Quá trình mọc răng khôn sẽ đi kèm theo triệu chứng khó chịu như đau buốt, sưng lợi, sốt cao,… Tuy nhiên một số trường hợp mọc răng khôn không gây bất cứ cảm giác gì. Điều này khiến nhiều người băn khoăn liệu không nhổ răng khôn có sao không. Trên thực tế, quyết định có nhổ hay giữ răng khôn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Cụ thể, cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Bác sĩ giải đáp: Không nhổ răng khôn có sao không?
Để giải đáp cho vấn đề “Không nhổ răng khôn có sao không?”, bác sĩ nha khoa phân tích, vấn đề này sẽ cần xét tới tình trạng răng khôn đang mọc thế nào. Trên thực tế, có không ít người có răng khôn mọc thẳng bình thường, không gây bất cứ ảnh hưởng nào cho sức khỏe, thậm chí nó còn giúp tăng sức nhai của hàm răng. Với trường hợp mọc răng khôn này, bác sĩ sẽ không khuyến nghị nhổ bỏ.
Tuy nhiên, tỷ lệ những người có răng không mọc thẳng rất thấp. Hầu hết mọi người đều vướng phải tình trạng răng khôn mọc lệch, mọc chen chúc, mọc ngầm, đôi khi mọc chiều ngang đâm vào răng bên cạnh. Nếu những chiếc răng này không được nhổ bỏ kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
Không nhổ răng khôn có sao không? Gây sâu răng, viêm lợi
Những chiếc răng khôn mọc lệch sẽ tạo với răng số 7 những khe nhỏ. Thức ăn dễ dàng bị giắt vào, rất khó làm sạch. Đây chính là cơ hội vi khuẩn hình thành và phát triển, gây ra các vấn đề răng miệng như sâu răng, viêm lợi.
Viêm nha chu và viêm lợi trùm
Răng khôn nếu mọc ngầm, mọc lệch tạo nên các khe hở, nếu mọc tại góc trong cùng của hàm sẽ còn rất khó vệ sinh. Bởi bàn chải đánh răng và chỉ nha khoa không thể tiến với vị trí này. Lâu dần, thức ăn giắt trong đó sẽ phân hủy, hình thành ổ vi khuẩn tích tụ gây viêm nha chu gây viêm lợi trùm rất đau đớn và khó chịu.
Làm xô lệch răng bên cạnh
Răng khôn mọc muộn nhất, thường trong độ tuổi từ 18 – 25. Đây cũng là thời điểm các răng khác đã mọc kín cung hàm. Lúc này, răng khôn không còn đủ vị trí để mọc lên, dẫn đến chen chúc, xô đẩy các răng bên cạnh. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến hàm xô lệch và sai khớp cắn, ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng nhai. Một số trường hợp răng mọc ngầm dưới nướu đâm trực tiếp vào răng số 7 khiến răng lung lay, dần bị tiêu chân, thậm chí làm phá vỡ cấu trúc toàn hàm răng.
Làm rối loạn phản xạ, cảm giác
Nếu răng khôn mọc lệch chèn vào dây thần kinh có thể khiến cho hàm bị cứng khít, dẫn đế không mở to được miệng. Với một số vùng mô mềm như lưỡi, niêm mạc miệng sẽ xuất hiện cảm giác tê tê, thậm chí mất cảm giác.
Không nhổ răng khôn có sao không? Gây u nang xương hàm
Răng số 8 mọc ngầm dưới nướu làm tổn thương chân răng ở vị trí liền kề và cả cấu trúc xương hàm, có thể gây tiêu ngót chân răng và dần chuyển hóa hình thành u nang xương hàm. Trên thực tế, các khối u nang xương hàm đều lành tính, phát triển chậm. Nếu được phát hiện sớm thì hoàn toàn có thể điều trị và không bị tái phát. Tuy nhiên, nếu không xử lý sớm, các khối này có thể làm gãy xương hàm, thậm chí biến dạng mặt.
Không nhổ răng khôn gây viêm họng mãn tính
Các bác sĩ nha khoa cho biết, do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng nên việc vệ sinh rất khó khăn. Nếu nhổ bỏ răng kịp thời, vi khuẩn dễ dàng phát triển trong khoang miệng, sau đó tấn công vào niêm mạc họng. Đây chính là nguyên nhân gây ho, đau họng dai dẳng.
Sau những phân tích trên của bác sĩ nha khoa, có thể khẳng định rằng, “không nhổ răng khôn có sao không?” phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Có những trường hợp không cần nhổ, nhưng cũng có trường hợp cần thực hiện nhổ bỏ răng khôn gấp để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nên, để biết chính xác mình cần làm gì, bạn cần đến bệnh viện, phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra chi tiết và có phương án phù hợp nhất,
Các trường hợp nên và không nên tiến hành nhổ răng khôn
Sau khi giải đáp “không nhổ răng khôn có sao không?”, có thể thấy việc nhổ răng khôn hay không sẽ phụ thuộc vào từng trường hợp riêng. Cụ thể, dưới đây là các trường hợp nên và không nên tiến hành nhổ răng khôn do bác sĩ nha khoa khuyến nghị.
Ai nên nhổ răng khôn?
Có nhiều trường hợp bắt buộc cần nhổ răng khôn để tránh gây tình trạng sâu răng, viêm nha chu, viêm lợi trùm, khiến răng xô lệch phá hỏng cấu trúc hàm như sau:
Xương hàm đã đủ chỗ nên không thể chứa thêm bất cứ chiếc răng nào, nếu răng khôn tiếp tục phát triển sẽ làm chen chúc xô lệch răng trong hàm.
- Trong quá trình phát triển, răng khôn gây các triệu chứng đau nhức, sưng tấy, nhiễm trùng lặp đi lặp lại.
- Răng khôn mọc chèn lên chân răng số 7, làm tăng nguy cơ cả hàm răng bị xô lệch gây ảnh hưởng đến cấu trúc gương mặt và gây nhiều bất tiện khi nhai.
- Răng khôn chưa gây tình trạng viêm nhiễm nhưng có những hình dạng bất thường hoặc tạo thành một khe nhỏ với răng số 7, điều này sẽ khiến cho thức ăn dễ dàng bám dính lại hình thành ổ vi khuẩn.
- Răng khôn cần nhổ bỏ khi mắc các triệu chứng như sâu răng, viêm chân răng, viêm nha chu, viêm tủy,…
- Nhổ bỏ răng khôn để tạo khoảng trống trên cung hàm, giúp những chiếc răng mọc lệch khác dễ dàng dịch chuyển về vị trí phù hợp trong quá trình niềng răng.
- Răng khôn gây ra các bệnh lý như nhiễm trùng, viêm họng hoặc khi mọc sẽ chèn ép dây thần kinh xương hàm.
Nếu gặp những trường hợp trên, bạn cần đến phòng khám nha khoa để được bác sĩ tiến hành nhổ bỏ răng khôn càng sớm càng tốt. Điều này để đảm bảo hạn chế tối đa những rủi ro ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe răng miệng và cả sức khỏe tổng thể.
Ai không nên nhổ bỏ răng khôn?
Không phải chiếc răng không nào cũng bắt buộc cần nhổ bỏ. Dưới đây là một số trường hợp không cần nhổ răng khôn mà bác sĩ nha khoa trực tiếp khuyến nghị.
- Răng khôn mọc thẳng, không bị kẹt với các mô xương, răng không chèn vào các dây thần kinh, không gây ra các biến chứng khác. Đây là trường hợp mọc răng không tốt nhất và bệnh nhân chỉ cần dùng chỉ nha khoa và bàn chải để làm sạch mỗi ngày.
- Bệnh nhân mắc các bệnh lý về tim mạch, các bệnh liên quan đến tiểu đường, huyết áp, máu khó đông,… được khuyến cáo không nên nhổ răng không.
- Những chiếc răng khôn có tác động trực tiếp tới cấu trúc xoang hàm hoặc các dây thần kinh não bộ thì không nên nhổ để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đối với người có răng khôn nằm trong những trường hợp này thì việc nhổ bỏ là không cần thiết và đôi khi điều này còn làm ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vì thế, bạn cần đến các đơn vị nha khoa uy tín để thăm khám và tư vấn kỹ càng nhất.
Cẩn thận trước một số biến chứng sau khi nhổ răng khôn
Trong các trường hợp bắt buộc phải nhổ răng khôn, bạn cũng cần lưu ý một số biến chứng có thể xảy ra nếu quá trình tiến hành nhổ răng không đảm bảo chuẩn kỹ thuật như sau.
- Đau buốt răng kéo dài
Thông thường, chỉ sau khoảng 2 – 3 ngày sau khi nhổ răng, tình trạng ê buốt sẽ biến mất. Nhưng nếu cảm giác này kéo dài hơn và mức độ đau cùng tăng lên thì đây là biến chứng xấu, cần thăm khám nhanh chóng.
- Chảy máu thời gian dài
Nếu kỹ thuật khâu sau khi nhổ răng không được thực hiện hoàn chỉnh, xuất hiện nhiều sai sót thì rất dễ xảy ra tình trạng chảy máu trong một thời gian dài. Nếu không xử lý sớm sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.
- Nhiễm trùng
Nếu quá trình nhổ răng sử dụng các dụng cụ, thiết bị hỗ trợ chưa được làm sạch sẽ gây ra nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Điều này sẽ dễ hình thành các bệnh lý răng miệng khác, gây khó khăn cho người bệnh trong ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.
Vậy nên, để tráng tình trạng này xảy ra, bạn cần đến những bệnh viện, phòng khám nha khoa uy tín, đáng tin cậy để khám và điều trị.
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc “không nhổ răng khôn có sao không?”. Có thể khẳng định rằng, việc nhổ răng hay không sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Tốt nhất bạn nên đến các phòng khám, bệnh viện nha khoa để được bác sĩ chụp chiếu, thăm khám kỹ càng và đưa ra phương pháp xử lý tốt nhất.
Xem thêm:
- Nhổ răng khôn
- Giá nhổ răng khôn
- Răng Giả Tháo Lắp
- Trồng Răng Implant
- Implant Toàn Hàm
- Bảng Giá Trồng Implant
Xem thêm