Nhổ răng khôn bị sưng má là vấn đề nha khoa phổ biến, không nguy hiểm đến sức khỏe con người. Tuy nhiên, hiện tượng này thường gây đau nhức, khó chịu cho bệnh nhân, đồng thời làm ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai. Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ hơn hơn về nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục tình trạng sưng má sau quy trình nhổ răng số 8, mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nhổ răng khôn bị sưng má do đâu?
Nhổ răng khôn bị sưng má là hiện tượng sinh lý hết sức bình thường, xảy ra đối với răng số 8 hàm dưới. Tình trạng này xuất phát do vị trí và hướng mọc của chúng khá phức tạp. Được biết, răng khôn mọc cuối cùng trên cung hàm, khi tất cả các răng khác đều phát triển ổn định. Chính vì thế, chúng thường có xu hướng mọc lệch hoặc mọc ngầm, một số trường hợp răng số 8 mọc trong xương hàm gây chèn ép hoặc va chạm với răng số 7 khiến bệnh nhân đau nhức dữ dội.
Thêm vào đó, răng khôn nằm sát mạch máu lớn và gần hệ thống dây thần kinh mặt. Do vậy, việc nhổ răng khôn sẽ đi kèm với nhiều rủi ro như đau nhức kéo dài, chảy nhiều máu và sưng má trong vài ngày liên tục.
Ngoài ra, trong quá trình nhổ răng, nha sĩ cần tiến hành tách nướu để đưa răng ra ngoài, trường hợp đặc biệt còn phải tách răng khôn và mở xương ổ răng. Điều này làm tổn thương các mô mềm xung quanh và tác động xấu đến xương hàm, từ đó gây sưng tấy, phù nề.
Nhổ răng khôn bị sưng má có phải biến chứng nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn bị sưng má hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu thực hiện đúng quy trình, đáp ứng điều kiện vô trùng, vô khuẩn, đặc biệt là sự hỗ trợ của đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao. Thông thường, thời gian sưng má kéo dài trong khoảng 2 – 3 ngày tùy theo cơ địa của mỗi người. Bạn có thể sử dụng thêm thuốc giảm đau kháng viêm để cải thiện tình trạng sưng viêm nhanh chóng.
Nếu sau thời gian này, triệu chứng đau nhức, sưng má không có dấu hiệu thuyên giảm thì có thể vết thương của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng. Khi đó, bạn nên thu xếp đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt để được hỗ trợ kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm xảy ra. Tình trạng sưng má kéo dài xuất phát do những nguyên nhân dưới đây:
- Vết thương không được xử lý đúng cách dẫn đến nhiễm trùng gây đau nhức, sưng tấy.
- Nha sĩ nhổ răng sai kỹ thuật, thiếu kinh nghiệm, chưa lấy hết chân răng ra khỏi nướu.
- Dụng cụ chuyên khoa không được vô trùng, vô khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công vết thương.
- Bệnh nhân chủ quan, chăm sóc răng miệng không tốt khiến vết thương khó lành.
Thực tế, trường hợp sưng má kéo dài thường đi kèm với các triệu chứng như sốt cao, nổi hạch, đau đầu, khó mở miệng. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm, vết thương có thể bị hoại tử gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, thậm chí đe dọa tính mạng con người.
Cách xử lý nhổ răng số 8 bị sưng má hiệu quả
Như đã phân tích ở trên, tình trạng nhổ răng khôn bị sưng má không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, hiện tượng này sẽ gây bất lợi cho quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của bệnh nhân. Thông thường, sau khi hoàn tất quá trình nhổ răng, nha sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh chăm sóc răng miệng tại nhà để giảm triệu chứng đau nhức, sưng viêm nhanh chóng, cụ thể như sau:
Dùng thuốc theo chỉ định
Cách tốt nhất để giảm đau và hạn chế sưng má sau khi nhổ răng khôn là dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc thường được sử dụng trong những ngày bị đau răng, sưng má bao gồm:
- Paracetamol: Là loại thuốc giảm đau phổ biến trên thị trường, áp dụng cho những cơn đau nhẹ có công dụng chính là giảm đau và hạ sốt nhanh chóng.
- Ibuprofen: Thuốc có tác dụng chống viêm, giảm sưng, giảm đau hiệu quả. Ibuprofen dùng được cho cả những người có cơ địa nhạy cảm. Đây là một trong những loại thuốc giảm sưng má tốt nhất cho bệnh nhân nhổ răng khôn.
Chú ý uống thuốc đúng liều lượng khuyến cáo và dùng sau ăn 30 phút để tránh ảnh hưởng đến dạ dày. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc mua ngoài khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ. Bởi chúng có thể gây kích ứng hoặc gây phản ứng phụ với cơ thể, đặc biệt là những người có bệnh lý nền.
Chườm lạnh
Chườm lạnh là một trong những biện pháp khắc phục tình trạng sưng má sau khi nhổ răng khôn hiệu quả nhất, được bác sĩ chuyên khoa khuyến khích thực hiện. Nhiệt độ thấp từ đá lạnh có tác dụng làm co mạch, giảm lượng máu đi qua khu vực bị tổn thương, từ đó giúp cầm máu và cải thiện sưng nhanh chóng.
Cách thực hiện cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần cho một vài viên đá lạnh vào một chiếc khăn sạch, sau đó chườm lên vùng má bị sưng khoảng 10 – 15 phút. Thực hiện liên tục trong 3 ngày, mỗi ngày khoảng 4 – 6 lần, mỗi lần cách nhau 3 tiếng, bạn sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt.
Chườm ấm
Ngoài biện pháp chườm lạnh thì chườm ấm cũng là cách giảm sưng má được nhiều người áp dụng. Ngược lại với đá lạnh, nhiệt độ cao sẽ làm giãn mạch, tăng tuần hoàn máu, giảm ứ huyết ở vùng bị sưng, từ đó giúp tan máu bầm và hạn chế tình trạng sưng đau.
Ngoài ra, phương pháp chườm ấm còn giúp bệnh nhân thư giãn, tránh cảm giác lo lắng, căng thẳng quá mức. Lúc này, bạn sẽ cảm thấy cơ miệng thoải mái hơn, ăn uống cũng dần ngon miệng trở lại. Cách thực hiện như sau: Sử dụng một chiếc khăn ấm có nhiệt độ thích hợp đặt lên khu vực bị sưng. Giữ yên trong vòng 20 phút, sau đó thay chiếc khăn ấm khác. Lặp lại vài lần trong ngày để giảm sưng nhanh chóng.
Gối cao đầu
Sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân nên dành thời gian nghỉ ngơi, tránh làm việc căng thẳng hoặc vận động mạnh trong 3 ngày đầu tiên. Điều này giúp vết thương ổn định, hạn chế chảy máu gây đau nhức, khó chịu, đồng thời tạo điều kiện cho cơ thể phục hồi, tái tạo lại năng lượng.
Đặc biệt cần chú ý kê cao đầu khi ngủ giúp đẩy nhanh tốc độ lành thương, từ đó cải thiện tình trạng sưng, phù nề. Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng khuyến khích bệnh nhân nên nằm thẳng lưng, tuyệt đối không nằm nghiêng sang bên răng vừa nhổ, tránh áp lực mạnh gây đau nhức dữ dội.
Súc miệng nước muối
Muối chứa hoạt chất kháng viêm, diệt khuẩn cực mạnh. Vì vậy, chúng có khả năng phòng chống nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn hiệu quả. Bệnh nhân nên súc miệng sau khi nhổ răng khôn khoảng 10 – 12 tiếng để cải thiện tình trạng sưng má. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, không khạc nhổ quá mạnh, tránh làm tan cục máu đông gây chảy máu tiếp diễn.
Điều chỉnh chế độ ăn nhai
Trong những ngày đầu sau khi nhổ răng khôn, bệnh nhân không thể ăn nhai như bình thường do cơ miệng chua hoạt động trở lại. Vì thế, thực phẩm mềm, dễ nuốt như cháo, súp là sự lựa chọn hàng đầu. Các món ăn này không cần dùng lực nhai nhiều nên không ảnh hưởng xấu đến vết thương.
Hạn chế tối đa những loại thực phẩm quá dai, cứng hoặc những đồ ăn cần cắn, xé để tránh tình trạng sưng viêm kéo dài. Thức ăn cay, nóng cũng nên loại bỏ khỏi thực đơn bởi chúng dễ gây đau nhức, ê buốt răng.
Ưu tiên rau sạch, trái cây, thực phẩm giàu vitamin D, E, omega-3 để cung cấp chất dinh dưỡng và tăng đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý uống đủ nước để duy trì tốc độ lành thương và giữ độ ẩm cho khoang miệng giúp ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây hại.
Chú ý vệ sinh răng miệng
Ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn tuyệt đối không làm sạch khoang miệng bằng bàn chải đánh răng. Điều này vô tình khiến tình trạng sưng viêm trở nên nghiêm trọng hơn. Sau khoảng 2 – 3 ngày, hiện tượng sưng viêm dần cải thiện, bạn có thể đánh răng như bình thường. Chú ý loại bỏ cặn thức ăn trong kẽ răng để tránh sự phát triển của vi khuẩn gây hại.
Quan trọng nhất, trước khi nhổ răng khôn, bệnh nhân cần tìm hiểm và cân nhắc kỹ các địa chỉ, trung tâm, phòng khám nha khoa trên thị trường. Lựa chọn cơ sở đảm bảo 3 điều kiện sau: Đội ngũ bác sĩ giỏi, hệ thống trang thiết bị hiện đại, chính sách chăm sóc khách hàng tốt. Điều này nhằm hạn chế tình trạng sưng má kéo dài kèm theo nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Bài viết trên, chúng tôi đã cập nhật đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề nhổ răng khôn bị sưng má. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường nên bệnh nhân không cần quá lo lắng. Việc bạn cần làm là tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp. Nếu tình trạng sưng má kéo dài trên 4 ngày, bệnh nhân không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
Cập nhật 2:29 PM , 26/07/2023