Nguyên nhân gây áp xe răng số 7 và cách điều trị hiệu quả nhất

10:16 AM , 02/08/2023

Áp xe răng số 7 là tình trạng viêm nhiễm nguy hiểm cho răng. Bệnh gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình ăn uống của người mắc bởi chức năng quan trọng của chiếc răng này chính là khả năng nhai nghiền thức ăn. Vậy do đâu hình thành nên ổ áp xe răng và cách điều trị nào tốt nhất? Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu chi tiết trong bài viết.

Vị trí của răng số 7 ở đâu? Chức năng chính là gì?

Hàm răng đầy đủ ở một người bình thường trưởng thành có 32 chiếc bao gồm 3 nhóm chính: răng cửa, răng hàm và răng nanh. Răng số 7 là loại răng cối lớn nằm ở thứ tự số 7 trong cung hàm tính từ răng số 1 vào bên trong. Bước vào giai đoạn răng vĩnh viễn mọc đủ, thường từ 12 tuổi, răng số 7 giữ chức năng là chiếc răng hàm lớn thứ hai.

Răng số 7 là răng hàm có chức năng quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn.
Răng số 7 là răng hàm có chức năng quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn.

Răng số 7 thường với đặc điểm là có 3 chân răng đối với hàm trên và có 2 chân răng với hàm dưới. Tuy vậy, vẫn tồn tại những trường hợp chiếc răng này có tới 4 hoặc nhiều hơn thế số chân răng được ghi nhận.

  • Nằm tại vị trí cận trong cùng, kết hợp với kích thước tương đối lớn, vì thế răng số 7 đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong cung hàm. Cụ thể như sau:
  • Nhờ vào kích thước bề mặt rộng, độ cứng cao và bề mặt nhai hoàn hảo, răng số 7 tạo ra được một lực nghiền lớn. Từ đó giúp thức ăn được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Thông qua quá trình này, hệ thống tiêu hóa và sự trao đổi chất được diễn ra ổn định và dễ dàng hơn.
  • Mặt khác, vì răng số 7 nằm tại vị trí song song với chiều dài của khuôn mặt cho nên, chúng còn đảm nhận chức năng thẩm mỹ. Sự tồn tại của răng số 7 giúp duy trì được gương mặt cân đối, ổn định và tránh được tình trạng hóp má.
  • Chức năng định hình và tạo lập cấu trúc của khung xương hàm.

Với sự quan trọng như trên, tình trạng áp xe răng ở răng số 7 chính là một bệnh lý đáng lo ngại và cần được quan tâm chú ý trên hết.

Áp xe răng số 7 gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống
Áp xe răng số 7 gây ra nhiều hệ lụy trong cuộc sống

Dấu hiệu nhận biết ổ áp xe răng số 7

Những dấu hiệu thường gặp để nhận biết áp xe răng số 7 tiêu biểu cần lưu ý cho người bệnh là:

  • Răng số 7 trở nên nhạy cảm

Mặc dù răng số 7 nằm tương đối sâu trong cung hàm tuy nhiên khi bị áp xe, sự kích thích trở nên mạnh mẽ hơn do răng đã yếu và nhạy cảm. Khi ăn đồ ăn nóng, lạnh hoặc quá chua người bệnh đã cảm nhận răng ê buốt và nhức nhối.

  • Cảm giác đau nhức răng, nhai khó khăn

Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh áp xe răng số 7, người bệnh sẽ thường cảm nhận được sự đau nhức, thậm chí là vô cùng buốt mỗi khi nhai hoặc cử động phần hàm. Ở một số trường hợp các cơn đau xuất hiện một cách tự phát. Răng bị viêm áp xe đau buốt, nổi sưng tấy khiến người bệnh rất khó chịu, gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và ăn uống.

  • Nổi vùng sưng, mưng mủ

Xuất hiện những vùng cục, mủ tụ dưới chân răng số 7. Khi tác động lực vào có cảm giác đau dữ dội hoặc có thể rỉ mủ vàng ra. Khi răng số 7 bị sưng tấy, khuôn mặt người bệnh có thể sưng hoặc trở nên thiếu cân đối.

  • Hơi thở có mùi bất thường

Người bệnh sẽ dễ dàng nhận thấy mùi hôi và tanh trong miệng hình thành do vi khuẩn và mủ ở vùng răng số 7. Mùi hôi của ổ áp xe thường hơi nồng và tanh, rất khác so với mùi hôi miệng do sâu răng hoặc viêm lợi thông thường.

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...

Ngoài ra, ở những người bệnh áp xe răng số 7 nghiêm trọng, còn có thể thấy tồn tại một số biểu hiện khác như: hàm trở nên co cứng, nổi hạch cổ, sốt cao, cơ thể mệt mỏi, miệng cảm nhận vị đắng,…

Hình ảnh răng số 7 bị áp xe có ổ mủ sưng.
Hình ảnh răng số 7 bị áp xe có ổ mủ sưng.

Nguyên nhân bị áp xe răng số 7

Trên thực tế, tỉ lệ người bị áp xe răng số 7 tương đối cao so với các răng khác trong cung hàm. Có thể kể đến các lý do quan trọng chính là:

  • Vị trí khuất, khó vệ sinh sạch

Bởi răng số 7 nằm ở vị trí khá sâu trong cung hàm, nơi mà các bó cơ hàm, mặt bên trong má và nướu sát nhau khá chật hẹp để vệ sinh.

Điều này chính là tác nhân số một làm cho việc chăm sóc răng số 7 gặp nhiều vấn đề khó khăn hơn so với những răng khác trong việc vệ sinh. Thậm chí chỉ đánh răng và dùng chỉ nha khoa cũng không thể sạch hoàn toàn chiếc răng nhai này.

  • Tiết diện nhai lớn dễ bị đọng vụn thức ăn

Không giống với răng cửa hoặc răng nanh làm nhiệm vụ cắn xé thức ăn, răng số 7 giữ vai trò chủ chốt trong việc nhai nghiền thức ăn mà cơ thể nạp vào hàng ngày. Quá trình thức ăn bị nhai nghiền sẽ tạo ra những vụn nhỏ tồn dư hình thành mảng bám đọng lại trên bề mặt răng. Nhờ cơ hội đó, vi khuẩn gây sâu răng và áp xe có thể dễ dàng phát triển gây mưng mủ.

Xem thêm:

Cách điều trị áp xe răng số 7 tốt nhất

Khi phát hiện ra bị áp xe răng số 7, người bệnh không nên tự xử lý hoặc tìm cách rạch mủ. Điều này rất dễ gây ra viêm nhiễm nặng và khiến tình trạng răng trở nên xấu đi. Việc quan trọng nên làm là tới cơ sở nha khoa uy tín để được kiểm tra, đánh giá mức độ áp xe và điều trị theo phác đồ phù hợp. Các bước thực hiện điều trị áp xe răng số 7 là:

  • Kiểm tra mức độ hư hại của răng: Trước khi chỉ định phương án điều trị, bác sĩ sẽ cho người bệnh chụp X quang để xác định chính xác vị trí và tình trạng ổ áp xe cũng như khỏi nguồn vùng áp xe hình thành ở đâu.
  • Trích rạch ổ áp xe: Nếu răng mới ở chớm hình thành vùng mưng mủ, có thể sử dụng kháng sinh để tiêu viêm mà không cần thực hiện liệu pháp can thiệp chuyên sâu. Với tình trạng nặng hơn, bác sĩ sẽ thực hiện loại bỏ túi mủ áp xe, nguyên nhân chính gây ra nhiễm trùng kết hợp với việc làm kháng sinh đồ.
  • Dùng thuốc: Sau khi đã loại bỏ ô viêm nhiễm trong răng số 7, bác sĩ sẽ kê đơn với những loại thuốc phù hợp hỗ trợ quá trình điều trị như: Thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau trong trường hợp cần thiết hoặc vitamin nâng cao sức đề kháng.
  • Điều trị về sau: Sau khi xử lý xong ổ áp xe, bác sĩ sẽ tiến hành một số vấn đề về răng như: điều trị tủy, lấy cao răng,..Với phần răng số 7 bị hư hại nghiêm trọng, không thể duy trì giữ lại được, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng và tư vấn cho người bệnh liệu pháp trồng răng thay thế.
    Điều trị áp xe răng số 7 nên thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín.
    Điều trị áp xe răng số 7 nên thực hiện tại cơ sở nha khoa uy tín.

Làm thế nào để hạn chế tình trạng áp xe răng hiệu quả

Để có thể phòng ngừa bệnh áp xe răng số 7, áp xe răng số 6 hay các răng khác trong cung hàm, cách tốt nhất bạn cần là chăm sóc, vệ sinh răng miệng một cách khoa học, trong đó nên:

  • Đánh răng thường xuyên, chải theo chiều dọc của răng ít nhất 2 lần mỗi ngày (đặc biệt là sau các bữa ăn)
  • Sử dụng nước súc miệng, chỉ nha khoa thay thế tăm và kem đánh răng có chứa Fluoride.
  • Thay bàn chải đánh răng phù hợp, thường xuyên tối thiểu 3 tháng thay 1 lần.
  • Kiểm tra răng miệng, lấy cao răng định kỳ từ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời các bệnh lý về răng miệng gặp phải.
  • Ngoài ra, nên tránh chế độ ăn uống mất kiểm soát như thiếu vitamin và muối khoáng.
  • Uống đủ khoảng 2 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng.
  • Hạn chế những loại thực phẩm gây nguy cơ sâu răng cao như các đồ uống có gas, chất bám dính, bánh kẹo ngọt, dẻo,…

Áp xe răng số 7 khiến rất nhiều người cảm thấy lo lắng và bất an vì nó nằm tại nơi có tập trung nhiều dây thần kinh, mạch máu. Hy vọng những nội dung hữu ích của bài viết trên đây giúp bạn tìm hiểu sâu và cụ thể hơn về những vấn đề mình gặp phải.

Đừng bỏ lỡ:

Ngày Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Top 6 loại kẹo chống sâu răng hiệu quả nhất hiện nay mà cha mẹ không nên bỏ qua

Kẹo chống sâu răng là các sản phẩm hiệu quả giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lựa chọn loại nào an toàn...

Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế...

Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt...

Top 11+ cách trị sâu răng tại nhà lành tính và hữu hiệu

Sâu răng gây nên nhiều nỗi phiền toái cho người bệnh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống một cách trực tiếp. Những trường hợp mới chớm có dấu hiệu...

Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng ở trẻ em là một dạng bệnh lý không hiếm gặp nếu phụ huynh chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *