Vi khuẩn HP là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh dạ dày, vi khuẩn này tồn tại hàng chục năm trong hệ tiêu hóa và dễ lây lan qua nhiều con đường. Người bệnh lơ là không chủ động điều trị khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm. Vậy vi khuẩn HP lây truyền qua còn đường nào và cách điều trị ra sao?
Vi khuẩn HP là gì?
Vi khuẩn HP (tên khoa học Helicobacter Pylori hay còn gọi là H.Pylori) là một loại vi khuẩn phát triển trong lớp nhầy trên bề mặt niêm mạc dạ dày và là nguyên nhân chính gây viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản,… Hơn nữa vi khuẩn này có thể kích thích tế bào phát triển bất thường dẫn đến ung thư ác tính.
Theo thống kê, tỷ lệ nhiễm khuẩn HP có xu hướng tăng đặc biệt ở nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tỷ lệ nhiễm vi khuẩn này ở Việt Nam lên đến 70%, tại các bệnh viện chuyên khoa tiêu hóa người bệnh bị viêm dạ dày lên đến 90%.
Hiện nay, có khoảng 200 chủng vi khuẩn HP khác nhau, thực tế chỉ vi khuẩn mang CagA gây viêm loét, còn vi khuẩn khác đóng vai trò cộng sinh, tiêu diệt vi khuẩn gây hại, bảo vệ đường ruột. Vi khuẩn này có hình cong, chiều dài từ 1,5 đến 5 µm với đường kính 0,3 đến 1 µm và thường cư trú và gây tổn thương nhiều vị trí dạ dày như hàng vị, thân vị, vùng dị sản dạ dày,…
Thời gian ủ bệnh viêm loét dạ dày do virus HP có thể lên đến 30 năm. Trường hợp người bệnh kéo dài không điều trị, tiềm ẩn biến chứng nghiêm trọng như xuất huyết, thủng dạ dày, ung thư nguy cơ tử vong cao.
Vây vi khuẩn HP dạ dày có lây không? Lây qua đường nào?
Theo chuyên gia khuyến cáo, vi khuẩn này xâm nhập cơ thể và dễ dàng lây nhiễm thông qua các con đường:
- Đường miệng: Vi khuẩn Hp không chỉ tồn tại trong dịch vị, còn xuất hiện ở trong nước bọt. Do đó nếu người bình thường sử dụng vật dụng các nhân chung (bàn chải, chén, đũa,…), ăn uống chung, hôn môi với người bệnh dễ dàng lây bệnh.
- Đường phân: Trong phân có chứa virus HP, nên nếu người bệnh không xử lý phân thải, đi vệ sinh không vệ sinh sạch sẽ dễ dàng lây bệnh cho người khác
- Con đường khác: Vi khuẩn này lây nhiễm qua vật dụng trung gian như dụng cụ y tế nội soi, xét nghiệm lấy mẫu dịch vị, … lây truyền cho người khỏe mạnh
- Ngoài ra, vi khuẩn có thể xâm nhập qua thức ăn, nước uống hằng ngày.
Nguyên nhân gây nhiễm khuẩn Hp
Hiện nay chưa xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên bệnh có thể lây lan quan còn đường như đường miệng, đường phân, qua dụng cụ y tế, nguồn thức ăn nước uống. Do đó người bệnh dễ dàng vi khuẩn Hp nếu như:
- Sống trong điều kiện thiếu vệ sinh
- Nguồn nước, thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh
- Sống với người bệnh nhiễm vi khuẩn HP, theo thống kê tỷ lệ lây nhiễm lên đến 90% nếu trong gia đình có người bệnh nhiễm khuẩn
Do đó người bệnh cần hạn chế chế tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm virus HP, tạo môi trường sống thông thoáng sạch sẽ, sử dụng nguồn thức ăn và nước uống đảm bảo vệ sinh phòng tránh bệnh hiệu quả.
Triệu chứng nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày
Khi nhiễm vi khuẩn HP, người bệnh xuất hiện triệu chứng rõ ràng như:
- Dạ dày bị đau, nóng rát bụng, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau quặn
- Ợ nóng, ợ chua, trào ngược dạ dày thực quản
- Rối loạn tiêu hóa, chán ăn, sụt cân không lý do
- Đầy hơi chướng bụng
- Đi ngoài ra máu, phân màu đen, tính chất phân thay đổi
Nhận biết dấu hiệu, bệnh nhân cần đi thăm khám và điều trị sớm phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng và biến chứng nguy hiểm
Vi khuẩn HP dương tính có nguy hiểm không
Virus HP xâm nhập cơ thể không ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe đến người bệnh. Tuy nhiên chúng có thể ủ bệnh lâu dài và khi gặp môi trường thuận lợi như rượu bia, chất kích thích gây viêm loét dạ dày, rối loạn tiêu hóa và tiềm ẩn biến chứng nguy hiểm như:
- Xuất huyết dạ dày: Tình trạng viêm loét dạ dày kéo dài, lớp niêm mạc bị ăn mòn đến mạch máu dẫn đến nôn, hoặc đại tiện ra máu. Bệnh kéo dài dẫn đến thiếu máu, sắt, cơ thể suy nhược.
- Tắc nghẽn dạ dày: Viêm nhiễm dạ dày nghiêm trọng hình thành sẹo, khối u cản trở thức ăn từ thực quản xuống dạ dày. Trường hợp bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng đến tiêu hóa, tắc ruột, nguy hiểm đến tính mạng.
- Thủng dạ dày: Lớp niêm mạc dạ dày bị viêm loét, ăn mòn dẫn đến thủng dạ dày. Trường hợp bị thủng dạ dày,bệnh nhân bắt buộc phải thực hiện phẫu thuật điều trị cắt bỏ tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng
- Viêm phúc mạc: Vi khuẩn Hp xâm nhập gây viêm loét và nhiễm trùng lớp niêm mạc bụng, phúc mạc, người bệnh xuất hiện cơn đau âm ỉ, rối loạn tiêu hóa, chướng bụng,…
- Ung thư dạ dày: Theo một số nghiên cứu, vi khuẩn HP và tế bào ung thư có mối quan hệ mật thiết với nhau, hơn nữa người bệnh viêm loét dạ dày mãn tính nếu không điều trị dứt điểm khả năng biến chứng thành ung thư, nguy hiểm đến tính mạng.
Người bệnh nhận biết dấu hiệu của bệnh, chủ động thăm khám và điều trị sớm tránh biến chứng nguy cơ tử vong cao.
Vi khuẩn HP có chữa khỏi được không? Điều trị vi khuẩn HP bao lâu?
Như trình bày ở trên, virus HP là loại khuẩn có thể tồn tại nhiều năm mà người bệnh không nhận ra các dấu hiệu của chúng. Điều này khiến việc điều trị trở nên khó khăn, nhiều trường hợp phát hiện, bệnh lý chuyển sang mãn tính, điều trị cần tiến triển lâu dài theo hướng bảo tồn.
Thông thường, người bệnh nhiễm vi khuẩn Hp được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc làm giảm axit. Bệnh nhân được chỉ định sử dụng thuốc trong khoảng từ 2-4 tuần và điều trị duy trì khoảng 4-8 tuần sau đó.
Trường hợp bệnh nghiêm trọng, thời gian điều trị kéo dài điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Theo thống kê, với liệu trình phù hợp người bệnh có thể loại bỏ từ 75-95% vi khuẩn HP. Sau điều trị, bệnh nhân cần tiến hành kiểm tra hơi thở, để đảm bảo vi khuẩn được loại bỏ
Tuy nhiên, bệnh điều trị kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
- Mức độ nghiêm trọng của bệnh
- Chế độ dinh dưỡng, biện pháp chăm sóc tại nhà
- Phương pháp điều trị
- Người bệnh có tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ hay không?
Nhiễm virus HP hoàn toàn kiểm soát nếu người bệnh phát hiện sớm và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ. Ngược lại người bệnh lơ là chủ quan dẫn đến bệnh kéo dài, tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao.
Phát hiện vi khuẩn HP bằng cách nào?
Để nhận biết chính xác vi khuẩn Hp có trong cơ thể và diễn biến nghiêm trọng như thế nào? Bạn cần đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán bệnh thông qua xét nghiệm:
- Xét nghiệm máu: Xét nghiệm giúp bác sĩ xác trong máu có kháng thể chống lại HP được không. Nếu xét nghiệm nhận thất kháng thể vi khuẩn này, thì bạn đã bị nhiễm vi khuẩn Hp
- Xét nghiệm hơi thở (BREATH TEST) : Người bệnh được test hơi thở dạng nóng hoặc test hơi thở dạng thẻ từ đó xác định người bệnh có bị dương tính vi khuẩn Hp hay không thông qua chỉ số DPM. Nếu DPM <50 người bệnh âm tính với virus HP, chỉ số 50
200 người bệnh dương tính với khuẩn HP - Xét nghiệm phân: Nhận biết vi khuẩn HP có trong phân dựa trên phản ứng hệ miễn dịch huỳnh quang.
- Nội soi dạ dày: Bác sĩ tiến hành gắn camera vào dạ dày để xác định vị trí viêm loét, mức độ tổn thương từ đó đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Sau khi xác định mức độ nghiêm trọng của bệnh, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
Cách điều trị nhiễm vi khuẩn HP
Nguyên tắc điều trị nhiễm khuẩn Hp là loại bỏ nguyên nhân gây bệnh và yếu tố khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn. Đồng thời bảo vệ lớp niêm mạc, tăng cường sức khỏe và phòng ngừa biến chứng có thể xảy ra. Biện pháp điều trị được sử dụng phổ biến như:
Vi khuẩn hp cách điều trị bằng thuốc Tây
Bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh cùng thuốc ức chế bài tiết axit trong dạ dày. Nhóm thuốc được sử dụng bao gồm:
- Kháng sinh: Thuốc tiêu diệt vi khuẩn Hp gây hại trong dạ dày, người bệnh tham khảo thuốc Metronidazol, Amoxicilline, Clarithromycine và Tinidazol.
- Thuốc ức chế bơm proton: Tác dụng cải thiện triệu chứng do tăng axit, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc Omeprazol, Lansoprazol, Esomeprazole và Rabeprazole
- Thuốc kháng tiết H2: Thuốc ức chế tác động của histamin thụ thể, giảm tiết axit trong dạ dày, một số thuốc bệnh nhân có thể sử dụng Famotidine, Nizatidine, Cimetidin và Ranitidine và. Tuy nhiên thuốc chứa tác dụng phụ tiêu chảy, đau đầu, chóng mặt,… Người bệnh cần tham vấn y khoa trước khi sử dụng thuốc.
- Nhóm thuốc kháng axit: Thông thường được bác sĩ chỉ định sử dụng CaCO3 và NaHCO3.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc: Thuốc tạo lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày, chống viêm loét và tấn công của virus HP. Bạn tham khảo thuốc được sử dụng như Prostaglandin, Sucralfate, Bismuth.
Tuy nhiên thuốc Tây chứa tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe như tiêu chảy, đi ngoài phân đen, rối loạn tiêu hóa,… Theo chuyên gia khuyến cáo, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc trong thời gian ngắn để ức chế hoạt động của vi khuẩn, không nên sử dụng lâu dài.
Diệt vi khuẩn hp trong dạ dày – bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian sử dụng thảo dược tự nhiên được lưu truyền nhiều đời người bệnh sử dụng bài thuốc
Bài thuốc từ cây chè dây
Hoạt chất tanin và flavonoid trong chè dây có khăng năng chống viêm tiêu diệt vi khuẩn Hp và trung hòa axit trong dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét. Sử dụng lá chè dây sao khô sắc lên và uống trước khi ăn khoảng 10-15 phút.
Nghệ diệt vi khuẩn Hp
Hoạt chất curcumin và beta-carotene trong nghệ tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Hơn nữa nghệ ức chế hoạt động của vi khuẩn HP và ngăn chặn tế bào phát triển thành tế bào ác tính giảm nguy cơ mắc ung thư.
Bạn sử dụng bột nghệ pha với nước ấm thêm 3-4 thìa mật ong và sử dụng 2 lần/ ngày. Hoặc trộn nghệ và mật ong sử dụng trực tiếp, bổ sung nghệ trong thực đơn hằng ngày
Bài thuốc từ lá mơ
Hoạt chất Sulfur dimethyl disulphide trong lá mơ chống viêm, kháng khuẩn tiêu diệt vi khuẩn HP có trong dạ dày. Bạn xay nhuyễn lá mơ, chắt lấy nước sử dụng kiên trì cải thiện triệu chứng của bệnh.
Bài thuốc từ cây dạ cẩm
Trong Đông y, cây dạ cẩm có vị ngọt, tính bình giúp thanh nhiệt giải độc, chống viêm được sử dụng điều trị bệnh về dạ dày, ức chế vi khuẩn Hp. Sử dụng cây dạ cẩm sắc lên uống 2-3 lần/ ngày. Hoặc kết hợp cây dạ cẩm với mật ong và đường kính sử dụng hỗn hợp 2-3 lần/ ngày.
Bài thuốc dân gian được lưu truyền qua nhiều đời thông qua hình thức truyền miệng và chưa được chứng minh khoa học. Người bệnh sử dụng bài thuốc nam trong các trường hợp:
- Người bệnh nhiễm vi khuẩn HP không xuất hiện triệu chứng lâm sàng gây viêm loét dạ dày
- Trường hợp bệnh nhẹ, mới khởi phát
- Kết hợp với thuốc Tây để tăng tác dụng điều trị
- Giúp hỗ trợ phục hồi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương và phòng ngừa bệnh tái phát
Cách tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày – bài thuốc Đông y
Sử dụng thuốc Tây chứa nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó điều trị bằng Đông y được nhiều người bệnh tin tưởng lựa chọn. Thuốc sử dụng thảo dược tự nhiên được đánh giá lành tính, an toàn, giúp phục hồi sức khỏe.
Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, cơ địa, người bệnh sử dụng bài thuốc khác nhau.
Bài thuốc số 1
Kết hợp thảo dược Hoàng Liên, Mạch nha, Cam thảo, Mai mực, Ngô Thù, Hoàng cầm, Đại táo, Sơn chi theo liều lượng và chỉ định của bác sĩ, đem nguyên liệu đun nhỏ, sử dụng 2 lần/ ngày tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống viêm, kiện tỳ giảm stress, hỗ trợ tiêu hóa.
Bài thuốc số 2
Sử dụng lá khôi, Cam thảo dây, Khổ sâm, Bồ công anh giúp giảm đau vùng thượng vị, phục hồi vết loét, ợ hơi, ợ nóng. Bạn đem nguyên liệu sắc với 1,5 lít nước và sử dụng 3 lần/ ngày.
Bài thuốc số 3
Sử dụng thảo dược vỏ vối rừng, quả chấp non, thương truật giúp khí huyết lưu thông, điều hòa trường vị, kích thích tiêu hóa và hoạt động của nhu ruột
Bài thuốc Sơ can bình vị tán
Không chỉ Tây y, trong thảo dược tự nhiên cũng có tính kháng sinh giúp chống viêm kháng khuẩn và ức chế vi khuẩn HP phát triển. Bài thuốc Sơ can Bình vị tán của trung tâm Thuốc Dân Tộc là sự kết hợp của y học cổ truyền và y học hiện đại với 3 chế phẩm:
- Sơ can bình vị – Viêm loét HP: Với thảo thược Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa, … Giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc, sát trùng, hoạt huyết, hoạt trường, điều huyết, thông kinh. Hơn nữa thuốc tác dụng giảm đau, kháng viêm, phục hồi viêm loét cho niêm mạc dạ dày, tá tràng., ức chế vi khuẩn HP gây hại.
- Sơ can bình vị – Trào ngược: Sự kết hợp hoàn hảo của thảo dược Bố chính sâm, Tam thất, Bạch thược, Ô tặc cốt, Bắc sài hồ, Kim ngân hoa… Giúp cải thiện triệu chứng chống trào ngược, ợ hơi, ợ chua, phục hồi viêm loét, giảm đau điều trị bệnh hiệu quả.
- Cao bình vị: Với thảo dược bồ công anh, mơ tam thể, lá khôi, cỏ mực, mai mực, dạ cầm, tơ hồng xanh, xích đồng, … thanh nhiệt giải độc, giảm trào ngược thực quản, ợ chua, giảm viêm đau, sát trùng,…
Phân chia thành 3 chế phẩm riêng biệt, bài thuốc Sơ can Bình vị tán đem lại hiệu quả vượt trội loại bỏ tận gốc vi khuẩn HP, làm lành vùng niêm mạc tổn thương và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm hơn.
Bài thuốc Đông y không chứa tác dụng phụ, đảm bảo an toàn cho người bệnh. Tuy nhiên phụ thuộc vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh mang đến hiệu quả khác nhau. Hơn nữa cần lựa chọn cơ sở Đông uy tín để bắt mạch và kê đơn.
Nhiễm vi khuẩn Hp nên ăn gì kiêng gì? Sinh hoạt ra sao?
Chế độ dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh và phòng tránh bệnh diễn biến nghiêm trọng. Bạn nên bổ sung thực phẩm trong thực đơn như:
- Thực phẩm chống viêm: Thực phẩm chống viêm tỏi, gừng, nghệ, .. chứa nhiều hoạt chất hoạt động như kháng sinh tự nhiên giúp ức chế vi khuẩn HP và vi khuẩn gây hại khác. Ngoài ra thực phẩm này còn phục hồi tế bào viêm, tăng cường sức đề kháng cho người bệnh
- Trái cây giàu vitamin C: Trái cây giàu vitamin C chứa nhiều hoạt chất Carotenoids, flavonoid, vitamin B, magie, kali,.. ngăn chặn hình thành gốc tự do, chống viêm hiệu quả. Hơn nữa trái cây cung cấp vitamin, chất xơ, khoáng chất cần thiết giúp nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa.
- Bổ sung nhiều rau xanh: Bổ sung rau xanh giúp kiềm hóa dịch dạ dày, trung hòa axit giảm nguy cơ trào ngược, viêm loét tiêu hóa.
- Thực phẩm chứa probiotic và sữa chua: Bổ sung thực phẩm này giúp cải thiện số lượng vi khuẩn cho đường ruột, ngăn chặn vi khuẩn HP phát triển. Hơn nữa thực phẩm này tốt cho hệ tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu, táo bón
- Thực phẩm giàu tinh bột: Người bệnh bổ sung thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì, cháo,… giúp trung hòa axit trong dạ dày chống ợ hơi, ợ chua, trào ngược dạ dày.
Bên cạnh đó người bệnh nên hạn chế thực phẩm như:
- Thực phẩm chứa nhiều axit như xoài, chanh, quất, bưởi
- Hạn chế đô ăn cay nóng, chứa nhiều chất béo
- Thực phẩm nhiều đường
- Không lạm dụng thuốc chống viêm
Ngoài ra người bệnh cần lưu ý vấn đề dưới đây:
- Không sử dụng rượu bia, hút thuốc lá, chất kích thích khác
- Không nên sử dụng chung đồ cá nhân với người khác như bàn chải, khăn mặt, bát đũa
- Vệ sinh tay sạch sẽ sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn.
- Luyện tập thể dục thể thao giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Không gian sống thông thoáng, sạch sẽ tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
- Nhận biết dấu hiệu của bệnh, đi thăm khám điều trị theo phác đồ của bác sĩ.
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc bởi vi khuẩn Hp rất dễ kháng thuốc
Vi khuẩn HP có thể gây tổn thương dạ dày ở mọi đối tượng. Người bệnh cần chủ động đi thăm khám sớm tránh những biến chứng nguy hiểm, ung thư dạ dày, nguy cơ tử vong cao.
Cập nhật 2:58 PM , 17/08/2023