Răng khôn là nỗi phiền toái ám ảnh của nhiều người do chúng thường gây ra những cơn đau nhức dữ dội, tác động xấu tới tinh thần, thể chất và sức khỏe của người mắc. Vậy bà bầu có nhổ răng khôn được không, thời điểm nào nên nhổ, nếu nhổ có ảnh hưởng tới thai nhi không? Nếu bạn đang quan tâm tới những vấn đề này, có thể tham khảo ngay bài viết dưới đây của Sở Y tế Thái Nguyên.
Bà bầu có nhổ răng khôn được không?
Do lượng canxi trong cơ thể thay đổi liên tục khi mang thai nên người mẹ dễ gặp phải các vấn đề răng miệng. Sự thay đổi này rất khó nhận thấy nếu người thai phụ khỏe mạnh và ngược lại. Trong khi đó, hệ xương của thai nhi đang hình thành mạnh mẽ trong khoảng từ 24 – 25 tuần tuổi. Lúc này, để hình thành xương, lượng canxi cần thiết sẽ được lấy từ cơ thể mẹ.
Việc cung cấp canxi lấy từ máu là không đủ nên buộc phải lấy từ mô xương ở cả hai hàm. Vì thế, mẹ bầu rất dễ gặp các vấn đề về răng miệng như sâu răng, sưng lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển do sự tích tụ của chất vôi. Ngoài việc gặp các bệnh răng miệng, mẹ bầu còn có nguy cơ phải nhổ răng khô do răng khôn mọc chèn hoặc mọc ngầm gây đau nhức, khó chịu. Tuy nhiên, bà bầu có nhổ răng khôn được không?
Để đảm bảo an toàn cho mẹ bầu và thai nhi thì các bác sĩ thường khuyên thai phụ không nên nhổ răng. Bởi nếu nhổ răng, mẹ bầu có nguy cơ phải đối diện với những hậu quả nghiêm trọng như sau:
- Khi nhổ răng bắt buộc phải dùng thuốc gây tê, gây mê nhưng việc này có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, một số loại kháng sinh được dùng để chống viêm, nhiễm trùng sau phẫu thuật cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ, không chỉ làm màu răng thay đổi vĩnh viễn mà còn tác động xấu tới em bé trong bụng.
- Tia X có thể gây ảnh hưởng cho cả mẹ và bé, mặc dù mức độ tiếp xúc thấp nhưng vẫn có khả năng gây ra một số dị thường, làm ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.
- Ngoài ra, việc nhổ răng khôn khi đang mang bầu còn làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng huyết.
Đang mang bầu phát hiện mọc răng khôn phải làm sao?
Bên cạnh vấn đề bà bầu có nhổ răng khôn được hay không, nhiều chị em còn thắc mắc thời điểm nào có thể nhổ răng khôn, đang mang bầu phát hiện mọc răng khôn phải làm sao. Được biết, một thai kỳ khỏe mạnh sẽ được chia thành 3 giai đoạn, từ tháng 1 – 3, từ tháng 3 đến tháng 6 và 3 tháng còn lại. Nếu bắt buộc phải nhổ, các bác sĩ sẽ can thiệp vào giai đoạn 2 và 3. Bởi 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng trong thai kỳ nên rất dễ gây ra hiện tượng động thai.
Song, bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn cơ sở nhổ răng khôn vì điều này có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả thực hiện. Hãy ưu tiên chọn những cơ sở có đội ngũ y bác sĩ lành nghề, nghiệp vụ chuyên môn tốt cùng trang thiết bị hiện đại để làm giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng xuống mức thấp nhất.
Biện pháp giúp tránh nguy cơ phải nhổ răng cho bà bầu
Để hạn chế nguy cơ phải nhổ răng khôn khi đang mang bầu, thai phụ cần lưu ý những điều sau:
- Bà bầu nên gặp nha sĩ thường xuyên để làm sạch răng nhằm ngăn ngừa mảng bám tích tụ.
- Hạn chế ăn những thực phẩm có chứa nhiều đường, đặc biệt là nước ngọt có ga, đồ ăn vặt, bánh kẹo,…
- Sử dụng bàn chải lông mềm và đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần với loại kem đánh răng phù hợp. Ưu tiên dùng kem đánh răng có chứa florua và nước súc miệng có chứa cồn.
- Dùng chỉ nha khoa làm sạch răng miệng thay vì dùng tăm hay các vật dụng khác.
- Không hút thuốc.
Vừa rồi là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp vấn đề bầu có nhổ răng khôn được không, đâu là thời điểm thích hợp để thực hiện. Mặc dù nhổ răng khôn là thủ thuật đơn giản nhưng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé thì chị em nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, nếu không phải trường hợp bắt buộc thì không nên thực hiện.
Xem thêm