Viêm da cơ địa là bệnh lý da liễu mãn tính, có khả năng tái đi tái lại dai dẳng nếu không có phương pháp điều trị và phòng ngừa phù hợp. Các triệu chứng bệnh gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và cuộc sống của người mắc. Vậy nên, bạn cần trang bị kỹ càng những thông tin liên quan đến nguyên nhân, dấu hiệu và các biến chứng của bệnh, từ đó có phương pháp khắc phục trong trường hợp mắc phải.
Viêm da cơ địa là bệnh gì?
Viêm da cơ địa hay chàm thể tạng (tên tiếng Anh là Atopic Dermatitis) là bệnh lý da liễu mãn tính và thường bùng phát định kỳ. Bệnh gây ra những tổn thương trên da như ngứa ngáy, sưng đỏ, đau rát,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tinh thần và đời sống của người mắc. Đặc biệt, nếu không được điều trị sớm có thể gây biến chứng nhiều bệnh lý nguy hiểm khác.
Chuyên gia Da liễu cho biết, viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở bất cứ đâu trên cơ thể, nhưng những vị trí thường có tỉ lệ mắc cao hơn bao gồm mặt, chân tay, khuỷu chân khuỷu tay, cổ, lưng, bụng.
Viêm da cơ địa thường xuất hiện tại khuỷu chân khuỷu tay
Nguyên nhân gây viêm da cơ địa
Hiện nay, khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh viêm da cơ địa, Tuy nhiên, qua các khảo sát thực tế, bác sĩ Da liễu đã phát hiện ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh bao gồm:
- Di truyền: Theo các nghiên cứu, bệnh da liễu này có yếu tố di truyền. Cụ thể, nếu trong gia đình có bố, mẹ hoặc ông bà mắc viêm da cơ địa thì thế hệ con cháu sau này sẽ có tỉ lệ mắc cao hơn. Với trường hợp này, các triệu chứng bệnh sẽ khởi phát rất sớm, có thể ngay từ khi còn nhỏ.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Bình thường, hệ miễn dịch có nhiệm vụ chống lại các tác nhân lạ xâm nhập cơ thể. Nhưng đôi khi, hệ miễn dịch hoạt động quá mức gây rối loạn và dẫn đến tình trạng viêm da cơ địa.
- Nhiễm trùng cấp tính: Trường hợp bị nhiễm trùng cấp tính có thể kích thích cơ thể khởi phát triệu chứng viêm da cơ địa.
- Dị ứng: Người bệnh bị dị ứng với các loại thuốc như thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần hoặc dị ứng các loại thức ăn như ngũ cốc, sữa, trứng, hải sản,…
- Thói quen sinh hoạt: Tắm quá nhiều hoặc tắm quá ít, thường xuyên tiếp xúc ánh nắng mặt trời nhưng không có biện pháp che chắn.
- Căng thẳng stress: Nếu thường xuyên rơi vào trạng thái căng thẳng, stress từ công việc, cuộc sống,… cũng sẽ kích thích khởi phát các bệnh về da, trong đó có viêm da cơ địa.
- Một số yếu tố kích thích khác: Tiếp xúc hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, dị ứng thời tiết, môi trường sống và làm việc có nhiều khói bụi ô nhiễm.
Vậy nên, các chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần tránh các yếu tố dễ gây kích thích trên nhằm hạn chế tối đa khả năng khởi phát bệnh.
Triệu chứng gây viêm da cơ địa
Triệu chứng điển hình của viêm da cơ địa là tình trạng da viêm đỏ, tróc vảy, dày sừng, nứt nẻ, chảy dịch, ngứa ngáy khó chịu. Nhưng trên thực tế, tùy vào mỗi độ tuổi và mỗi giai đoạn bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau.
Triệu chứng ở trẻ em
Các triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em sẽ thay đổi theo từng giai đoạn phát triển của bệnh. Trong đó, các triệu chứng bệnh sẽ biểu hiện rõ nhất tại vùng đầu, cổ, trán, má, cằm, khuỷu tay, cụ thể như sau:
- Giai đoạn cấp tính: Các tổn thương thường gặp nhất là nền da đỏ, có mụn nước rỉ dịch, da đóng vảy tiết.
- Giai đoạn bán cấp: Triệu chứng sẽ nhẹ hơn giai đoạn cấp tính, các vùng tổn thương thu hẹp phạm vi, nổi đỏ thành từng mảng hoặc rải rác, chứa nhiều dịch kèm theo phù nề và ngứa ngáy.
- Giai đoạn mạn tính: Trẻ bị viêm da cơ địa trong giai đoạn này sẽ gặp triệu chứng như khô da, nứt da, da dày sừng gây đau đớn khó chịu. Đặc biệt sẽ xuất hiện tại các khu vực da có nếp gấp như lòng bàn tay, cổ tay, lòng bàn chân, cổ chân.
Các triệu chứng này khiến trẻ khó chịu, quấy khóc thường xuyên. Ngoài ra, do thường xuyên không tự chủ cào gãi và chà xát khiến vùng da này dễ bị nhiễm trùng.
Trẻ viêm da cơ địa thường có nền da đỏ, xuất hiện mụn nước rỉ dịch
Triệu chứng bệnh viêm da cơ địa ở người trưởng thành
Người trưởng thành có sức đề kháng mạnh hơn trẻ em nên triệu chứng bệnh thường không quá rầm rộ. Thông thường bệnh sẽ có biểu hiện kéo dài dai dẳng mạn tính như sau:
- Ngứa ngáy: Đây là dấu hiệu bệnh viêm da cơ địa điểm hình nhất. Người bệnh có thể bị ngứa ngáy tại một hoặc nhiều vị trí khác nhau. Các cơn ngứa ngáy thường xuất hiện về đêm hoặc và giai đoạn chuyển mùa.
- Da phù nề đóng vảy: Trên da xuất hiện dấu hiệu phù nề, chảy dịch, đau nát và đóng vảy kém thẩm mỹ.
- Da sưng đỏ: Bệnh mới khởi phát sẽ xuất hiện nhiều vết chàm đỏ trên da. Theo thời gian tình trạng này sẽ tăng lên, lan rộng hơn.
- Triệu chứng bệnh dai dẳng: Sau 1 thời gian điều trị, làn da dần hồi phục. Nhưng nếu tiếp xúc với các yếu tố gây kích thích hoặc không có biện pháp điều trị phù hợp, bệnh sẽ tái đi tái lại.
Biến chứng của viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng các triệu chứng bệnh khiến người mắc có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến một số biến chứng như:
- Hen suyễn và sốt cao: Các trường hợp bị viêm da cơ địa, đặc biệt là trẻ em sẽ thường dẫn đến hen suyễn và sốt cao.
- Rối loạn giấc ngủ: Triệu chứng bệnh ngứa ngáy thường xuất hiện với tần suất cao vào ban đêm khiến người bệnh ngủ không ngon giấc, hay thức dậy nửa đêm.
- Ảnh hưởng sức khỏe tinh thần: Giấc ngủ không được đảm bảo, kèm theo những triệu chứng bệnh khó chịu khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, người bệnh có thể đối diện nguy cơ trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn hành vi.
- Gây nhiễm trùng da: Bệnh gây ra các phản ứng như tấy đỏ, xuất hiện mụn nước có dịch mủ, chà xát nhiều sẽ khiến dịch mủ rỉ ra. Do ngứa ngáy nên người bệnh sẽ gãi nhiều khiến dịch chảy nhiều, tạo môi trường cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến bội nhiễm trên da.
- Ảnh hưởng thẩm mỹ: Bệnh gây hình thành các vùng da đỏ sần, bị đóng vảy, đổi màu, dày nên gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ ngoại hình.
Để có thể điều trị bệnh hiệu quả, ngăn ngừa diễn tiến tiêu cực, khi xuất hiện triệu chứng bất thường trên da, bạn cần nhanh chóng đến phòng khám để được bác sĩ chỉ định phương pháp chẩn đoán chính xác, từ đó xây dựng phác đồ điều trị ngăn ngừa biến chứng không mong muốn.
Bệnh có thể gây biến chứng nhiễm trùng da
Chẩn đoán bệnh chuẩn xác
Bệnh lý da liễu nói chung và bệnh viêm da cơ địa nói riêng sẽ được chẩn đoán dựa trên thăm khám lâm sàng và một số xét nghiệm cần thiết. Cụ thể, bác sĩ sẽ trao đổi với người bệnh để nắm các thông tin liên quan đến triệu chứng, thói quen, tiền sử bệnh lý.
Để xác định chính xác mức độ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện các xét nghiệm cần thiết như:
- Định lượng lgE toàn phần: Phương pháp giúp xác định nồng độ lgE có trong huyết tương. Đây là một loại globulin miễn dịch quan trọng ảnh hưởng tới phản ứng miễn dịch của cơ thể và tham gia quá trình bệnh sinh của các rối loạn dị ứng. Trong trường hợp bệnh viêm da cơ địa nặng, chỉ số lgE sẽ tăng càng cao.
- Xét nghiệm bạch cầu ái toan: Ở người bình thường, chỉ số bạch cầu ái toàn sẽ dao động trong khoảng từ 50 – 500 tế bào/microlit máu. Nhưng ở người bị viêm da cơ địa, mật độ bạch cầu sẽ tăng lên cao hơn bình thường.
- Test áp da: Phương pháp này có tác dụng xác định chính xác các yếu tố kích thích làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh.
- Radioallergosorbent test: Xét nghiệm này có tác dụng xác định dị nguyên huyết thanh và thông báo chỉ số lgE để xác định bệnh.
Cách điều trị viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa hiện vẫn chưa có phương pháp trị dứt điểm. Tuy nhiên, người bệnh có thể chủ động thực hiện các phương pháp nhằm kiểm soát, giảm nhẹ triệu chứng. Dưới đây là các cách được bác sĩ Da liễu khuyến khích áp dụng.
Điều trị bằng thuốc
Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm da cơ địa sẽ giúp các triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng. Để giảm nhẹ ngứa ngáy, bong tróc, sưng đỏ khó chịu do bệnh gây ra, bác sĩ thường chỉ định một số loại thuốc như:
- Thuốc kháng histamin: Đây là loại thuốc có khả năng giảm ngứa đồng thời hỗ trợ an thần, gây ngủ. Các loại histamin đường uống thường được kê trong đơn điều trị viêm da cơ địa như clorpheniramin, cetirizin, diphenhydramin, fexofenadin, doxylamin,…
- Corticosteroid tại chỗ: Đây là thuốc có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm và giảm ngứa. Thuốc thường có nhiều dạng như dạng bôi, dạng uống,… Tuy nhiên, nhóm thuốc này được khuyến cáo không sử dụng với liệu trình dài ngày vì sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
- Thuốc ức chế calcineurin: Thuốc có tác động lên hệ miễn dịch, giúp điều hòa lại cơ chế hoạt động của các tế bào tại đây. Từ đó, triệu chứng bệnh được thuyên giảm hiệu quả. Các loại thuốc calcineurin phổ biến hiện nay gồm tacrolimus và pimecrolimus.
- Kem bôi dưỡng ẩm: Đối với tình trạng da khô ráp, có hiện tượng nứt nẻ, bong tróc, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định các loại kem bôi dưỡng ẩm. Ngoài ra, kem bôi dưỡng ẩm cũng được khuyến nghị sử dụng nhằm hỗ trợ phòng ngừa và ngăn chặn viêm da tái phát.
Tuy có tác dụng nhanh và hiệu quả, nhưng chính vì có dược tính mạnh nên người bệnh cần đảm bảo tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng, liều lượng, liệu trình. Tuyệt đối không tự ý sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng khi chưa được sự cho phép.
Sử dụng thuốc tây giúp triệu chứng bệnh giảm nhanh chóng
Liệu pháp ánh sáng
Phương pháp này được áp dụng cho trường hợp người bệnh không đáp ứng thuốc Tây y hoặc người có tần suất tái phát bệnh cao. Liệu pháp được thực hiện bằng cách chiếu tia UVB dải hẹp, UVB dải rộng và UVA đơn độc lên vùng da đang bị tổn thương để kích thích cơ chế làm lành và điều hòa miễn dịch của da. Bên cạnh sử dụng máy chiếu sáng chuyên dụng, người bệnh có thể tự thực hiện thông qua phương pháp phơi da dưới ánh sáng mặt trời.
Tuy nhiên cần lưu , dù đem lại hiệu quả cao nhưng nếu áp dụng trong thời gian quá dài sẽ khiến da nhanh chóng lão hóa, tăng sắc tố da và tăng nguy cơ gây ung thư da. Chính vì vậy, phương pháp này ít được chỉ định trong điều trị cho trẻ nhỏ.
Liệu pháp quấn ướt
Quấn ướt là liệu pháp điều trị hiệu quả tốt cho những người bị bệnh ở giai đoạn nặng và có xu hướng lan rộng. Đồng thời, liệu pháp rất dễ thực hiện, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cách tự thực hiện tại nhà với 2 bước đơn giản như sau:
- Bước 1: Bôi thuốc corticosteroid lên vị trí vết thương.
- Bước 2: Dùng băng gạc ướt quấn quanh vị trí vết thương, sau đó phủ 1 lớp băng gạc khô lên.
Liệu pháp quấn ướt giúp điều trị bệnh ở giai đoạn nặng
Áp dụng bài thuốc Đông y
Theo Y học cổ truyền, viêm da cơ địa là bệnh lý khởi phát do can thận kém hoạt động, sinh khí suy yếu, trường bị thấp khiến cho phong hàn xâm nhập cơ thể,… Lúc này, thầy thuốc sẽ kết hợp các thảo dược thiên nhiên giúp điều hòa khí huyết và giải phóng ứ trệ thấp nhiệt, không chỉ giúp giảm nhẹ triệu chứng bệnh mà còn bồi bổ từ bên trong, ngăn ngừa bệnh tại phát.
Bên cạnh đó, các dược liệu sử dụng trong các bài thuốc đều có nguồn gốc từ thiên nhiên nên đảm bảo an toàn, lành ít, hạn chế tác dụng phụ cho sức khỏe. Một số bài thuốc Đông y điều trị viêm da cơ địa phổ biến hiện nay như:
Bài thuốc 1
Bài thuốc kết hợp giữa các vị thuốc như nhĩ tử, kim ngân dây, cam thảo, sài đất, bồ công anh, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp viêm da cơ địa cấp tính và có dấu hiệu bội nhiễm. Đồng thời, bài thuốc cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị mụn nhọt, mề đay, mẩn ngứa, mụn nước,…
- Chuẩn bị nguyên liệu: 12g thương nhĩ tử, 12g cam thảo dây, 12g kim ngân dây, 16g sài đất và 16g bồ công anh.
- Cách thực hiện: Cho các dược liệu trên vào ấm, sắc cùng 500ml nước, đợi đến khi nước sôi thì tắt bếp và chắt ra 3 phần để uống trong ngày.
Bài thuốc 2
Những trường hợp bị viêm da cơ địa do phong hàn xâm nhập và thấp nhiệt sẽ được thầy thuốc chỉ định sử dụng bài thuốc này. Ngoài ra, sự kết hợp giữa các dược liệu có khả năng thanh nhiệt, giải độc, chữa mề đay và viêm da dị ứng.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Ngân hoa, phục linh và bồ công anh mỗi vị 12g, chỉ xác, hoàng liên, bạch tiên bì, xuyên khung, phòng phong, khương hoạt, độc hoạt, liên kiều, kinh giới, hoàng cầm và sài hồ mỗi vị 8g, thuyền thoái và cam thảo mỗi loại 4g, cát cánh 6g và khổ sâm 10g.
- Cách thực hiện: Cho dược liệu vào ấm, sắc với 650ml nước, đợi khi nước sôi, cạn còn 500ml thì tắt bếp và chắt nước thuốc ra cốc. Nên chia đều uống từ 2 – 3 lần trong ngày và uống khi nước thuốc ấm để hiệu quả đạt được tốt nhất.
Bài thuốc 3
Đây là bài thuốc tán độc, bổ huyết giúp chữa viêm da cơ địa cho trẻ nhỏ cực hiệu quả và an toàn. Bài thuốc cũng có tác dụng làm mát gan, điều trị rôm sảy rất tốt.
- Chuẩn bị nguyên liệu: Trúc diệp, sài đất, lan tiên, trúc căn, đan sâm và lôi công thảo với tỉ lệ bằng nhau.
- Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, sau đó cho vào ấm sắc với 500ml nước. Phần nước thuốc thu được sẽ chia thành 3 phần bằng nhau để uống vào buổi sáng, trưa và tối trong ngày. Mỗi ngày chỉ dùng 1 thang và nên dùng liên tục trong 7 – 10 ngày sẽ thấy triệu chứng bệnh được cải thiện rõ rệt.
Hiệu quả của các bài thuốc Đông y sẽ còn phụ thuộc nhiều vào thể trạng, cơ địa, mức độ bệnh hiện tại. Vậy nên, người bệnh cần kiên nhẫn và nghiêm túc thực hiện bài thuốc đúng theo liệu trình thầy thuốc đã hướng dẫn. Đồng thời, sử dụng chính xác về liều lượng để bệnh cải thiện tích cực.
Áp dụng bài thuốc dân gian
Dân gian truyền tai nhiều cách cải thiện viêm da cơ từ các nguyên liệu tự nhiên. Các nguyên liệu này đều chứa các hoạt chất kháng khuẩn, chống viêm cùng nhiều khoáng chất, nhờ đó triệu chứng bệnh được thuyên giảm rõ rệt.
- Dùng lá chè xanh: Trong lá chè xanh chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa như epigallocatechin gallate (EGCG), epicatechin gallate (ECG) cùng lượng lớn polyphenol, catechin. Nhờ đó, da khỏe hơn, giảm ngứa ngáy, sưng đỏ và thúc đẩy phục hồi. Người bệnh chỉ cần lấy 1 nắm lá chè, đem rửa sạch rồi đun nước tắm hằng ngày. Mỗi tuần thực hiện cách tắm lá chè từ 3 – 4 lần, sau khoảng 3 tuần sẽ thấy kết quả tích cực.
- Dùng lá trầu không: Thành phần trong lá trầu có chứa lượng lớn superoxide effutase và catalase – Các chất có khả năng thúc đẩy sản sinh collagen cho da mau lành vết thương. Đồng thời, trong tinh dầu lá trầu có chứa Eugenol mang tác dụng tiệt trùng, kháng khuẩn mạnh, giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây nhiễm trùng có trên da. Để chữa viêm da cơ địa, phương pháp hiệu quả và đơn giản nhất là đun nước tắm hoặc vò nát lá rồi đắp lên vùng da bị bệnh. Sau khoảng 1 – 2 tuần triệu chứng bệnh sẽ giảm rõ.
- Sử dụng nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm ẩm, dịu da, giảm triệu chứng khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy trên da. Đồng thời, các chất chống oxy hóa trong nha đam cũng giúp bảo vệ da trước sự tấn công của vi khuẩn, ngăn ngừa bội nhiễm hiệu quả. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chuẩn bị 1 nhánh nha đam tươi, cắt bỏ vỏ xanh, chỉ lấy phần thịt trắng bên trong, sau đó thoa trực tiếp lên vị trí đang bị viêm da cơ địa. Sau khoảng 20 phút thì rửa lại với nước sạch, thực hiện mỗi ngày 2 lần, sau 2 – 3 tuần triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm.
Các cách chữa dân gian chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh nhẹ, triệu chứng bệnh mới khởi phát. Đồng thời, để đảm bảo an toàn và hiệu quả chữa trị, bạn cần chọn các nguyên liệu sạch, đảm bảo không tồn dư hóa chất gây hại.
Gel nha đam có tác dụng làm ẩm, dịu da
Viêm da cơ địa cần ăn gì – kiêng gì?
Viêm da cơ địa là bệnh da liễu mãn tính có liên quan đến hệ miễn dịch của cơ thể. Vậy nên chế độ ăn uống sẽ đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến diễn tiến bệnh và hiệu quả chữa trị. Cụ thể, bác sĩ Da liễu hướng dẫn người bệnh nên bổ sung và nên tránh những nhóm thực phẩm dưới đây:
Nhóm thực phẩm nên bổ sung
Các nhóm thực phẩm dưới đây sẽ giúp bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu, từ đó tăng cường đề kháng cho cơ thể giúp phục hồi tổn thương nhanh chóng và giảm nguy cơ bệnh tái phát:
- Thực phẩm chứa vitamin và chất xơ: Rau củ, trái cây chứa nhiều vitamin A, vitamin B, vitamin E sẽ giúp thúc đẩy đề kháng, tăng cường miễn dịch, thúc đẩy tái tạo biểu bì và giúp da mềm mại hơn. Đặc biệt là các loại trái cây màu đỏ như cam, đu đủ, bí đỏ, cà rốt hoặc rau cải bó xôi, ngũ cốc, yến mạch.
- Thực phẩm chống viêm: Cá hồi, cá chép, trứng, nấm, dầu hạt lanh,… có chứa nhiều chất chống viêm, acid béo omega 3 và omega 6 giúp ngăn chặn bội nhiễm, thúc đẩy chữa lành thương tổn trên da.
- Thực phẩm chứa kẽm: Kẽm có tác dụng giảm sưng đỏ trên da hiệu quả. Các thực phẩm giàu kẽm gồm nấm, socola đen, hạt bí ngô,..
- Thực phẩm giàu Probiotic: Đây là lợi khuẩn được khuyến khích bổ sung vào thực đơn cho người viêm da cơ địa, giúp ổn định và tăng cường miễn dịch, phòng chống viêm da rất tốt. Probiotic có chứa nhiều trong sữa chua, Kefir, phô mai, kim chi, dưa muối.
Nhóm thực phẩm nên tránh
Người bệnh cần tránh những thực phẩm dưới đây để tránh gây kích thích triệu chứng bệnh nặng hơn.
- Đồ ăn nhanh: Đây là thực phẩm chứa nhiều chất béo xấu khiến tình trạng viêm da nghiêm trọng hơn.
- Hải sản: Tôm, ghẹ, cua, ngao, mực,… là nhóm thực phẩm có chứa nhiều histamin tự do dễ gây kích ứng, ngứa da, sưng đỏ da.
- Đồ uống chứa cồn: Rượu bia có thể tăng kích thích và giải phóng cytokine tiền viêm, khiến triệu chứng bệnh viêm da cơ địa thêm nặng hơn.
- Thịt đỏ: Thịt đỏ chứa chất béo bão hòa sẽ kích thích khuếch đại triệu chứng viêm da cơ địa.
Người bị viêm da cơ địa không nên ăn thịt đỏ
Hướng dẫn phòng ngừa bệnh viêm da cơ địa
Để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa hiệu quả và ngăn ngừa bệnh tái phát, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:
- Thoa kem dưỡng ẩm hằng ngày, tập trung vào vùng da dễ bị bệnh để làm mềm da, ngăn ngừa khô ráp và kích ứng da.
- Thời gian tắm chỉ kéo dài từ 10 – 15 phút. Đồng thời, nên dùng nước ấm vừa, không dùng nước quá nóng sẽ khiến da bị khô, dễ tổn thương hơn.
- Sử dụng xà phòng nhẹ dịu, tránh dùng các loại có chất tẩy rửa mạnh vì chúng sẽ làm mất lớp dầu tự nhiên khiến da dễ kích ứng.
- Giữ không gian phòng ngủ thoáng mát, sạch sẽ, tránh tiếp xúc với các yếu tố khởi phát bệnh.
- Thăm khám da liễu định kỳ để chủ động nắm rõ tình trạng sức khỏe hiện tại và có phương pháp điều trị nếu có dấu hiệu bất thường xảy ra.
Viêm da cơ địa không đe dọa đến tính mạng, nhưng các triệu chứng bệnh lại ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống người mắc, bên cạnh đó bệnh có thể tái đi tái lại dai dẳng. Vậy nên, người bệnh cần sớm thăm khám và điều trị, đồng thời nắm rõ phương pháp phòng ngừa bệnh.
Cập nhật 9:36 AM , 18/08/2023