Nhổ răng khôn hàm dưới là một kỹ thuật nha khoa phức tạp, mức độ nguy hiểm cao. Nếu xử lý không đúng cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng con người. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp những thông tin quan trọng nhất liên quan đến kỹ thuật này, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nên nhổ răng khôn hàm dưới khi nào?
Răng khôn là chiếc răng mọc cuối cùng trên cung hàm, xuất hiện vào độ tuổi 17 – 25 tuổi. Chiếc răng này mọc thường đi kèm với nhiều triệu chứng như sốt cao, đau nhức, sưng tấy khiến người bệnh khó chịu, mệt mỏi.
Thông thường, khi răng số 8 xuất hiện sẽ có 2 trường hợp xảy ra bao gồm: Răng khôn mọc thẳng và răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch. Đối với trường hợp răng khôn hàm dưới mọc thẳng, bệnh nhân không cần quá lo lắng bởi chúng không gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu răng khôn hàm dưới mọc lệch hoặc mọc ngầm, bác sĩ sẽ khuyến khích nhổ bỏ để tránh biến chứng nguy hiểm về sau. Bên cạnh đó, một số trường hợp răng khôn mọc chèn ép vị trí răng số 7 gây đau nhức dữ dội trong nhiều ngày liên tiếp cũng cần loại bỏ để đảm bảo sức khỏe cho người bệnh.
Quy trình nhổ răng số 8 hàm dưới chuẩn Y khoa
Kỹ thuật nhổ răng khôn hàm dưới khá phức tạp, yêu cầu độ chính xác cao, do đó nha sĩ bắt buộc phải thực hiện đúng quy trình như sau:
- Bước 1 – Thăm khám và chụp X-quang: Bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình nhổ răng khôn hàm dưới là thăm khám và chụp X-quang răng. Nha sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng hiện tại của bệnh nhân. Tiếp đến là chụp X-quang răng để xác định vị trí, hướng mọc của răng số 8. Sau đó, nha sĩ sẽ tư vấn phương pháp thực hiện và thông báo chi phí để người bệnh chuẩn bị trước. Trong một vài trường hợp đặc biệt, bạn cần làm thêm các xét nghiệm liên quan như xét nghiệm máu, kiểm tra chỉ số huyết áp, tiểu đường để đảm bảo an toàn tuyệt đối.
- Bước 2 – Vệ sinh và gây tê: Sau khi đã thống nhất phương pháp và chi phí nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng để loại bỏ vi khuẩn gây hại. Sau đó là gây tê để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Thuốc tê cũng giúp bệnh nhân thoải mái hơn, hạn chế căng thẳng làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện.
- Bước 3 – Nhổ răng khôn hàm dưới: Khi thuốc tê phát huy công dụng, bác sĩ sẽ trực tiếp nhổ răng khôn hàm dưới bằng dụng cụ chuyên khoa hoặc công nghệ sóng âm. Hầu hết, các nha khoa hiện nay đều áp dụng phương pháp nhổ răng khôn hàm dưới bằng máy siêu âm piezotome nhằm giảm thiểu xâm lấn và ngăn chặn biến chứng nguy hiểm.
- Bước 4 – Kê đơn thuốc và hướng dẫn chăm sóc tại nhà: Sau khi hoàn tất việc nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ vệ sinh lại toàn bộ khoang miệng, sát trùng và khâu lại vết thương. Đồng thời, bác sĩ cũng kê đơn thuốc giảm đau, kháng sinh và hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc răng tại nhà, tránh tình trạng nhiễm trùng hoặc hoại tử.
Chi phí nhổ răng số 8 hàm dưới có đắt không?
Chi phí nhổ răng khôn hàm dưới bao nhiêu là thắc mắc của nhiều bệnh nhân. Theo đó, chi phí này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, cụ thể như:
- Số lượng răng cần nhổ: Thực tế, bảng giá nhổ răng khôn hàm dưới thường được tính theo đơn vị 1 răng. Do đó, nếu bệnh nhân cần nhổ 2 răng số 8 hàm dưới thì chi phí sẽ cao hơn.
- Phương pháp thực hiện: Phương pháp thực hiện là yếu tố quyết định đến chi phí nhổ răng khôn hàm dưới. Theo đó, nhổ răng bằng công nghệ sóng âm và siêu âm sẽ có mức giá cao hơn nhiều so với phương pháp truyền thống. Ưu điểm của máy siêu âm piezotome là hạn chế xâm lấn gấp 3 lần, đồng thời đẩy nhanh tốc độ lành thương.
- Vị trí răng khôn hàm dưới: Trường hợp răng khôn mọc ngầm hoặc mọc lệch nằm ở vị trí phức tạp, va chạm hoặc chèn ép dây thần kinh thì chi phí sẽ nhỉnh hơn so với bình thường bởi mức độ nguy hiểm cao.
- Địa chỉ nha khoa: Thông thường, mức giá nhổ răng khôn hàm dưới tại các cơ sở nha khoa chất lượng cao, đạt chuẩn quốc tế sẽ cao hơn so với trung tâm hoặc phòng khám nhỏ lẻ. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được hưởng chính sách chăm sóc khách hàng vô cùng tốt kèm theo cơ sở vật chất hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giỏi, có tiếng trong ngành nha khoa.
Bảng giá nhổ răng khôn thường được cập nhật trên các nền tảng mạng xã hội của nha khoa. Do đó, bệnh nhân có thể dễ dàng tham khảo và so sánh giá giữa các địa chỉ khác nhau. Lưu ý không nên ham rẻ mà sử dụng dịch vụ tại các phòng khám kém chất lượng, cơ sở vật chất lạc hậu dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Hiện nay, mức giá nhổ răng khôn hàm dưới mọc lệch tại một số cơ sở khoảng 2.5000.000 – 3.000.000/răng. Ngoài ra, bệnh nhân sẽ cần trả thêm chi phí thuốc giảm đau và kháng sinh để vết thương nhanh chóng hồi phục.
Lưu ý quan trọng khi nhổ răng số 8 hàm dưới
Để đảm bảo an toàn trong quá trình nhổ răng khôn hàm dưới, bệnh nhân cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín sẽ quyết định đến 80% độ thành công của một ca tiểu phẫu. Do đó, bệnh nhân cần tìm hiểu và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định nhổ răng khôn tại bất kỳ địa chỉ nha khoa nào.
- Sau khi nhổ răng cần thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, cụ thể: Uống thuốc đúng liều lượng và chăm sóc răng miệng đúng cách.
- Hạn chế ăn đồ ăn cứng, có tính chua, cay trong những ngày đầu mới nhổ răng, bởi chúng có thể gây viêm loét hoặc nhiễm trùng vết thương.
- Chú ý bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu vitamin D, E, C và omega 3 để lấy lại năng lượng cho cơ thể.
- Đặc biệt không nên ăn những loại thực phẩm có kết cấu dạng trong 1 – 2 ngày đầu mới nhổ răng, bởi chúng dễ bị mắc và dắt vào kẽ răng gây khó khăn cho việc vệ sinh. Thức ăn tích tụ lâu ngày không được làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm nặng.
- Không quên làm sạch khoang miệng bằng nước súc miệng không cồn hoặc nước muối ấm để tiêu diệt vi khuẩn gây hại.
- Tái khám đúng lịch hẹn để nha sĩ kiểm tra vết thương và xử lý vấn đề phát sinh.
Giải đáp các câu hỏi liên quan đến nhổ răng khôn hàm dưới
Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến việc nhổ răng khôn hàm dưới:
Nhổ răng số 8 có gây đau nhức không?
Thực tế, trước khi nhổ răng khôn hàm dưới, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, do đó bệnh nhân không còn cảm thấy đau đớn hay khó chịu trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn sẽ có cảm giác đau nhẹ do cơ thể chưa thích nghi với sự thay đổi.
Lúc này, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để giảm đau tạm thời. Đồng thời súc miệng bằng nước muối giúp sát trùng vết thương và hạn chế viêm nhiễm hiệu quả.
Hơn nữa, sự ra đời của máy siêu âm piezotome đã khắc phục hoàn toàn nhược điểm của phương pháp nhổ răng truyền thông. Thiết bị làm đứt dây chằng xung quanh răng nhờ công nghệ sóng âm giúp bác sĩ dễ dàng loại bỏ răng khôn ra khỏi ổ răng, từ đó vết thương hồi phục nhanh hơn, cơn đau nhức cũng giảm đáng kể.
Nhổ răng hàm trên hay hàm dưới khó hơn?
Các chuyên gia nhận định, việc nhổ răng khôn hàm dưới sẽ khó hơn bởi mức độ nguy hiểm cao. Nếu như răng khôn hàm trên chỉ có 1 hoặc 3 chân thì răng khôn hàm dưới có từ 2 – 4 chân. Hơn nữa, răng số 8 hàm dưới thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm, đôi khi còn va chạm hoặc chèn ép dây thần kinh xung quanh. Thêm vào đó, kích thước răng khôn hàm dưới cũng to hơn so với răng khôn hàm trên.
Chính vì vậy, quá trình nhổ răng số 8 đòi hỏi bác sĩ có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn vững vàng. Nếu xử lý sai kỹ thuật, bệnh nhân sẽ phải chịu những cơn đau nhức dữ dội kèm theo triệu chứng đau đầu, đau khớp thái dương, tê ran vùng lưỡi, thậm chí là méo miệng.
Bài viết trên, chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết nhất bao gồm quy trình, chi phí, những lưu ý liên quan đến kỹ thuật nhổ răng khôn hàm dưới. Kỹ thuật này tương đối phức tạp nên yêu cầu cao về tay nghề và chuyên môn của bác sĩ. Quan trọng nhất, bạn cần lựa chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín để tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Cập nhật 7:55 AM , 25/07/2023