Sưng nướu răng có mủ là biểu hiện nghiêm trọng cho thấy mức độ viêm nhiễm đang tiến triển. Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, cần được điều trị nhanh chóng nếu không sẽ dẫn tới các biến chứng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết kịp thời mức độ diễn biến của bệnh và cách điều trị kịp thời.
Sưng nướu răng có mủ là gì?
Sưng nướu răng có mủ chỉ tình trạng nhiễm trùng ở các mô gây hình thành ổ mủ. Các bọc mủ có thể chứa xác tế bào bạch cầu, mô chết, vi trùng còn sống, làm tăng kích thước của mô ở chân răng.
Viêm nướu răng bị mủ có thể gây đau nhức. Tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời, sự viêm nhiễm sẽ lây lan ra và phá hủy mô xung quanh, phá hủy các mô xung quanh. Trên thực tế, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như:
- Viêm quanh chóp răng: Các dấu hiệu sẽ xuất hiện rõ nhất ở đầu chân răng do vi khuẩn xâm nhập. Sau đó sẽ tiến dần vào tủy răng thông qua một lỗ nhỏ đó. Đây là một trong những dạng phổ biến của bệnh áp xe răng.
- Viêm nha chu: Đây là dạng viêm nhiễm nghiêm trọng xảy ra ở tổ chức xung quanh răng bao gồm dây chằng và xương ổ răng, nướu. Nếu không điều trị kịp thời, răng sẽ bị lung lay, mất đi kết nối với phần còn lại và dẫn tới mất răng.
- Viêm nướu: Đa số các trường hợp sưng nướu răng có mủ thường được chẩn đoán mắc viêm lợi có mủ. Bệnh thường xảy ra do tác động từ bên ngoài khiến lợi bị xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
Dấu hiệu nhận biết sưng nướu răng có mủ
Nhận diện kịp thời các dấu hiệu bất thường sẽ giúp bạn nhanh chóng có phương hướng điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng:
- Vùng lợi sưng đỏ, đau nhức bất thường.
- Nướu bị viêm sẽ đổi sang màu hồng đỏ thẫm hoặc tím, nhạy cảm hơn so với bình thường.
- Hình thành túi mủ ở vùng lợi tạo ra biểu hiện sưng má hoặc mặt.
- Miệng có mùi hôi hoặc tanh khác thường do bị nhiễm trùng.
- Khi nhai thức ăn sẽ có cảm giác đau nhức, khó khăn khi chuyển động cơ hàm.
- Răng bị lung lay nhẹ, phần lợi bọc lấy chân răng có xu hướng tách ra.
- Khi tình trạng nhiễm trùng ở mức cao, cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu sốt hoặc nóng người.
- Viêm nhiễm lây lan sang vùng khác có thể gây hạch nổi ở cổ.
Nguyên nhân khiến nướu răng bị sưng và có mủ
Khi nướu răng bị nổi mủ cho thấy một khu vực nhất định bên trong khoang miệng đã bị nhiễm trùng. Tình trạng này có thể xảy ra do một số nguyên nhân như:
- Vệ sinh răng miệng sai cách: Đánh răng không đều đặn hoặc không đúng cách có thể tạo điều kiện để hình thành mảng bám, giúp cho vi khuẩn sinh trưởng mạnh hơn.
- Chế độ ăn nhiều đường: Việc nạp vào cơ thể quá nhiều thực phẩm với hàm lượng đường cao, nhiều chất tạo màu, chất bảo quản sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng chuyển hóa và sinh thường hơn, ảnh hưởng tới men răng, tăng nguy cơ sâu răng.
- Thay đổi nội tiết tố khi mang thai: Khi mang bầu, sự gia tăng bất thường của hai nội tiết tố Estrogen và Progestin khiến cho mao mạch ở nướu phình to ra, dẫn đến huyết dịch ứ trệ và tăng tính thẩm thấu của thành mao mạch gây ra bệnh viêm nướu, lâu dần dẫn tới hình thành túi mủ.
- Sưng nướu răng trong cùng có mủ do mọc răng khôn: Răng khôn thường mọc ở độ tuổi từ 17 – 25 tuổi, là những chiếc răng vĩnh viễn cuối cùng của mỗi người. Tuy nhiên, đa số răng khôn thường mọc ngầm, mọc lệch và ảnh hưởng tiêu cực tới những chiếc răng khác, dẫn tới xô lệch. Một số trường hợp gây ra bệnh viêm nướu răng có mủ.
- Nướu răng bị mủ do bệnh lý khác: Trường hợp người bệnh có tiền sử mắc bệnh tiểu đường hoặc một số bệnh tự miễn khác cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh gây viêm nướu, viêm chân răng gây hình thành túi mủ.
Nướu răng bị sưng và có mủ có nguy hiểm không?
Tình trạng sưng nướu răng có mủ là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm chóp răng, viêm nha chu hoặc áp xe…Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng mất răng hoặc ảnh hưởng tới sức khỏe toàn thân.
- Sức khỏe răng miệng: Viêm nướu răng bị mủ sẽ khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong quá trình sinh hoạt thường ngày. Túi mủ có thể dẫn tới sưng một bên má, lâu dần ảnh hưởng tới các tổ chức xung quanh răng. Khi đó, răng sẽ bị lung lay, thậm chí có nguy cơ mất răng cần được thay thế kịp thời để tránh tiêu xương, xô lệch hàm.
- Sức khỏe toàn thân: Sự gia tăng không ngừng của vi khuẩn sẽ dẫn làm cho chúng có thể xâm nhập vào dòng máu thông qua các vùng bị viêm, hở hoặc chảy máu trong răng. Từ đó dẫn tới nguy hại cho hệ hô hấp, tuần hoàn…
Hướng dẫn điều trị sưng nướu răng có mủ
Khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở khoang miệng hoặc sự hình thành của túi mủ, bạn nên nhanh chóng tới thăm khám tại các cơ sở y tế gần nhất. Không nên cố loại bỏ túi mủ bằng các giải pháp tại nhà hoặc tự xử lý để tránh nguy cơ nhiễm trùng. Dưới đây là một số kỹ thuật phổ biến được ứng dụng để điều trị tình trạng này.
Xem thêm: Sưng lợi chảy máu chân răng: Những thông tin cần biết
- Dùng kháng sinh: Đối với các trường hợp cấp tính hoặc viêm nhiễm lan rộng nhưng cơ thể không đủ khả năng chống lại sự nhiễm trùng, nha sĩ sẽ tiến hành kê thuốc kháng sinh trong thời gian điều trị.
- Dẫn lưu khối mủ: Để giảm kích thước khối mủ, nha sĩ sẽ tạo một vết cắt nhỏ tại vị trí chân răng bị viêm để dẫn lưu dịch ra bên ngoài. Sau đó, tiến hành làm sạch ngay tại vùng đó để se vết thương và giảm nguy cơ lây nhiễm.
- Lấy tủy răng: Tủy răng là tổ chức quan trọng nằm bên trong răng và chứa các dây thần kinh, mô liên kết và mạch máu. Trường hợp sâu răng lan đến tủy hoặc viêm chân răng có mủ, bác sĩ thường tiến hành khoan một lỗ nhỏ trên răng rồi loại bỏ tủy răng. Khi phần bị viêm đã được loại bỏ, lỗ sâu sẽ được trám lại.
- Nhổ bỏ răng: Nếu sưng viêm nặng dẫn tới răng bị lung lay, nha sĩ sẽ buộc phải chỉ định nhổ bỏ. Để tránh tình trạng tiêu xương, dẫn tới xô lệch hàm răng, bạn sẽ phải tiến hành trồng răng mới bằng phương pháp implant hoặc cầu răng sứ.
- Tiểu phẫu loại bỏ dị vật: Trường hợp sưng nướu răng có mủ do các dị vật gây ra dẫn tới tổn thương sẽ được tiến hành loại bỏ nhanh chóng. Sau đó vệ sinh sạch sẽ và ngăn ngừa viêm nhiễm lây lan.
Phòng ngừa hiệu quả sưng nướu có mủ tại nhà
Sưng nướu răng có mủ có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe răng miệng và tình thẩm mỹ. Bên cạnh việc lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, bạn không nên bỏ qua những hướng dẫn phòng ngừa sau đây:
- Đánh răng thường xuyên ngày từ 2 – 3 lần với kem đánh răng chứa flour.
- Không nên chải răng quá mạnh, lợi chảy máu có thể là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công.
- Súc miệng lại sau khi đánh răng bằng nước muối hoặc dung dịch sát khuẩn để lấy đi vi khuẩn còn sót lại sau quá trình đánh răng.
- Không nên ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường, chất bảo quản, phẩm màu, chất kích thích…có hại cho men răng và tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi.
- Tiến hành thăm khám nha khoa định kỳ ít nhất 6 tháng/ lần.
Sưng nướu răng có mủ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Hy vọng rằng qua bài viết trên, độc giả có thể bỏ túi cho mình thêm nhiều kiến thức bổ ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa tổn thương nghiêm trọng.
Cùng chuyên mục: