Chảy Máu Chân Răng Uống Thuốc Gì? Gợi Ý Top 6 Loại Hiệu Quả

12:14 AM , 02/08/2023

Chảy máu chân răng uống thuốc gì là thắc mắc chung của rất nhiều người. Tình trạng này gây ra tâm lý lo lắng, sự khó chịu, đồng thời làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người mắc. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về top 6 loại thuốc hiệu quả trong điều trị tình trạng chảy máu ở chân răng.

Chảy máu chân răng uống thuốc gì – Top 6 loại phổ biến 

Chảy máu chân răng là tình trạng không hiếm, có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, theo thống kê viêm lợi là nguyên nhân phổ biến nhất gây chảy máu chân răng.

Chuyên gia lý giải khi bị viêm, lợi trở nên yếu hơn, dễ chảy máu dù chỉ tác động nhẹ. Việc bỗng dưng bị chảy máu chân răng khiến người bệnh lo lắng và muốn tìm tới các loại thuốc đặc trị giúp nhanh chóng loại bỏ tình trạng này. Dưới đây là tổng hợp 6 loại thuốc cải thiện chứng chảy máu nướu răng, chân răng thường được các bác sĩ khuyên dùng.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh là loại thuốc thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định khi bị chảy máu chân răng do nhiễm khuẩn. Thuốc sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, từ đó làm giảm tình trạng sưng, đau nướu, lợi. Thuốc có thể được bào chế ở dạng bôi, uống, súc miệng,… Dưới đây là một số cái tên thường được bác sĩ kê đơn. 

Thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong điều trị chảy máu chân răng
Thuốc kháng sinh được bác sĩ chỉ định trong điều trị chảy máu chân răng
  • Amoxicillin: Loại thuốc quen thuộc và phổ biến với tác dụng giảm chảy máu chân răng, kháng vi khuẩn. Liều dùng thường được chỉ định là amoxicillin 500mg 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Người bệnh thường dùng thuốc từ 5 – 7 ngày, nếu không đỡ, bác sĩ chuyên khoa sẽ có phác đồ thay thế. 
  • Tetracycline: Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự tăng sinh của vi khuẩn, có hiệu quả với vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-). Thuốc được dùng đường uống, nên sử dụng trước khi ăn 1 đến 2 giờ đồng hồ. Bác sĩ thường chỉ định người bệnh dùng thuốc 5 – 7 ngày tùy theo tình trạng cụ thể. 
  • Ciprofloxacin: Công dụng giảm đau nhức, kháng viêm và giảm hiện tượng chảy máu chân răng. Chuyên gia cảnh báo không sử dụng thuốc cho trẻ em dưới 12 tuổi. 
  • Azithromycin: Có tác dụng hạn chế, kiểm soát sự phát triển của các vi khuẩn làm viêm nướu răng. Liều dùng thông thường là ngày đầu sử dụng 1 viên 500mg, sau 4 ngày giảm xuống còn ½ viên/ngày.
  • Metronidazol: Chảy máu chân răng uống thuốc gì, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định người bệnh sử dụng Metronidazol. Loại thuốc thường được dùng với bệnh nhân chảy máu chân răng do viêm nha chu.

Lưu ý: Thuốc kháng sinh chữa chảy máu chân răng do viêm lợi hoặc do các yếu tố liên quan khác sẽ có tác dụng rất nhanh, ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên, thuốc thường khó có thể điều trị dứt điểm và chỉ có thể giúp giảm các triệu chứng tạm thời. 

Việc lạm dung thuốc kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ, ảnh hưởng cho sức khỏe. Vì thế, trước khi sử dụng thuốc, bệnh nhân cần tham khảo tư vấn chi tiết của bác sĩ chuyên khoa, đồng thời tuyệt đối tuân thủ liều lượng được khuyến cáo. 

Khám phá: Chảy Máu Chân Răng Thiếu Chất Gì Và Ăn Gì Để Mau Bình Phục?

Thuốc chống viêm 

Trả lời câu hỏi chảy máu chân răng nên uống thuốc gì, bác sĩ chuyên khoa cho biết, một số trường hợp sẽ được chỉ định dùng thuốc chống viêm. Phổ biến nhất hiện nay là thuốc chống viêm Alpha chymotrypsin.

Thuốc chống viêm Alpha chymotrypsin cũng được dùng trong điều trị chứng chảy máu chân răng
Thuốc chống viêm Alpha chymotrypsin cũng được dùng trong điều trị chứng chảy máu chân răng

Thuốc có tác dụng kích thích đẩy nhanh phản ứng hóa học ở trong cơ thể. Nhờ đó, tình trạng phù nề, phản ứng viêm làm chảy máu ở lợi được cải thiện. Bệnh nhân dùng thuốc theo đường uống với nước lọc hoặc đường ngậm. 

Liều lượng sử dụng thuốc như sau: 2 viên/lần và 4 lần/ngày với thuốc đường uống. Dạng viên đặt dưới lưỡi là từ 4 – 6 viên/ngày và mỗi ngày 2 – 3 lần. 

Clindamycin chữa chảy máu chân răng

Chảy máu chân răng uống thuốc gì, Clindamycin là một trong những loại thuốc bạn có thể sử dụng. Đây là thuốc giúp kiểm soát hiện tượng chảy máu chân răng do viêm lợi. Clindamycin thuộc nhóm Lincosamid và có công dụng chính là:

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn luôn là mong muốn của bất cứ ai. Bởi thế, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh về răng hay làm răng thẩm mỹ, hiện nay các phòng khám nha khoa ở Hà Nội xuất hiện...
  • Kháng khuẩn và kìm hãm sự tổng hợp protein ở vi khuẩn. 
  • Kiểm soát tình trạng sưng, đau lợi. 
  • Làm giảm hiện tượng chảy máu lợi, chân răng.
  • Ngăn chặn và làm giảm tình trạng hôi miệng. 

Lưu ý: Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ như: Phát ban, buồn nôn, thậm chí gia tăng nguy cơ viêm đại tràng nếu người bệnh lạm dụng thuốc. 

Thuốc giảm đau Acetaminophen

Chảy máu chân răng kèm theo hiện tượng đau nhức nhiều ở vùng nướu, người bệnh có thể phải dùng thuốc Acetaminophen. Tác dụng chính của loại thuốc này là làm giảm nhanh chóng các cơn đau, tiêu sưng, giảm phù nề ở nướu, đồng thời kiểm soát tình trạng chảy máu.

Người bệnh có thể được dùng thuốc giảm đau Acetaminophen
Người bệnh có thể được dùng thuốc giảm đau Acetaminophen

Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý, Acetaminophen chỉ được dùng khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc là: Đau bụng, ớn lạnh, vàng da, mắt,…

Erythromycin chữa chảy máu chân răng do viêm lợi

Nếu bạn đang thắc mắc không biết viêm lợi chảy máu chân răng uống thuốc gì thì Erythromycin là một gợi ý. Thuốc có tác dụng hạn chế sự tổng hợp protein của vi khuẩn. Vì thế, nó được đánh giá là thuốc chữa chảy máu chân răng do viêm lợi hiệu quả.

Các tác dụng chính của Erythromycin được công bố là giúp cải thiện các triệu chứng viêm lợi, loại bỏ mảng bám, vi khuẩn, giảm nhanh hiện tượng chảy máu chân răng cho trẻ em, người lớn hiệu quả.

Bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào độ tuổi, tình trạng cụ thể của từng người bệnh để chỉ định liều dùng phù hợp. Erythromycin có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa khi dùng. 

Chlorhexidine 0.2%

Chlorhexidine 0.2% là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi chảy máu chân răng uống thuốc gì nhanh khỏi. Thuốc có tác dụng chính là ức chế quá trình hoạt động và phát triển của vi khuẩn, đồng thời hạn chế sự hình thành mảng bám, ngăn ngừa tình trạng sâu răng, viêm lợi diễn ra. 

Chlorhexidine 0.2% chỉ sử dụng cho người trên 12 tuổi bị chảy máu chân răng
Chlorhexidine 0.2% chỉ sử dụng cho người trên 12 tuổi bị chảy máu chân răng

Tuy vậy, bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, thuốc Chlorhexidine 0.2% không dùng cho trẻ nhỏ dưới 12 tuổi và những ai mẫn cảm với thành phần chính của thuốc. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, thuốc cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Kích ứng da, nổi mề đay, răng ố vàng,…

Đọc tại đây: Chảy Máu Chân Răng Thiếu Vitamin Gì? 5 Loại Cần Bổ Sung Gấp

Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa chảy máu chân răng

Khi bị chảy máu chân răng thì rất có thể bạn đang mắc các vấn đề liên quan tới răng miệng. Vì thế bên cạnh thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi chảy máu chân răng uống thuốc gì, bạn cần thực hiện việc vệ sinh răng miệng với các lưu ý sau:

  • Vệ sinh răng miệng: Người bệnh nên đánh răng ít nhất 2 lần vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. 
  • Chải răng đúng cách: Bạn nên chọn dùng loại bàn chải có lông mềm với thiết kế và kích thước phù hợp. Khi đánh răng nên chải theo chiều dọc và xoay tròn thay vì là chiều ngang. Việc chải răng thường xuyên theo chiều ngang có thể làm tổn thương lợi, làm mòn men răng. 
  • Sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng: Ngoài đánh răng, bạn nên dùng thêm nước súc miệng hoặc chỉ nha khoa để có được một khoang miệng sạch nhất. Đặc biệt, việc dùng chỉ nha khoa thay cho tăm sẽ giúp giảm làm tổn thương nướu lợi, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. 
  • Tham khảo và tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa: Việc sử dụng các loại thuốc điều trị tình trạng chảy máu chân răng cần tham khảo ý kiến bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không được sử dụng thuốc theo cảm tính vì điều này có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. 
  • Thực hiện chế độ ăn khoa học: Bạn cần hạn chế sử dụng đồ ngọt hoặc các loại thực phẩm dẻo, cứng. Nên bổ sung thực phẩm giàu khoáng chất và vitamin vào chế độ ăn hàng ngày.
  • Thăm khám nha khoa định kỳ: Bạn cần chủ động khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những vấn đề bất thường và có phương án cải thiện, tránh biến chứng.
  • Với trẻ em: Nếu trẻ em hoặc trẻ sơ sinh bị chảy máu chân răng, cha mẹ cần bình tĩnh và đưa bé tới các cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán càng sớm càng tốt.

Chảy máu chân răng uống thuốc gì phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh. Bệnh nhân cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị chi tiết. 

Cùng khám phá: Điều Trị Sốt Xuất Huyết Bị Chảy Máu Chân Răng Như Thế Nào?

Cập nhật 10:48 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Điều trị viêm nướu răng an toàn, nhanh chóng và hiệu quả

Điều trị viêm nướu răng như thế nào cho an toàn và hiệu quả, cần lưu ý những vấn đề gì trong quá trình chữa bệnh là vấn đề mà...

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả

Trẻ bị sưng lợi chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm mà bé có thể gặp phải. Đa số trường hợp...

Viêm nướu răng: Nguyên nhân gây bệnh và những nguy hại cần chú ý

Viêm nướu răng là tình trạng răng miệng mà nhiều bệnh nhân mắc phải. Nếu không được điều trị kịp thời sẽ khiến bạn gặp phải những biến chứng như...

Top 16 cách chữa viêm lợi tại nhà nhanh nhất không phải ai cũng biết

Viêm lợi không phải là tình trạng bệnh hiếm gặp, bệnh cũng không quá nguy hiểm và có thể điều trị tại nhà bằng nhiều phương pháp khác nhau. Viêm...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *