Sốt Viêm Họng Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

4:27 AM , 29/03/2023

Sốt viêm họng là tình trạng có thể gặp ở mọi độ tuổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý về đường hô hấp, mọi người cần nắm rõ để điều trị đúng cách, phòng ngừa hiệu quả.

Tổng quan sốt viêm họng là bệnh gì?

Sốt viêm họng là tình trạng mà ai cũng gặp trong đời. Đây là 2 dấu hiệu điển hình của các bệnh lý về đường hô hấp như:

Cảm cúm

Cảm cúm, là bệnh gây ra bởi virus, thời điểm bùng phát bệnh thường vào mùa đông. Bên cạnh sốt, viêm họng người bệnh còn có các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, ớn lạnh…

Sốt, viêm đau họng là triệu chứng dễ thấy khi bị cảm cúm

Bệnh viêm họng

Viêm họng có nhiều thể do vi khuẩn  liên cầu Streptococcus pyogenes gây ra. Các triệu chứng để nhận biết là sốt, viêm họng, ngứa cổ, sưng hạch bạch huyết, khó nuốt, chán ăn…

Viêm amidan

Xảy ra do virus, vi khuẩn (liên cầu khuẩn nhóm A) tấn công. Triệu chứng sốt, viêm họng, khó nuốt, khô rát họng, amidan sưng đỏ.

Bệnh viêm thanh quản

Sốt đau họng cũng có thể cảnh báo bệnh viêm thanh quản. Bởi trường hợp thanh quản bị nhiễm trùng thường gây triệu chứng sốt đau họng, khàn giọng, mất tiếng, khó nuốt, ho. 

Sốt siêu vi

Là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp khá phổ biến. Bệnh thường xảy ra ở trẻ nhỏ, người có hệ miễn dịch kém. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là sốt cao kèm theo viêm sưng họng, nổi hạch cổ, phát ban sau sốt, đau nhức hốc mắt…

Ung thư vòm họng

Tình trạng sốt viêm họng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư vòm họng. Hãy cẩn trọng nếu thấy xuất hiện thêm các triệu chứng đau vòm họng, có khối u ở cổ, chảy máu mũi, đau đầu, tê vùng mặt…

Nguyên nhân gây sốt viêm họng

Sốt viêm họng xảy ra do các nguyên nhân chính:

  • Virus, vi khuẩn: Sự xâm nhập, tấn công bởi các loại virus cúm, sởi, thủy đậu… vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu… tại cơ quan hô hấp gây tổn thương viêm sưng họng, kèm sốt
  • Môi trường ô nhiễm: Môi trường sống, làm việc nhiều khói, bụi bẩn, nguồn nước ô nhiễm khiến mũi họng bị kích ứng. Lâu ngày gây tổn thương nhiễm trùng đường hô hấp
  • Thời tiết thay đổi: Nắng nóng, nhiệt độ cao hay trở trời, trời lạnh, mưa nồm ẩm cũng dễ gây ra các bệnh cảm, cúm, sốt siêu vi…

Phân biệt sốt viêm họng ở trẻ em và người lớn

Sốt viêm họng có thể nhận biết bằng cách:

  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao trên 38 độ, sờ trán nóng, người nóng hầm hập, vã mồ hôi
  • Họng bị viêm sưng đỏ, có thể quan sát bằng mắt thường, nuốt nước bọt thấy đau, khó nuốt, khó ăn
  • Dù vậy ở mỗi đối tượng sẽ có những biểu hiện và mức độ khác nhau

Sốt viêm họng ở trẻ em

Đây là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, thậm chí bị nhiều lần/năm. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch trẻ chưa hoàn thiện dễ bị vi khuẩn, virus tấn công.

Biểu hiện thường gặp

  • Họng bị đau nên trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú
  • Sốt cao thậm chí co giật, sốt nhiều đợt
  • Ngủ không sâu dễ giật mình

Sốt viêm họng ở người lớn

Chủ yếu ở những người hệ miễn dịch kém, do mắc bệnh về đường hô hấp.

Biểu hiện

  • Họng đau rát, nuốt nước bọt cũng đau, họng vướng khó chịu
  • Quan sát họng thấy sưng đỏ, có thể kèm hạt, mủ
  • Sốt mức độ nhẹ hơn so với trẻ nhỏ
  • Người mệt, mất sức, chán ăn, khó tập trung vào công việc.

Chẩn đoán

Ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ sẽ dựa trên những đánh giá về triệu chứng, tiền sử bệnh cùng chẩn đoán cận lâm sàng để kết luận.

Chẩn đoán cận lâm sàng sẽ gồm các xét nghiệm, chụp chiếu như:

  • Nội soi mũi họng, xác định mức độ viêm, tổn thương tại niêm mạc 
  • Xét nghiệm máu, dịch họng để tìm ra loại vi khuẩn, virus gây nhiễm trùng
  • Chụp Xquang phổi nhằm đánh giá, loại trừ các vấn đề về đường hô hấp

Sốt viêm họng có nguy hiểm không?

Sốt viêm họng là hiện tượng cơ thể phản ứng chống lại các tác nhân gây bệnh. Hiện tượng này thường tự hết sau 5-7 ngày.

Nếu chỉ bị sốt, viêm họng nhẹ sẽ không gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu tình trạng sốt cao trên 39 độ phải hạ sốt, đến bệnh viện ngay bởi có thể gây ra triệu chứng nguy hiểm hơn như co giật, sùi bọt mép, động kinh hoặc vỡ hồng cầu…

Phải làm sao khi bị sốt viêm họng?

Tùy theo đối tượng mắc bệnh người lớn, trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai, đang cho con bú… và bệnh lý mắc phải mà người bệnh có thể áp dụng các phương pháp điều trị khác nhau.

Mẹo chữa tại nhà

Là cách phổ biến phù hợp với mọi đối tượng, cho hiệu quả với tình trạng sốt viêm họng nhẹ. Các phương pháp áp dụng gồm: 

Đắp khăn ấm lên trán, lau người đặc biệt là nách, bẹn, lòng bàn tay, bàn chân để hạ nhiệt.

Uống nhiều nước để hạ sốt.

  • Ăn các thực phẩm mềm, dễ nuốt, uống sinh tố, nước hoa quả tăng cường dinh dưỡng
  • Súc miệng bằng nước muối để giảm viêm sưng, đau họng.
  • Thực hiện các mẹo dân gian như: hấp hẹ quất đường phèn, ngậm chanh đào mật ong, trà gừng mật ong…

Thuốc trị sốt, viêm họng

Bởi sốt viêm họng hầu hết do virus, vi khuẩn gây ra chính vì vậy dùng thuốc tây sẽ giúp tiêu diệt, giảm triệu chứng nhanh chóng. Thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Panadol, ibuprofen
  • Thuốc kháng sinh được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ, dược sĩ
  • Viên ngậm, siro trị ho, đau họng, viêm họng

Lưu ý: Các loại thuốc nên dùng theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua về dùng thay đổi liều lượng. Đặc biệt là trẻ nhỏ và phụ nữ đang mang thai, sau sinh.

Phòng ngừa sốt viêm họng

Sốt, viêm họng là triệu chứng khó tránh khỏi đặc biệt là trẻ nhỏ và những người có sức đề kháng yếu. Tuy nhiên mọi người có thể hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh bằng cách:

  • Vệ sinh răng miệng, mũi họng mỗi ngày. Đánh răng 2 lần/ngày và súc miệng nước muối loãng vào sáng và tối.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài, hạn chế tiếp xúc nơi đông người, nơi có người bị bệnh cúm, cảm, viêm họng…
  • Không dùng chung đồ cá nhân, nói chuyện với người mắc bệnh về đường hô hấp.
  • Rửa tay sạch sẽ sau khi đi ra ngoài về và khi tiếp xúc với người mắc bệnh.
  • Hạn chế ăn các đồ lạnh, uống nước lạnh
  • Không lạm dụng các chất kích thích, rượu bia, thuốc lá
  • Nên uống đủ nước, đặc biệt là nước ấm mỗi ngày.

Sốt viêm họng rất dễ mắc và dễ xử lý. Tuy nhiên tình trạng có thể nặng thêm và cảnh báo nhiều bệnh lý về đường hô hấp khác. Do đó khi thấy triệu chứng kéo dài, sốt cao hãy đến cơ sở chuyên khoa để được khám, điều trị.

Câu hỏi thường gặp

Thường sốt viêm họng ở trẻ khó có thể tự khỏi nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài bởi:

  • Ở trẻ nhỏ sức đề kháng yếu, chưa đủ khả năng để chống lại sự tấn công của virus, vi khuẩn,...
  • Nhiều trường hợp nhẹ, bệnh có thể tự khỏi nhưng nếu vi khuẩn vẫn chưa hoàn toàn được tiêu diệt, nên vẫn rất dễ tái phát trở lại.
  • Khi viêm họng sốt cao ở trẻ, cần can thiệp bằng cách sử dụng thuốc hạ sốt để tránh các biến chứng xảy ra.

Ngay cả khi trẻ bị nhẹ và có thể tự khỏi, vẫn nên đưa tới bệnh viện, sử dụng biện pháp điều trị an toàn, phù hợp để hạn chế nguy cơ bệnh trở nặng và các biến chứng có thể xảy ra.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus Dengue, bùng phát theo mùa. Điều đặc biệt là căn bệnh này có những triệu chứng tương tự như khi bị viêm họng như: sốt cao, đau đầu, mệt mỏi, ngứa cổ, ho,... Nhưng liệu sốt xuất huyết có viêm họng không?

Thực tế, trong giai đoạn đầu, dịch từ huyết tương thoát vào gian ngoại bào có thể kích thích gây ho có đờm hoặc ho khan,...

Hay tại giai đoạn phục hồi của sốt xuất huyết, dịch từ khoảng gian vào được hấp thu vào lòng mạch. Chính quá trình tái hấp thu này tại vùng hầu họng gây ra cảm giác ngứa cổ, kích thích vùng hầu họng và gây ho.

Trong cả 2 trường hợp, người bệnh sốt xuất huyết đều không bị viêm họng. Các dấu hiệu chỉ như ho, ngứa cổ chỉ là do cơ thể bị kích thích.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Cập nhật 2:54 PM , 16/04/2024

Tin liên quan

mẹ bầu bị viêm họng

siro viêm họng

đau họng 1 bên

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *