Sâu răng nổi hạch có nguy hiểm không? Điều trị bằng cách nào?

5:34 AM , 02/08/2023

Sâu răng nổi hạch dấu hiệu cho thấy răng của bạn đang bị viêm ở mức độ nghiêm trọng, không chỉ đơn thuần là vi khuẩn làm hại bề mặt răng. Lúc này cần tìm cách điều trị càng sớm càng tốt để tránh biến chứng nguy hiểm.

Tại sao bị sâu răng nổi hạch?

Tình trạng sâu răng bị nổi hạch gặp phải khi vi khuẩn không chỉ khu trú tại vị trí chiếc răng bị sâu mà phát triển mạnh, đi vào tuyến nước bọt và gây ra hiện tượng viêm, sưng đau nổi hạch. Đây cũng là phản ứng của cơ thể để đề kháng lại vi khuẩn tấn công gây viêm.

Sâu răng có nổi hạch không? Thực tế không phải cứ sâu răng là bị nổi hạch đau nhức. Một số yếu tố sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này:

  • Vệ sinh răng miệng không đúng cách: Đánh răng qua loa, không làm sạch hoàn toàn mảng bám, thức ăn tích tụ lâu ngày trong các kẽ răng sâu là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh mẽ, làm cho tình trạng viêm, sâu răng nặng nề hơn.
  • Thường xuyên ăn uống các loại thực phẩm gây hại cho men răng: Nước ngọt có ga, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, chua gắt, cay nóng. Các loại thực phẩm có tính acid cao sẽ làm cho men răng bị phá huỷ mạnh hơn, dễ sâu răng và dễ bị nổi hạch hơn.
  • Bản thân cấu trúc răng miệng yếu: Ở một số người, đặc biệt là những người thiếu hụt canxi thì răng dễ bị sâu và mài mòn hơn bình thường. Như vậy nguy cơ bị nổi hạch cổ cũng cao hơn.
  • Không bao giờ lấy cao răng: Có rất nhiều người không quan tâm tới chăm sóc sức khỏe răng miệng, điển hình là không bao giờ lấy cao răng.
Đánh răng thường xuyên nhưng sai cách cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sâu răng nổi hạch
Đánh răng thường xuyên nhưng sai cách cũng là nguyên nhân khiến bạn bị sâu răng nổi hạch

Mức độ nguy hiểm của tình trạng sâu răng bị nổi hạch

Khi bị sâu răng nổi hạch tức là tình trạng viêm ở chiếc răng sâu đó đang phát triển mạnh hơn. Vi khuẩn từ răng sâu đi vào tuyến nước bọt vào họng, lan ra sau tai. Cơ thể nhận biết tình trạng viêm này và đề kháng lại bằng cách nổi hạch, sưng đau nhức khó chịu.

Tình trạng sâu răng bị nổi hạch không diễn ra thường xuyên, mỗi lần chỉ khoảng 1 – 2 ngày rồi có thể tự hết. Nhưng nếu không để ý phát hiện sớm và chữa trị dứt điểm thì nó sẽ tái diễn ngày càng nhiều. Hơn nữa, nổi hạch cổ, sau tai có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm sau đây:

  • Sâu răng lan rộng: Từ một chiếc răng sâu ban đầu, vi khuẩn lan rộng sẽ lây lan sang những chiếc răng xung quanh và trường hợp xấu nhất là lan ra cả hàm răng. Sâu răng không được điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm tủy, hỏng tủy hoàn toàn và phải nhổ bỏ răng.
  • Sưng đau nướu: Vi khuẩn lan rộng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm mạnh mẽ trong khoang miệng. Và từ chiếc răng bị sâu, phần nướu xung quanh cũng sẽ bị viêm, sưng đau khó chịu. Trước hết, tình trạng này sẽ ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày.
  • Viêm chân răng: Với biến chứng này, bạn sẽ cảm thấy cơn đau dữ dội ở chân răng, đặc biệt là khu vực răng bị sâu. Nếu không nhanh chóng chữa trị, người bệnh thường rất khó chịu và gặp khó khăn khi ăn uống.
  • Viêm xương hàm: Là biến chứng nguy hiểm nhất trong trường hợp này. Biến chứng này xảy ra khi người bệnh bị sâu răng mức độ nặng, sâu cả hàm không điều trị. Viêm xương hàm đặc biệt nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của người bệnh.

Các biến chứng nguy hiểm từ tình trạng sâu răng nổi hạch có thể được phòng ngừa và ngăn chặn nếu người bệnh phát hiện sâu răng từ sớm và điều trị kịp thời, triệt để.

Tình trạng sâu răng nổi hạch gặp phải khi vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng
Tình trạng sâu răng nổi hạch gặp phải khi vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng

Cách điều trị khi bị nổi hạch ở vùng răng bị sâu

Khi bị sâu răng có nổi hạch thì phải làm thế nào? Để biết chính xác nhất mức độ sâu răng, tình trạng nổi hạch người bệnh đang mắc phải và cách điều trị như thế nào thì tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ nha khoa.

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn luôn là mong muốn của bất cứ ai. Bởi thế, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh về răng hay làm răng thẩm mỹ, hiện nay các phòng khám nha khoa ở Hà Nội xuất hiện...

Điều trị bằng y học hiện đại

Tại cơ sở chuyên khoa uy tín, các bác sĩ có chuyên môn sẽ tiến hành thăm khám và chẩn đoán về tình trạng răng miệng bạn đang mắc phải, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Đối với những trường hợp sâu răng nổi hạch mức độ nhẹ, ít hạch, hạch tự lặn sau 1 – 2 ngày có thể chỉ cần uống thuốc giảm đau và điều trị sâu răng. Hiện nay có 3 phương pháp điều trị răng sâu thông dụng nhất:

  • Trám răng (hàn răng): Áp dụng cho những người bị sâu răng thể nhẹ, chưa có tổn thương sâu vào bên trong răng, chưa ảnh hưởng đến tủy. Các lỗ nhỏ li ti sâu răng sẽ được làm sạch, trám lại bằng vật liệu chuyên dụng để ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục tấn công cấu trúc răng.
  • Điều trị tuỷ răng: Khi vi khuẩn “đào” sâu vào trong chiếc răng, tấn công tủy răng gây viêm tủy bắt buộc phải điều trị tuỷ. Bác sĩ sẽ lấy phần tuỷ bị viêm, hư hỏng ra khỏi hốc răng, làm sạch ống tủy rồi bít kín lại bằng vật liệu chuyên dụng. Sau đó, chiếc răng sâu có thể được hàn lại hoặc bọc một lớp sứ bảo vệ bên ngoài.
  • Nhổ răng, trồng răng mới: Với những chiếc răng sâu nặng, đã chết tủy hoàn toàn thì bắt buộc phải nhổ bỏ và trồng răng thay thế. Đây là cách điều trị tốt nhất đối với tình trạng sâu răng nổi hạch mức độ nặng.

Đối với trường hợp sâu răng nổi hạch nhiều, dày đặc, đau nhức nhiều ngày thì có thể cần làm sinh thiết. Phương pháp chẩn đoán này sẽ giúp nhận biết chính xác được sâu răng bị nổi hạch chỉ là phản ứng đề kháng của cơ thể hay là dấu hiệu của bệnh lý ác tính khác.

Xem thêm: Phân biệt sâu khe răng và sâu trong răng – Cách điều trị dứt điểm

Điều trị bằng biện pháp dân gian

Trong trường hợp mới bị sâu răng, có nổi hạch nhỏ ở dưới cằm không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách điều trị bằng mẹo dân gian như sau:

  • Chữa sâu răng bằng tỏi: Củ tỏi có chứa thành phần allicin, tác dụng như chất kháng sinh tự nhiên, mang lại hiệu quả kháng viêm rất tốt. Bạn có thể chữa sâu răng bằng cách giã nát tỏi, chắt lấy nước rồi dùng tăm bông chấm vào vị trí sâu răng.
  • Chữa sâu răng bằng gừng: Không chỉ có tác dụng kháng viêm, gừng có tính ấm còn giúp giảm sưng đau nhanh chóng. Khi bị sưng đau hạch, sâu răng, sưng nướu, bạn có thể dùng lát gừng tươi, đập dập rồi đắp lên chỗ đau từ 3 – 5 phút để giảm đau tại chỗ.
  • Giảm đau răng sâu bằng nước muối ấm: Hàng ngày, bạn nên súc miệng nước muối ấm 2 lần vào sáng và tối. Nếu cảm thấy đau răng nhiều hơn, bạn có thể pha nước muối ấm ngậm cho tới khi hết ấm rồi nhổ bỏ. Việc làm này có tác dụng hỗ trợ làm sạch vi khuẩn gây sâu răng trong miệng.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng khi bị sâu răng

Khi bị sâu răng, bạn cần lưu ý hơn đến vấn đề chăm sóc răng miệng hàng ngày. Dù đã điều trị sâu răng hay chưa thì bạn cũng nên chú ý tới những điều sau đây để giữ răng miệng sạch sẽ hơn, ngăn ngừa khả năng sâu răng tái phát:

  • Đánh răng hàng ngày, ít nhất 2 lần vào buổi sáng và tối.
  • Dùng chỉ nha khoa thay cho tăm xỉa răng sau khi ăn uống để loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, cặn bẩn trong kẽ răng.
  • Nên dùng dụng cụ cạo lưỡi hàng ngày để làm sạch lưỡi – nơi tích tụ rất nhiều vi khuẩn và cặn bẩn trong miệng.
  • Hạn chế ăn uống các loại đồ ăn, thức uống dễ gây hại cho răng như: bánh kẹo cứng, đồ ăn chua có vị chua gắt, đồ ăn quá cay, nóng hoặc ăn đá lạnh.
  • Bổ sung đầy đủ nhu cầu canxi của cơ thể
  • Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ, mỗi 3 – 6 tháng/lần
  • Lấy cao răng định kỳ 2 lần/năm

Trên đây là những lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng. Hi vọng rằng với những thông tin trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về bệnh lý sâu răng, tình trạng sâu răng nổi hạch và hướng điều trị hiệu quả nhất.

Hữu ích cho bạn:

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Mách bạn 5 cách chữa sâu răng bằng lá lốt hiệu quả nhất

Chữa sâu răng bằng lá lốt được cho là cách chữa bệnh dân gian an toàn và mang lại hiệu quả khả quan. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người bệnh...

Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế...

Top 6 loại kẹo chống sâu răng hiệu quả nhất hiện nay mà cha mẹ không nên bỏ qua

Kẹo chống sâu răng là các sản phẩm hiệu quả giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lựa chọn loại nào an toàn...

Sâu răng viêm xoang nguy hiểm như thế nào? Cách trị triệt để

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng rất quen thuộc. Tuy nhiên trong số những tác hại mà bệnh gây ra, tình trạng sâu răng viêm xoang lại là...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *