Khi thấy phần chân răng xuất hiện các mảng bám có màu vàng hoặc đen thì đây chính là dấu hiệu bạn đã bị cao răng. Vậy cao răng là gì, những tác hại và cách loại bỏ những mảng bám này ra sao? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về cao răng trong bài viết dưới đây.
Cao răng là gì?
Cao răng còn được biết đến với tên gọi khác là vôi răng. Theo cách hiểu thông thường, đây là những mảng bám lâu ngày cứng lại và dính chặt vào thân răng. Vôi răng hình thành do các vi khuẩn răng miệng tác động lên thức ăn còn sót lại sau các bữa ăn. Theo thời gian, nếu không được loại bỏ, các chất thải này sẽ tích tụ và trở nên cứng hơn, bám chặt vào đường nướu hoặc dưới đường nướu. Lớp cao răng này không được loại bỏ sẽ dày lên gây kích ứng mô nướu.
Theo định nghĩa chuyên ngành, để giải thích vôi răng là gì thì đây là các mảng bám đã bị vôi hóa bởi nhiều chất khác nhau. Trong đó bao gồm thức ăn còn sót lại kết hợp với muối vô cơ (canxi carbonate và phosphate), vi khuẩn và các chất khoáng trong miệng.
Rất dễ để nhận biết bạn đang bị cao răng, chúng là lớp bám màu vàng, nâu hoặc đen trên răng gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, cao răng hình thành còn tạo kẽ hở cho thức ăn thừa dễ dàng tích tụ, bám chặt vào thành răng và phát triển mạnh hơn. Điều này dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh nha khoa ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hàng ngày.
Trong chuyên khoa, cao răng được chia làm 2 loại là cao răng nước bọt và cao răng huyết thanh. Cụ thể:
- Cao răng nước bọt: Chủ yếu xuất hiện ở mặt răng, kẽ răng và vùng trên lợi. Loại cao răng này thường có màu vàng nhạt, nâu đỏ hoặc nâu vàng. Chúng hình thành do các muối calci trong có nước bọt lắng đọng tạo thành vôi răng.
- Cao răng huyết thanh: Xuất hiện nhiều trên mặt răng, kẽ răng và dưới lợi. Các mảng bám này có màu đen, rất cứng và được tạo thành từ tình trạng lợi viêm gây chảy máu. Huyết thanh trong máu sẽ dính vào cao răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn bám dính nhiều hơn. Loại cao răng thường khó nhìn thấy và cũng là tác nhân khiến cho tình trạng viêm lợi trở nên nặng hơn.
Tác hại của cao răng là gì?
Về bản chất, cao răng chính là do vi khuẩn tích tụ lâu ngày nên gây ra rất nhiều mối nguy hại cho khoang miệng của bạn. Các vấn đề răng miệng phổ biến do vôi răng gây có thể kể đến như:
- Ảnh hưởng đến thẩm mỹ: Các mảng bám tích tụ này rất dễ bắt màu và làm ố răng, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ khi bạn cười, nói.
- Gây mùi hôi khó chịu: Cao răng bám trên răng gây khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Bàn chải không khó có thể chạm tới các vùng bị cao răng che khuất nên răng miệng không được làm sạch hoàn toàn, gây ra hôi miệng. Từ đó, gây tâm lý tự ti khi giao tiếp.
- Nguy cơ gây sâu răng: Vôi răng chính là nơi trú ngụ lý tưởng của các loại vi khuẩn gây lên men đường trong thức ăn, tạo ra axit và các hợp chất có tính axit. Từ đó khiến men răng bị ăn mòn, dẫn tới tình trạng sâu răng.
- Gây viêm nướu: Độc tố từ vi khuẩn trong các mảng cao răng, đặc biệt là vùng kẽ răng và vùng giáp với nướu có nguy cơ gây viêm nhiễm lan rộng ra xung quanh. Nếu để tình trạng này kéo dài, cao răng sẽ phát triển mạnh hơn, xâm lấn xuống phần chân răng, gây ra tụt lợi. Theo thời gian, chân răng sẽ lộ ra, gây ê buốt, thậm chí mất răng vĩnh viễn, gây cản trở trong sinh hoạt và ăn uống.
- Biến chứng từ viêm nha chu: Vi khuẩn tích tụ trong vôi răng gây kích ứng nướu răng, gây ra tình trạng sưng đỏ, chảy máu nướu. Nếu không được xử lý dứt điểm, cao răng có thể phát triển nha chu, hình thành nang răng, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đái tháo đường, nguy hại cho sức khỏe tổng thể.
Xem thêm:
Các phương pháp loại bỏ vôi răng hiệu quả hiện nay
Cao răng rất khó có thể tự loại bỏ bằng các phương pháp thông thường như dùng bàn chải hay tự cạy ra. Vì thế nên, khi bị xuất hiện các mảng bám trên răng bạn cần đến các cơ sở nha khoa để nha sĩ loại bỏ bằng máy móc chuyên dụng. Hiện nay có 3 cách loại bỏ vôi răng phổ biến và có hiệu quả là:
- Loại bỏ cao răng bằng dụng cụ cầm tay: Đây là phương pháp lấy cao răng phổ biến và truyền thống được nhiều cơ sở nha khoa áp dụng. Điểm hạn chế của việc loại bỏ cao răng bằng dụng cụ cầm tay là không thể loại bỏ hoàn toàn được các mảng bám. Một số trường hợp, gây ảnh hưởng đến nướu, làm ê buốt răng.
- Lấy cao răng bằng phương pháp thổi cát: Các nha sĩ sẽ sử dụng máy thổi cát để loại bỏ vôi răng ở tất cả các ngóc ngách, kẽ răng. Từ đó, giúp loại bỏ cao răng hiệu quả và triệt để hơn so với việc dùng dụng cụ cầm tay. Tuy nhiên, nếu tay nghề của bác sĩ không tốt có thể làm tổn thương đến nướu và men răng, gây ê buốt, chảy máu vùng lợi.
- Cạo vôi răng bằng máy siêu âm: Là phương pháp nhanh chóng và phổ biến nhất. Phương pháp này sử dụng sức mạnh của sóng siêu âm giúp làm tan các mảng bám. Nhờ đó, thời gian loại bỏ vôi răng được rút ngắn, răng được làm sạch sâu và không gây tổn thương cho răng, nướu.
Cách phòng tránh hình thành mảng bám trên răng
Cao răng chính là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, gây ra nhiều nguy hại tiềm ẩn cho răng miệng và sức khỏe nói chung. Do đó, cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng chính là ngăn ngừa việc hình thành các mảng bám bằng cách thực hiện một số biện pháp đơn giản tại nhà sau đây:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng, đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Theo các chuyên gia y tế, tốt nhất là chải răng ngay sau khi ăn khoảng 30 phút để thức ăn thừa không có thời gian chuyển hóa thành axit có hại cho men răng.
- Sử dụng dung dịch nước muối để súc miệng sau khi chải răng hàng ngày để tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Bạn nên dùng nước muối pha loãng hoặc chai nước muối có bán sẵn tại các hiệu thuốc, không nên pha muối quá đặc có thể gây tổn thương niêm mạc miệng.
- Kẽ răng là vùng mà bàn chải khó có thể tiếp cận và làm sạch hoàn toàn, vì thế, bạn nên kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa hiệu quả nhất.
- Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, giàu vitamin C và khoáng chất để tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm, đồ uống có màu, bánh kẹo ngọt có độ bám dính cao vì đây là nhóm đồ ăn có hại cho răng của bạn nhất.
- Khám nha khoa định kỳ 3-6 tháng/lần để loại bỏ mảng bám, sớm phát hiện những vấn đề về răng miệng để xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã đưa ra lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi cao răng là gì. Cao răng rất phổ biến và dễ gặp ở hầu hết mọi lứa tuổi. Nếu không được xử lý và loại bỏ kịp thời các mảng bám này sẽ phát triển mạnh mẽ hơn, gây ra những bệnh răng miệng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, bạn nên chủ động thăm khám nha khoa định kỳ và sớm loại bỏ các mảng bám này.
Tìm hiểu:Cập nhật 3:33 AM , 01/08/2023