Làn da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, do đó bé thường xuyên bị dị ứng, nhất là dị ứng thời tiết. Vậy nguyên nhân bé trẻ sơ sinh bị dị ứng thời tiết là gì và cách điều trị như thế nào tốt nhất? Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu chi tiết ở bài viết sau.
Dị ứng thời tiết là gì?
Dị ứng thời tiết là một quá trình phản ứng không mong muốn của hệ miễn dịch đối với các dị nguyên từ môi trường. Trong quá trình này, kháng thể gây dị ứng kết hợp với các dị nguyên từ bên ngoài, gây ra các triệu chứng của một số bệnh lý.
Dị ứng thời tiết thường xuất hiện khi thời tiết chuyển mùa hoặc thay đổi đột ngột. Các dấu hiệu của dị ứng thời tiết ở trẻ em thường biểu hiện qua da, bao gồm nổi mề đay khắp cơ thể, mẩn đỏ và các triệu chứng tương tự.
Nguyên nhân trẻ bị dị ứng thời tiết
Dị ứng thời tiết ở trẻ em có thể có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này ở trẻ thường là do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch trong cơ thể của chúng. Sự biến đổi đột ngột của thời tiết có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống miễn dịch.
Các dị nguyên có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua nhiều cách khác nhau, bao gồm đường ăn uống, hô hấp, tiêm hoặc thâm nhập qua da. Cụ thể:
- Môi trường xung quanh nhà hoặc khu vui chơi có độ ẩm thấp.
- Vi khuẩn tồn tại trong các vật dụng như chăn gối, thảm lau và các bề mặt có độ ẩm.
- Vi khuẩn ẩn nấp trong lông thú cưng như mèo, chó.
- Việc sử dụng thuốc hoặc thực phẩm không phù hợp cho trẻ em.
- Trẻ em có người thân mắc bệnh dị ứng thì khả năng mắc bệnh dị ứng cao hơn so với trẻ không có tiền sử này.
- Thay đổi đột ngột trong khí hậu có thể khiến cơ thể trẻ không kịp thích ứng.
Dị ứng thời tiết ở trẻ là sự phản ứng của cơ thể trước những yếu tố bên ngoài như thời tiết và môi trường, đặc biệt là khi trẻ chuyển từ môi trường nhiệt đới sang lạnh hoặc ngược lại.
Triệu chứng dị ứng thời tiết ở trẻ
Dị ứng thời tiết lạnh thường phát sinh khi nhiệt độ hoặc độ ẩm giảm đột ngột. Bên cạnh việc gây tổn thương da, dị ứng thời tiết ở trẻ còn có thể gây ra một số triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp:
- Da có thể xuất hiện vết ngứa có kích thước từ nhỏ đến lớn.
- Mề đay có thể phát triển khắp cơ thể nếu không được bảo vệ bởi quần áo.
- Da có thể ngứa nhưng ít gây ra cảm giác nóng rát và đau nhức.
- Triệu chứng của viêm mũi như ngứa mũi, chảy nước mũi và nghẹt mũi có thể xuất hiện.
- Cổ họng có thể đau do việc nhiều.
- Mắt có thể bị đỏ, ngứa và chảy nước mắt.
Tương tự như dị ứng thời tiết lạnh, dị ứng thời tiết nóng ở trẻ xảy ra khi hệ thống miễn dịch của trẻ phản ứng mạnh mẽ với sự thay đổi của độ ẩm trong không khí và nhiệt độ. Dị ứng thời tiết nóng gây ra cho trẻ nhiều biểu hiện khác nhau trên da như sau:
- Cảm giác nóng rát trên da, kèm theo cảm giác châm chích và xuất hiện các vết mẩn đỏ.
- Vùng da thường bị đỏ, sưng viêm từ nhẹ đến nặng đi kèm với cảm giác ngứa.
- Ngoài ra, dị ứng thời tiết ở trẻ cũng có thể gây ra các triệu chứng khác như phù mạch, tiêu chảy, hen cấp tính và đau đầu.
Cách xử lý trẻ bị dị ứng thời tiết dứt điểm
Sử dụng thuốc điều trị
Khi phát hiện trẻ bị dị ứng thời tiết, cha mẹ nên ngay lập tức đưa con đến cơ sở y tế để các bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và kê đơn thuốc. Tùy thuộc vào các triệu chứng cụ thể của từng trẻ, các bác sĩ chuyên môn sẽ quyết định việc sử dụng loại thuốc phù hợp.
Cha mẹ không nên tự mua thuốc cho trẻ mà không có sự tư vấn từ bác sĩ điều trị. Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu trẻ có bất kỳ phản ứng không bình thường nào, cha mẹ cần ngưng việc cho con dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ chuyên môn.
Điều trị bằng dân gian
Bên cạnh các phương pháp điều trị dị ứng thời tiết ở trẻ vừa nêu trên, trong dân gian còn có một số cách chữa dị ứng thời tiết ở trẻ được sử dụng khá phổ biến như:
- Sử dụng lá khế: Lá khế vốn nổi tiếng với công dụng thanh nhiệt, giải độc hỗ trợ làm giảm ngứa và tổn thương da. Cha mẹ có thể sử dụng một ít lá khế rửa sạch rồi đun nước cho trẻ tắm hằng ngày đến khi những triệu chứng có dấu hiệu thuyên giảm.
- Sử dụng khoai tây: Củ khoai tây chứa nhiều nhựa hỗ trợ kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Dùng khoai tây giúp trẻ chống lại các triệu chứng mà dị ứng thời tiết gây nên. Hãy dùng một củ khoai tây rửa sạch, thái ra từng lát mỏng, đắp vào vị trí da bị tổn thương trong vòng 20 phút. Cuối cùng, tắm lại cho trẻ bằng nước sạch.
- Sử dụng dầu dừa: Lượng vitamin E mà dầu dừa mang lại cùng với các axit tự nhiên sẽ giúp trẻ chống viêm, diệt khuẩn hiệu quả. Đồng thời, dầu dừa cũng cung cấp độ ẩm cho da của trẻ góp phần giảm tình trạng ngứa trên da. Mẹ có thể bôi dầu dừa lên da của trẻ trong vòng 20 phút. Sau đó, tắm lại bằng nước sạch cho con.
Cách phòng ngừa trẻ bị dị ứng thời tiết
Trong thời điểm chuyển mùa, trẻ thường dễ bị dị ứng thời tiết. Do đó, cha mẹ cần chú ý và thực hiện các biện pháp sau để bảo vệ sức khỏe cho bé:
- Hạn chế đưa bé ra ngoài khi không cần thiết. Nếu cần phải ra ngoài, đảm bảo bé được trang bị đầy đủ áo ấm, khăn cổ, mũ,…
- Tránh cho bé tiếp xúc với đồ chơi bằng nhung và hạn chế bé chơi trên mặt đất, nơi có thể chứa nhiều vi khuẩn gây kích ứng.
- Tăng cường sức đề kháng cho bé bằng cách bổ sung vitamin cần thiết qua thực phẩm như nước cam, bưởi, dưa hấu,…
- Chế độ ăn của bé nên bao gồm các món có tính mát như cá, rau xanh, hoa quả,… và hạn chế ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như cua, tôm, ghẹ,…
- Khi bé bắt đầu có dấu hiệu của dị ứng như ho, sốt, sổ mũi,… cần đưa bé đến bác sĩ kiểm tra và tư vấn.
Một số câu hỏi thường gặp
Trước những biểu hiện của dị ứng thời tiết, nhiều bậc phụ huynh băn khoăn rằng dị ứng thời tiết ở trẻ có lây không? Câu trả lời là KHÔNG. Tuy nhiên, căn bệnh này có thể xuất hiện ở mọi độ tuổi khác nhau. Chính vì vậy, cha mẹ không nên chủ quan.
Dị ứng thời tiết có thể gây nổi mề đay hoặc nổi mẩn đỏ, kéo dài từ 24 giờ đến dưới 6 tuần ở giai đoạn cấp tính, gây khó chịu và ngứa ngáy cho trẻ. Trong giai đoạn mãn tính, trẻ có thể gặp vấn đề như phù nề niêm mạc mắt, huyết áp giảm, và thậm chí sốc phản vệ, đòi hỏi can thiệp kịp thời từ các bác sĩ chuyên môn.