Viêm lợi sưng má là bệnh lý về răng miệng không nguy hiểm tới tính mạng, tuy nhiên lại có thể gây ra nhiều đau đớn, bất tiện trong cuộc sống hàng ngày, thậm chí là biến chứng thành nhiều bệnh nghiêm trọng khác. Để hiểu rõ hơn về viêm lợi sưng má mời các bạn cùng theo dõi bài viết ngay sau đây.
Viêm lợi sưng má là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Bệnh viêm lợi sưng má có thể dễ dàng kiểm soát và sớm điều trị dứt điểm nếu người bệnh hiểu rõ cũng như nắm chắc các dấu hiệu, triệu chứng của nó.
Bệnh viêm lợi sưng má là gì?
Viêm lợi sưng má là hiện tượng lợi bị viêm dẫn tới sưng má thường kèm theo các biểu hiện đau nhức, khó chịu thậm chí là viêm loét hoặc chảy máu. Bệnh lý này ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống, giao tiếp nói chuyện hằng ngày. Bạn có thể nhận biết viêm nướu sưng má thông qua các dấu hiệu dưới đây:
- Phần mô mềm xung quanh chan răng bị sưng, tấy đỏ, khi ấn vào có cảm giác đau.
- Xuất hiện những mùi hôi tanh, khó chịu trong khoang miệng.
- Có cảm giác đau buốt khi chải răng, thậm chí là chảy máu.
- Trên răng có nhiều mảng bám, lợi có màu hồng tím.
- Nếu không được điều trị kịp thời, viêm lợi sưng to sẽ dẫn tới mất liên kết giữa răng và nướu, nướu xuất hiện các túi mủ.
Viêm lợi sưng má có gây nguy hiểm hay không?
Các bác sĩ chuyên khoa cho rằng, đây không phải là bệnh lý quá nguy hiểm, nhưng nó lại có thể gây ra nhiều bất tiện trong cuộc sống, cụ thể:
- Trở ngại trong việc ăn nhai: Khi bị đau lợi sưng má, tình trạng đau, ê buốt vùng bị viêm là không thể tránh khỏi. Hệ quả của việc này là người bệnh sẽ gặp nhiều khó khăn khi ăn nhai, ăn không ngon miệng. Trường hợp nặng còn có thể dẫn tới sốt cao, người mệt mỏi.
- Ảnh hưởng đến giao tiếp: Bên cạnh đó, tình trạng nướu bị sưng phù cũng ảnh hưởng không nhỏ đến giao tiếp thường ngày. Đau nhức khó mở miệng khiến cho việc nói chuyện trở nên khó khăn.
- Dẫn tới nhiều bệnh lý nguy hiểm khác: Tình trạng viêm lợi sưng mặt không được chữa trị kịp thời, đúng cách có thể sẽ dẫn tới các bệnh lý phức tạp và nghiêm trọng hơn như viêm nha chu, viêm chân răng mưng mủ.
Nguyên nhân nào dẫn đến viêm lợi sưng má?
Có khá nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng viêm lợi liên quan đến các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cơ thể, cụ thể như sau:
- Không có thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên: Mảng bám và thức ăn thừa dính lại ở kẽ răng không được làm sạch tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công chân răng. Chúng sản sinh enzyme phá hủy liên kết giữa các biểu mô và răng, khiến cho liên kết này trở nên lỏng lẻo và dẫn tới viêm nhiễm.
- Chế độ ăn thiếu chất: Không bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng làm cho sức khỏe răng miệng bị sụt giảm, khiến cho vi khuẩn gây viêm tấn công và lây lan nhanh hơn.
- Khô miệng (Giảm tiết nước bọt): Đây có thể tác dụng phụ của một số loại thuốc như thuốc trầm cảm, lợi tiểu hoặc histamin, đồng thời cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh lý. Lượng nước bọt tiết ra không đủ, không thể giữ mức axit trong miệng ổn định, vi khuẩn gây viêm sẽ phát triển nhanh hơn.
- Do sức đề kháng của cơ thể suy giảm: Khi hệ miễn dịch hoạt động không tốt, khả năng chống lại vi khuẩn gây hại từ bên ngoài cũng sẽ suy giảm. Điều này góp phần dẫn tới tình trạng viêm lợi.
Các phương pháp điều trị viêm lợi sưng má
Viêm lợi sưng mặt hoàn toàn có thể chữa trị hoàn toàn nếu được phát hiện sớm và có giải pháp khắc phục phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị tình trạng viêm lợi phổ biến nhất hiện nay:
Mẹo dân gian điều trị tại nhà
Các bài thuốc dân gian sử dụng những nguyên liệu quen thuộc trong tự nhiên là giải pháp được nhiều người lựa chọn vì chúng tuyệt đối an toàn và lành tính. Dưới đây là một số cách chữa chứng viêm lợi sưng đau tại nhà được áp dụng nhiều nhất:
- Dùng gừng và tỏi: Sử dụng một nhánh gừng, 1 củ tỏi, đập dập và đắp vào khu vực bị viêm sưng hoặc bên ngoài má bị sưng. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày, bạn sẽ thấy tình trạng sưng đau lợi thuyên giảm rõ rệt.
- Dùng hạt táo: Lấy 1 -2 hạt tạo, đốt thành than rồi nghiền ra thành bột và đắp lên vùng sưng lợi. Thực hiện phương pháp này đều đặn từ 1 – 2 lần/ngày, duy trì trong vòng 1 tuần để thấy được hiệu quả.
- Dùng chanh: Đây là giải pháp giảm đau nhức tức thời rất hiệu quả. Bạn chỉ cần nhỏ một chút nước cốt chanh lên khu vực nướu bị sưng viêm. Axit citric trong nước chanh sẽ ức chế tạm thời hoạt động của vi khuẩn, giảm cảm giác đau, ê buốt.
Điều trị bằng các loại thuốc Tây
Ngoài các cách làm trên, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng một số loại thuốc không kê toa được bán rộng rãi tại các nhà thuốc dưới đây để điều trị viêm nướu răng:
- Nhóm thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường mang lại hiệu quả rất nhanh, nhóm thuốc thường được kê cho tình trạng viêm lợi là spiramycin kết hợp với metronidazol để tăng cường thêm hiệu quả.
- Nhóm thuốc chống viêm: Thành phần trong nhóm thuốc này chủ yếu sẽ bao gồm chymotrypsin hoặc corticoid mang lại công dụng giảm các triệu chứng sưng viêm.
- Nhóm thuốc giảm đau: Đối với các trường hợp đau nhức nghiêm trọng, các bác sĩ cũng sẽ chỉ định thêm các loại thuốc giảm đau có chứa thành phần paracetamol để làm giảm các triệu chứng đau nhức.
Xem thêm: Viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách khắc phục triệt để?
Chữa viêm lợi sưng má bằng các bài thuốc Đông y
Tình trạng viêm lợi cũng có thể được khắc phục bằng cách sử dụng các bài thuốc Đông y dưới đây:
Bài thuốc với hoa mộc
- Chuẩn bị: Rượu trắng 200ml, lá lốt 8g, lá nhãn 10g, 8g vỏ cây hoa đại, hoa mộc 11g.
- Thực hiện: Đun sôi tất các các thảo dược trên cùng rượu trắng trong vòng 5 – 10 phút rồi tắt bếp, để nguội rồi chắt lấy nước. Khi dùng lấy bông gòn thấm thuốc và chấm vào cùng lợi bị viêm.
Bài thuốc với cây hương nhu và rau má
- Chuẩn bị: 24g rau má, 18g hương nhu, 10g hoàng liên, 10g hoàng cần, 12g chi tử, 12g đương quy, 12g cam thảo, 16g đan sâm.
- Thực hiện: Tất các các vị thuốc trên sắc với nước lọc theo tỷ lệ 3 lấy 1, tức là sắc 3 bát để lại 1 bát. Một thang như vậy, sắc trong 3 lần thì thay thuốc mới, dùng uống vào các buổi sáng, trưa tối, uống sau ăn 30 phút.
Bài thuốc từ rau rệu
- Chuẩn bị: 50g rau rệu khô, 30g rau má, 30g đinh lăng, 30g lá chè xanh.
- Thực hiện: Rau má, đinh lăng và chè xanh đem rửa sạch, vớt ra để ráo. Sau đó, đem toàn bộ các nguyên liệu trên đun sôi với nước lọc, rồi để nguội, lọc bỏ bã lấy nước. Đựng nước này trong chai lọ sạch, uống thay nước hằng ngày.
Lưu ý trong quá trình điều trị viêm lợi sưng má
Trong quá trình điều trị sưng lợi sưng má, để bệnh nhanh chóng được đẩy lùi bạn cần lưu ý một số điều như sau:
- Thận trọng trong quá trình vệ sinh răng miệng: Vùng nướu bị tổn thương sẽ vô cùng nhạy cảm, vì vậy trong quá trình làm sạch răng miệng, bạn nên hết sức nhẹ nhàng. Sử dụng bàn chải có lông mềm để tránh tác động mạnh đến vùng nướu.
- Hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc: Các loại thuốc chữa viêm lợi Tây y thường mang lại hiệu quả rất nhanh, tuy nhiên, sẽ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Với một số người, các thành phần thuốc có thể gây dị ứng, vì vậy khi sử dụng bạn cần hết sức thận trọng. Tìm hiểu kỹ về các thành phần của thuốc cũng như tham khảo ý kiến bác sĩ.
- Lưu ý khi dùng các bài thuốc dân gian: Các bài thuốc dân gian tại nhà sẽ chỉ có thể khắc phục được tình trạng viêm nướu ở mức độ nhẹ, cần duy trì trong thời gian dài. Để có thể được điều trị tận gốc, bạn nên đến cơ sở nha khoa để được thăm khám và chữa trị.
Cách phòng tránh viêm lợi sưng má
Để phòng tránh tình trạng viêm nướu cũng như nhiều bệnh lý răng miệng khác bạn nên điều chỉnh một số thói quen và tạo cho mình thói quen ăn uống và lối sống khoa học, cụ thể như sau:
- Vệ sinh răng miệng hằng ngày: Vệ sinh răng miệng hằng ngày là vô cùng quan trọng. Bạn nên duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời sử dụng thêm các sản phẩm hỗ trợ làm sạch như chỉ nha khoa, nước súc miệng.
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn: Một chế độ ăn uống lành mạnh cũng sẽ giúp răng bạn chắc khỏe hơn, chống lại các bệnh lý về răng miệng, tăng cường sức đề kháng.
- Hạn chế các loại thực phẩm có hại cho răng miệng: Hạn chế tối đa đồ ăn có nhiều đường và tinh bột, các chất kích thích, như rượu, bia, cà phê, thuốc lá.
- Thăm khám nha khoa định kỳ: Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.
Địa chỉ chữa viêm lợi sưng má uy tín
Tình trạng viêm lợi sưng đỏ nếu có phương pháp điều trị phù hợp thì sẽ có thể chữa khỏi hoàn toàn trong thời gian ngăn. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh không thuyên giảm, bạn nên đến bệnh viện hoặc cơ sở nha khoa để được khám và điều trị kịp thời. Dưới đây là một bệnh viện, phòng khám nha khoa bạn có thể tham khảo
- Trung tâm Nha khoa Điều trị ViDental Care – Trực thuộc Viện Nghiên cứu & Ứng dụng Công nghệ Nha khoa Việt Nam.
- Khoa Răng miệng, Bệnh viện Quân y, địa chỉ đặt tại số 261 Phùng Hưng, Hà Đông, Hà Nội.
- Bệnh viện Bạch Mai, khoa Răng Hàm Mặt có địa chỉ tại số 78 Giải Phóng, Đống Đa, Hà Nội.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TPHCM, có địa chỉ tại 201A Nguyễn Chí Thanh – Phường 12 – Quận 5 – TPHCM.
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Sài Gòn, có địa chỉ đặt tại số 263 -265 đường Trần Hưng Đạo – Cô Giang – Quận 1 – TPHCM.
Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về bệnh viêm lợi sưng má, cách điều trị cũng như phòng tránh. Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp ích cho quý vị độc giả khi tìm hiểu thông tin về bệnh lý này.
Dành riêng cho bạn: