Các mức độ sâu răng và cách xử lý ở từng cấp độ

1:54 AM , 02/08/2023

Các mức độ sâu răng có biểu hiện như thế nào là câu hỏi của rất nhiều người đang gặp vấn đề về răng miệng quan tâm. Bệnh sâu răng nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe. Cùng bài viết dưới đây tìm hiểu về các mức cấp độ sâu răng và phương pháp xử lý.

Biểu hiện của các cấp độ sâu răng 
Biểu hiện của các cấp độ sâu răng

Sâu răng là gì? Các mức độ sâu răng?

Sâu ăn răng là tình trạng tổn thương mất mô cứng thành phần của răng thường gây ra do các vi khuẩn tích tụ ở mảng bám răng và tạo nên các lỗ nhỏ trên răng. Nguyên nhân chính gây sâu răng là do không chăm sóc răng miệng thường xuyên, khiến cho những phần thức ăn dư tích tụ thành mảng bám và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. 

Nếu không được phát hiện sớm và xử lý kịp thời, vi khuẩn sẽ gia tăng nhanh chóng, phá huỷ cấu trúc của răng và dẫn đến một số bệnh nghiêm trọng khác như: tổn thương nướu, viêm chân răng, chết tủy răng, nhiễm trùng, răng lung lay, thậm chí là rụng răng, biến dạng gương mặt,…

Để biết các mức độ sâu răng nặng hay nhẹ, tình trạng của mình đang ở trong giai đoạn nào người bệnh cần nắm rõ các biểu hiện chính của từng giai đoạn như sau:

Sâu răng cấp độ 1

Sâu răng cấp độ 1 là mức độ được đánh giá là nhẹ và thường không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt của người bệnh. Hầu hết người bệnh khi mới chớm sâu răng đều khó nhận biết nếu không chú ý kỹ tới sự thay đổi của tình trạng răng miệng về màu sắc vì nó không có dấu hiệu đau nhức, khó chịu. 

Dấu hiệu duy nhất để dễ dàng nhận biết nhất bằng mắt thường đó là sự xuất hiện của những vết trắng đục hoặc lốm đốm màu đen (có thể là nâu) ở trên bề mặt răng.

 

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...
Những đốm đen bắt đầu xuất hiện trên răng.
Những đốm đen bắt đầu xuất hiện trên răng

Sâu răng cấp độ 2

Ở cấp độ 2, răng của người bệnh có biểu hiện nhạy cảm hơn, dễ phản ứng với các kích thích nóng, lạnh hay chua ngọt như cảm giác ê buốt, hơi nhói nhưng sẽ hết ngay sau đó và không kéo dài quá lâu. Ở thời kỳ này răng đã xuất hiện thêm những lỗ sâu khoảng nhỏ hơn 2 mm có màu vàng hoặc màu đen.

Những lỗ sâu phát triển bắt đầu ăn vào tủy răng.
Những lỗ sâu phát triển bắt đầu ăn vào tủy răng

Sâu răng cấp độ 3

Mức độ sâu răng cấp 3 được cảnh báo là nguy hiểm đến sức khỏe nhất. Giai đoạn này người bệnh bắt đầu cảm nhận được những cơn đau nhức, đau buốt thậm chí đau dữ dội khi về đêm. 

Điều này cho thấy mức độ đã chuyển nặng, vi khuẩn gia tăng mạnh và sẽ ăn sâu vào vị trí đáy chân răng, dần hình thành các ổ viêm nhiễm và là nguyên nhân gây ra tình trạng viêm tủy răng. Biến chứng có thể làm tăng nguy cơ áp xe răng, sâu răng hàm nặng thậm chí là mất răng, nhiễm trùng máu.

Giai đoạn nguy hiểm cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe.
Giai đoạn nguy hiểm cảnh báo nhiều nguy cơ sức khỏe

Cách xử lý các mức độ sâu răng

Ở các mức độ sâu răng khác nhau, sẽ có những cách xử lý riêng biệt và phù hợp nhất, cụ thể:

  • Ở cấp độ 1, cách xử lý sâu răng khá đơn giản và dễ dàng. Lúc này người bệnh chỉ cần đến nha sĩ để thăm khám và cạo vôi răng. Mục đích chính nhằm tránh trường hợp chuyển biến sâu răng sang giai đoạn nặng hơn khi để quá lâu. Bên cạnh đó, việc thực hiện vệ sinh răng miệng đúng cách hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn luôn là ưu tiên quan trọng hàng đầu.
  • Ở cấp độ 2, nha sĩ sẽ thực hiện hàn, trám răng. Điều này cần được thực hiện càng sớm càng tốt để tránh việc vi khuẩn gây sâu răng lan rộng và ảnh hưởng nặng hơn. Bác sĩ sẽ dùng những dụng cụ chuyên biệt để làm sạch vết sâu, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn. Cuối cùng, tiến hành đắp vật liệu trám răng vào lỗ sâu để khôi phục lại cấu trúc ban đầu của răng và hạn chế việc vi khuẩn tiếp tục ăn mòn, phá hủy men răng.
  • Với cấp độ nặng nhất, biện pháp xử lý lúc này còn phụ thuộc vào từng trường hợp răng của mỗi bệnh nhân. Nếu như tủy răng đã bị phá hủy trầm trọng thì việc hàn trám răng không thể giải quyết được, cần phải tiến hành triệt tủy sâu và nhổ bỏ răng.
Xem thêm: Sâu răng ăn vào tủy gây nguy hiểm như thế nào?

Biện pháp phòng ngừa sâu răng

Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa sâu răng
Chăm sóc răng miệng đúng cách giúp phòng ngừa sâu răng

Người bệnh trong các mức độ sâu răng trên cần hết sức chú ý việc chăm sóc răng miệng hàng ngày để phòng ngừa và xử lý kịp thời bệnh sâu răng. Nên chăm chỉ duy trì những thói quen sau để có một hàm răng chắc khỏe:

  • Đánh răng thường xuyên với tần suất 2 lần/ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau mỗi bữa ăn nhằm hạn chế tối đa các vụ thức ăn tích tụ thành mảng bám ở răng và kẽ răng.
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý cân bằng, bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, canxi, khoáng chất tốt cho răng và cơ thể.
  • Hạn chế đồ ăn quá nhiều đồ ăn giàu tinh bột, đường… 
  • Tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi để hỗ trợ làm sạch mảng bám trên răng.
  • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu, bia, trà, cà phê,…
  • Khám răng định kỳ 6 tháng/lần hoặc khi nghi ngờ có dấu hiệu sâu răng.

Trên đây là tất cả những thông tin quan trọng về các mức độ sâu răng để người bệnh tham khảo. Để biết chính xác nhất tình hình sức khỏe răng miệng, bạn hãy đến cơ sở nha khoa uy tín để có thể khắc phục vấn đề nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Dành cho bạn:

Cập nhật 12:00 PM , 02/08/2023

Tin liên quan

Trẻ bị sâu răng sữa nên xử lý như thế nào là an toàn nhất?

Trẻ bị sâu răng sữa không còn là tình trạng hiếm gặp, tuy nhiên cha mẹ vẫn cần phải trang bị những kiến thức cần thiết để bảo vệ sức...

Sâu răng nhẹ có nguy hiểm không? Cách khắc phục kịp thời

Sâu răng nhẹ là giai đoạn đầu tiên của bệnh sâu răng. Thời điểm này, rất khó nhận biết các biểu hiện của bệnh do không rõ ràng và chưa...

Sâu răng số 7 có nên nhổ hay không? Nhổ ở đâu uy tín?

Sâu răng số 7 ảnh hưởng rất lớn đến quá trình ăn uống bởi chức năng quan trọng của chiếc răng này chính là nhai nghiền thức ăn. Cũng chính...

Răng Số 8 Bị Sâu Vỡ Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần Nhổ?

Răng số 8 bị sâu vỡ hay bị tổn thương là mối trăn trở của rất nhiều người khi gây ra ảnh hưởng to lớn trong việc ăn uống và...

Thuốc sâu răng Nhật Dương có tốt không, dùng như thế nào?

Thuốc trị sâu răng Nhật Dương là một trong những loại thuốc chữa sâu răng bán chạy nhất trên thị trường hiện nay. Các thành phần của thuốc, liều dùng...

Áp xe quanh chóp răng là gì? Triệu chứng và cách xử lý hiệu quả

Áp xe quanh chóp răng là bệnh lý về răng miệng tương đối nguy hiểm được xác định bởi nhiều nguyên nhân như cách chăm sóc răng hằng ngày không...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *