ biến như dạng viên uống, dạng thuốc tiêm,….Dạng thuốc tiêm truyền thường chỉ dùng khi bé không thể tự uống thuốc hoặc tình trạng viêm nhiễm lây lan và có nguy cơ biến chứng toàn thân.

Một số loại thuốc kháng viêm corticoid thường được chỉ định an toàn cho trẻ nhỏ như sau: prednisolone; hydrocortisone; methylprednisolone; betamethasone; dexamethasone;….Khi sử dụng thuốc kháng viêm, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ sau đây:

  • Phù nề ở chân tay gây sưng đau
  • Tăng nhãn áp
  • Tăng huyết áp gây chóng mặt, hoa mắt
  • Thay đổi tâm trạng gây lo lắng, bồn chồn và mê sảng
  • Thay đổi cân nặng do thuốc gây tích tụ mỡ ở mặt, bụng và sau gáy
  • Các vết thương hở (nếu có) lâu lành hơn

Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc với liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng của bé. Ba mẹ cần chú ý các biểu hiện bên ngoài trong quá trình điều trị để hạn chế tối đa nguy cơ gây tác dụng phụ và những nguy hiểm khác

Thuốc giảm ho, long đờm

Bé bị viêm họng uống thuốc gì?”, ngoài các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân bên trên, bác sĩ có thể kê thêm cho bé các loại thuốc cải thiện triệu chứng. Ho nhiều, ho xuất tiết khiến bé khó chịu, quấy khóc, bỏ ăn và suy nhược cơ thể nghiêm trọng.

Với trẻ nhỏ, dạng thuốc siro trị ho được chỉ định phổ biến với ưu điểm dễ uống, dễ phân chia liều thích hợp theo chỉ định của bác sĩ. Một số siro trị ho, long đờm thường được chỉ định như sau:

  • Siro HoAstex: Thành phần gồm các vị thảo dược thiên nhiên như núc nác; lá tần dày; cineol và một lượng tá dược khác vừa đủ. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng ho ở bé, đồng thời bổ sung nguồn vi chất cần thiết khác, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Sử dụng thuốc theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định phù hợp với độ tuổi cụ thể để đạt hiệu quả tốt nhất
  • Siro Muhi – Nhật Bản: Sản phẩm thuốc trị ho đến từ Nhật Bản, được các chuyên gia y tế khuyên dùng trong điều trị các bệnh lý hô hấp cho bé. Độ tuổi thường được chỉ định dùng loại thuốc này là trẻ nhỏ trong khoảng 3-7 tuổi. Duy trì dùng thuốc 3 lần/ngày với liều lượng cụ thể theo chỉ định của bác sĩ
Siro Muhi - thuốc điều trị viêm họng hiệu quả cho bé
Siro Muhi – thuốc điều trị viêm họng hiệu quả cho bé
  • Siro ho Prospan: Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên, thuốc ho Prospan được chỉ định phổ biến cho đối tượng trẻ nhỏ dưới 15 tuổi. Loại thuốc này điều trị hiệu quả các tình trạng ho khan, ho có đờm, ho do viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi,….Dùng thuốc trước bữa ăn 30 phút đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất
  • Siro Children’s Cold & Flu: Với các thành phần thiên nhiên như dã quỳ, phụ tử, hành đỏ và một số loại thảo dược thiên nhiên khác, loại thuốc này được chỉ định an toàn trong điều trị bệnh hô hấp ở bé. Khi dùng, nhỏ xuống dưới lưỡi của bé với liều lượng thích hợp, cách nhau tối thiểu 20 phút mỗi lần.

Thuốc điều trị tại chỗ khác

Bên cạnh các nhóm thuốc điều trị nguyên nhân và cải thiện triệu chứng, trẻ nhỏ có thể được kê thêm một số loại thuốc khác. Trong đó, dùng nước muối sinh lý làm sạch vùng hầu họng là biện pháp cần thiết để hỗ trợ điều trị dứt điểm hiệu quả.

Không làm sạch cổ họng đúng cách là nguy cơ hàng đầu khiến các tác nhân virus, vi khuẩn sinh sôi và phát triển mạnh hơn. Ba mẹ có thể tự pha nước muối tại nhà hoặc dùng nước muối sinh lý có sẵn để vệ sinh cho bé.

Cụ thể, thực hiện vệ sinh tai mũi họng với nước muối sinh lý như sau:

  • Dùng nước muối mới pha (còn ấm) súc miệng thật kỹ. Giữ trong khoang miệng 3-5 phút, súc đều cả khoang họng cho sạch hoàn toàn, không nuốt xuống
  • Dùng tăm bông thấm đều nước muối sinh lý vệ sinh tai cho bé hàng ngày (nên áp dụng sau khi tắm)
  • Nhỏ 3-5 giọt nước muối sinh lý vào mũi, bịt một bên và xì ra ở bên mũi còn lại

Áp dụng biện pháp làm sạch này tối thiểu 2 lần/ngày. Ba mẹ nên duy trì thói quen cho bé thường xuyên, kể cả khi không có dấu hiệu mắc các bệnh lý hô hấp khác.

Lưu ý khi dùng thuốc điều trị viêm họng cho trẻ nhỏ

Bên cạnh việc tìm hiểu các loại thuốc phù hợp để sử dụng cho trẻ nhỏ bị viêm họng, ba mẹ cũng cần sát sao theo dõi và chú ý trong quá trình điều trị ở bé. Cụ thể, lưu ý những điều sau trong quá trình dùng thuốc:

  • Đưa bé đi khám khi có bất kỳ biểu hiện nào của các bệnh lý hô hấp
  • Chỉ dùng thuốc theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc khi chưa được thăm khám
  • Không tự ý thay đổi các loại thuốc trong đơn thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ chuyên khoa
  • Thông tin tới bác sĩ những loại thuốc mà bé có thể bị dị ứng để có biện pháp điều trị phù hợp
  • Quan sát tình trạng của bé trong quá trình dùng thuốc và ngưng sử dụng ngay nếu thấy có dấu hiệu bất thường
Chú ý trong quá trình dùng thuốc trị viêm họng đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ
Chú ý trong quá trình dùng thuốc trị viêm họng đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ
  • Cho bé ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt, nhiệt độ vừa phải như cháo, súp, canh,…
  • Cho bé uống nhiều nước, có thể đa dạng các loại nước uống (nước hoa quả, nước ép rau củ, nước canh,…)
  • Hạn chế nhóm thực phẩm khô cứng như bánh mì, các loại hạt,…có thể gây kích ứng cổ họng của bé, gây ho và nôn trớ
  • Đưa bé đi thăm khám định kỳ theo lịch mà bác sĩ yêu cầu

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc “Bé bị viêm họng uống thuốc gì?” và cung cấp cho ba mẹ những nhóm thuốc thông dụng nhất. Để điều trị an toàn và hiệu quả, ba mẹ nên chủ động đưa bé đi khám khi có các dấu hiệu của bệnh hô hấp. Theo dõi sát sao trong suốt quá trình điều trị bằng thuốc cho trẻ để có biện pháp khắc phục kịp thời.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Ngày Cập nhật 11:26 AM , 17/08/2023

Tin liên quan

kẹo ngậm viêm họng

mẹ bầu bị viêm họng

Sốt Viêm Họng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Sốt viêm họng là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường hô hấp, mọi người cần nắm...

Viêm họng hạt bao lâu thì khỏi? Có tự khỏi được không?

Viêm hạt là bệnh về hô hấp rất phổ biến ở nước ta. Đây là tình trạng bệnh dễ tái phát và để lại biến chứng nguy hiểm. Vậy, viêm...

Bệnh viêm họng: Dấu hiệu triệu chứng và cách điều trị

Bệnh viêm họng là căn bệnh hô hấp phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là những người có sức hệ miễn dịch yếu. Bệnh sẽ không nguy hiểm nếu...

Bệnh Viêm Họng Là Gì? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Điều Trị

Viêm họng là bệnh đường hô hấp hầu như ai cũng mắc phải ít nhất một lần trong đời. Bệnh có thể tự khỏi nếu tác nhân gây bệnh là...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *