Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, là chiếc răng mọc sau cùng của hàm răng. Phần lớn răng khôn khi bắt đầu xuất hiện sẽ gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm vô cùng khó chịu. Rất ít trường hợp răng khôn mọc thẳng và không gây đau. Vậy câu hỏi đặt ra là có nên nhổ răng khôn không? Khi nào nên nhổ răng khôn? Nội dung bài viết sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những thắc mắc này.
Có nên nhổ răng khôn không?
Nếu bạn đang thắc mắc có nên nhổ răng khôn không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Răng khôn là chiếc răng số 8 mọc ở phía trong cùng của hàm răng. Chiếc răng này không mọc cùng lúc với những chiếc răng khác mà thương xuất hiện vào giai đoạn trưởng thành từ 17-25 tuổi.
Sự xuất hiện hay biến mất của răng khôn không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai của hàm. Do đó nếu răng khôn có dấu hiệu mọc lệch, gây đau nhức khó chịu thì bạn có thể tiến hành nhổ bỏ.
Thực tế, nếu răng khôn mọc thẳng, khỏe mạnh, không gây sưng viêm đau nhức thì bạn không cần lo lắng và không cần nhổ bỏ. Bạn chỉ cần nhổ răng khôn khi chúng xuất hiện các dấu hiệu sau:
Răng khôn mọc sai vị trí và gây đau nhức
Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm dưới nướu có thể gây ảnh hưởng đến dây thần kinh, gây viêm nhiễm, nhiễm trùng. Đặc biệt, khi răng mọc lệch sẽ gây ra tình trạng đau nhức, sưng tấy, khó khăn trong việc ăn nhai và khó cử động cơ hàm.
Răng khôn bị sâu
Sở sĩ răng khôn rất dễ bị sâu là do vị trí của răng nằm ở phía trong cùng của hàm, rất khó để vệ sinh răng miệng. Khi thức ăn tích tụ lâu ngày không được làm sạch sẽ dễ dẫn đến tình trạng sâu răng, làm ảnh hưởng đến răng số 7. Vì vậy khi có hiện tượng sâu răng số 8 thì bạn cần nhổ bỏ ngay lập tức.
Răng khôn gây viêm nướu
Răng khôn mọc sau cùng nên không còn đủ chỗ trên khung hàm. Vì vậy chiếc răng sẽ phải chen lấn để tìm chỗ phát triển. Khi đó một phần của răng khôn sẽ bị kẹt lại ở nướu, thức ăn thừa sẽ bám dính tại đây và gây sưng viêm. Nếu không nhổ bỏ răng thì tại đây sẽ hình thành một ổ viêm bám sâu vào chân răng và tủy răng, gây hoại tử xương hàm.
Khi nào nên nhổ răng khôn?
Không có một độ tuổi nào quy định việc nhổ răng khôn. Tuy nhiên càng lớn tuổi thì chân răng sẽ càng bám chắc vào xương hàm, cấu trúc răng cứng và trở nên khó nhổ hơn. Do đó bạn nên đi nhổ răng khôn càng sớm càng tốt để làm giảm tổn thương tại chân răng cũng như giúp hố răng nhanh hồi phục hơn.
Ngoài ra bệnh nhân cũng nên cân nhắc nhổ răng khôn trong những trường hợp như sau:
- Răng khôn mọc gây đau nhức, nhiễm trùng, u nang, chảy máu chân răng, ảnh hưởng đến răng bên cạnh.
- Giữa răng khôn và răng bên cạnh có khe giắt thức ăn khiến quá trình làm sạch răng bị ảnh hưởng thì cần nhổ bỏ để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.
- Răng khôn dù mọc thẳng đủ chỗ nhưng không có răng đối diện ăn khớp, khiến cho răng khôn bị trồi dài xuống gây lở loét nướu ở hàm đối diện.
- Hình dạng răng số 8 bất thường, răng nhỏ, dị dạng, dễ nhét thức ăn, lâu ngày sẽ gây sâu răng, viêm nha chu.
- Bản thân chiếc răng khôn bị các bệnh nha chu hoặc bị sâu răng lan rộng.
- Nhổ răng khôn để thực hiện niềng răng hoặc bọc sứ.
Lưu ý khi nhổ răng khôn
Trước và sau khi nhổ răng khôn bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng, có bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và máy móc đạt tiêu chuẩn.
- Trước ngày nhổ răng khôn bạn nên nghỉ ngơi, đi ngủ sớm, không sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá.
- Nên vệ sinh răng miệng và lấy cao răng sạch sẽ trước khi nhổ răng để ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Nên nhổ răng vào buổi sáng, cần ăn sáng đầy đủ, giữ tâm lý thoải mái, không cần quá căng thẳng.
- Những bệnh nhân dưới 18 tuổi khi nhổ răng khôn cần có người nhà đi cùng.
- Sau khi nhổ răng khôn xong cần đánh răng bằng bàn chải mềm, kết hợp dùng nước súc miệng để chống nhiễm khuẩn.
- Nên ăn uống các loại đồ ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, tránh ăn đồ cay nóng, không hút thuốc lá hay uống rượu bia.
- Nếu xuất hiện tình trạng sưng đau, chảy máu chân răng kéo dài thì nên đến gặp nha sĩ để được kiểm tra.
Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp thắc mắc có nên nhổ răng khôn không và khi nào thì nên nhổ. Mong rằng thông qua những chia sẻ này bạn đọc sẽ có thêm được nhiều kiến thức hữu ích, giúp quá trình loại bỏ răng số 8 diễn ra hiệu quả và an toàn hơn.
Xem thêm