Hiện nay trong y học có rất nhiều cách tiêu diệt vi khuẩn Hp gây đau dạ dày tận gốc an toàn và hiệu quả. Để đạt được kết quả phục hồi tốt nhất, người bệnh nên ưu tiên các giải pháp phù hợp với thể bệnh và thể trạng của mình. Dưới đây là một số gợi ý của chuyên gia và hướng dẫn chi tiết cách áp dụng.
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không? Khi nào cần điều trị dứt điểm
Vi khuẩn HP có tên khoa học là Helicobacter Pylori, được xem là nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày như viêm dạ dày cấp, mãn tính, ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày đại tràng…Theo các chuyên gia tại bệnh viện Bạch Mai, trung bình cứ 1.000 người thì có tới 700 trường hợp chẩn đoán dương tính với loại vi khuẩn này. Không chỉ có tính lây lan cao, vi khuẩn HP còn có khả năng tồn tại đa dạng, từ trong tuyến nước bọt tới các mảng bám trên răng miệng của người bệnh, đũa thìa hoặc bát đĩa ăn chung,…
Tuy nhiên, vi khuẩn HP nếu không gây ra cảm giác đau bụng, khó tiêu hoặc buồn nôn,… chỉ được đánh giá giống như một vi khuẩn cộng sinh và đôi khi chúng có vai trò ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn khác, giảm kích ứng từ môi trường bên ngoài.
Trong một số trường hợp dưới đây, các chuyên gia sẽ xem xét áp dụng phương pháp tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc:
- Thông qua các xét nghiệm và khám chữa lâm sàng, nếu người bệnh có xuất hiện dấu hiệu viêm – loét dạ dày đang tiến triển sẽ được điều trị diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.
- Người mắc Polyp dạ dày.
- Dùng điều trị với mục đích ngăn ung thư dạ dày giai đoạn sớm.
- Trào ngược dạ dày thực quản điều trị tại chỗ nhưng không có tiến triển tích cực.
- Hàm lượng sắt trong máu và vitamin B12 nhưng không rõ nguyên nhân.
Cách tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc tốt nhất hiện nay
Dưới đây là những cách trị vi khuẩn HP được các chuyên gia đánh giá cao. Để có thể lựa chọn ra phương pháp phù hợp nhất với tình trạng bệnh, bạn nên chủ động thăm khám từ tại các cơ sở y tế uy tín.
Thuốc Tây tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc
Để loại bỏ nhanh chóng sự có mặt của loại vi khuẩn này, các bác sĩ thường kết hợp từ hai cho đến nhiều loại thuốc khác nhau trong phác đồ.
- Thuốc kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh để diệt vi khuẩn HP trong dạ dày dần trở thành điều bắt buộc với mỗi người bệnh. Tùy theo thể trạng, mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ chỉ định những sản phẩm khác nhau như: Amoxicillin, Metronidazol, Clarithromycin, Furazolidone, Tinidazol. Tuy nhiên, trong quá trình điều trị có thể xuất hiện một số phản ứng phụ ngoài ý muốn như tiêu chảy, táo bón, ngứa da, rối loạn huyết áp, buồn nôn, mề đay….
- Các loại ức chế bơm Proton gây trào ngược: Giảm axit trong dạ dày và yếu tố quan trọng giúp giảm tổn thương hệ tiêu hóa, thúc đẩy hiệu quả của kháng sinh và loại bỏ môi trường sinh trưởng của vi khuẩn. Một số sản phẩm tiêu biểu như: Esomeprazol, Lansoprazol, Rabeprazole, Omeprazole…
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Nhóm thuốc này có vai trò tăng sinh chất nhầy dạ dày, giảm viêm loét, bảo vệ niêm mạc dạ dày, ức chế hoạt động của vi khuẩn HP. Thông thường, một số sản phẩm thông dụng như Sucralfate, Bismuth subcitrat, Prostaglandin,… sẽ được dùng song song với kháng sinh.
Cách trị vi khuẩn HP tại nhà bằng mẹo
Đối với một số tình trạng nhẹ, người bệnh có thể tham khảo các bài thuốc dân gian để đảm bảo tính an toàn. Tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc tại nhà đang ngày càng trở nên phổ biến hơn nhờ sự lành tính, không lo nhờn thuốc. Độc giả có thể tham khảo một số bài chữa mẹo dưới đây:
- Chè dây: Dùng chè dây khô đun với 2 lít nước trong khoảng 15 phút và dùng uống trước bữa sáng 10 phút giúp ức chế hoạt động HP, giảm sự phân chia tế bào.
- Lá mơ: Đem giã nát lá mơ tươi đã rửa sạch, lọc lấy nước cốt và hòa trong 100ml nước lọc. Áp dụng đều đặn sẽ có tác dụng giảm ợ chua, nóng rát do viêm loét.
- Nghệ: Dùng tinh bột nghệ nguyên chất, hòa cùng 3 thìa mật ong rừng và 300ml nước ấm sẽ giúp ức chế khả năng sinh sôi của vi khuẩn, kháng viêm và làm lành niêm mạc dạ dày.
Cách tiêu diệt vi khuẩn HP tận gốc trong dạ dày bằng Đông y
Những bài thuốc Đông y đòi hỏi người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài từ 1 – 3 tháng. Tuy nhiên, hiệu quả cuối cùng thường phụ thuộc nhiều vào đặc điểm cơ địa mỗi người.
- Bài thuốc số 1: Sử dụng địa sinh, cam thảo, bồ hoàng, hoàng cầm, chi tử, trắc bá diệp đem sắc chung cùng nhau. Sau đó uống ngày 2 – 3 lần.
- Bài thuốc số 2: Đem đảng sâm, hoàng thổ, địa hoàng, cam thảo, hoàng cầm, phụ tử chế, bạch truật sắc cùng 500ml nước. Cho tới khi thuốc cạn chỉ còn ⅓ có thể tắt đi, dùng hết trong ngày.
Những cách chống ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn HP
Bên cạnh việc tuân thủ những cách diệt vi khuẩn HP trong dạ dày, độc giả không nên bỏ qua các biện pháp nhằm ngăn ngừa khả năng tái phát và chuyển biến nghiêm trọng.
Nên bổ sung dưỡng chất có lợi như chất xơ, các loại vitamin, omega 3. Khi chế biến nên nấu chín, uống nước đun sôi hoặc tinh khiết.
- Ưu tiên sử dụng thức ăn dạng mềm, lỏng như cháo, súp hoặc canh.
- Vi khuẩn HP có thể lây lan qua đường dùng chung bát, đũa hoặc thìa nên cần đặc biệt chú ý việc làm sạch các dụng cụ cá nhân.
- Rửa tay sạch sẽ vào các thời điểm trước khi ăn, sau khi vệ sinh, hắt hơi, hạn chế đưa tay lên miệng.
- Nên chủ động thăm khám y tế khi nhận thấy các dấu hiệu khác thường ở hệ tiêu hóa như ợ hơi, ợ chua, đau bụng, buồn nôn.
Những phương pháp tiêu diệt vi khuẩn hp tận gốc cần được áp dụng dựa trên chỉ định và hướng dẫn của các bác sĩ. Bên cạnh đó, người bệnh cần tránh tâm lý chủ quan, hời hợt trong điều trị bệnh để tránh biến chứng nguy hiểm.
Cập nhật 2:58 PM , 17/08/2023