Với người Việt, sử dụng cây thuốc nam chữa bệnh dạ dày đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên, đâu là cây thuốc tốt và cách dùng như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết. Những thông tin này sẽ được giới thiệu trong bài viết dưới đây.
10 cây thuốc chữa dạ dày phổ biến
Mời bạn tham khảo 10 cây thuốc chữa dạ dày nổi bật nhất hiện nay:
Nghệ vàng – cây thuốc quen thuộc
Đặc tính: Chứa curcumin và chất chống oxy hóa giúp giảm đau, giảm viêm hiệu quả.
Cách sử dụng: Dùng nghệ tươi, tinh bột nghệ hoặc bột nghệ.
Cách làm chi tiết:
- Cách 1: Dùng nghệ tươi giã nát, lấy nước uống trực tiếp.
- Cách 2: Dùng tinh bột nghệ hòa với nước ấm và uống trước bữa ăn 30 phút.
- Cách 3: Dùng tinh bột nghệ trộn với mật ong, nuốt trực tiếp hoặc hòa với nước ấm uống.
Cây nha đam – Cây thuốc chữa dạ dày điển hình
Đặc tính: Có tính mát giải nhiệt, loại bỏ độc tố trong ruột và kích thích hệ tiêu hóa. Nó giúp cải thiện táo bón, đầy bụng, ăn không tiêu do ảnh hưởng từ viêm loét dạ dày.
Cách sử dụng: Kết hợp nha đam với mật ong
Chuẩn bị: 5 nhánh nha đam, 0,5 lít mật ong nguyên chất, 1 chén rượu trắng.
Cách làm:
- Lấy ruột nha đam xay nhuyễn cùng mật ong và rượu.
- Bảo quản hỗn hợp trong ngăn mát tủ lạnh, mỗi lần dùng 10ml pha với nước ấm uống.
- Kiên trì khoảng 2 – 3 ngày, triệu chứng sẽ đỡ dần.
Cây lá mơ lông
Đặc tính:
- Theo YHCT, lá mơ lông có tác dụng tiêu thũng, giảm viêm, giải độc, đẩy nhanh quá trình tiêu hóa.
- Theo Y học hiện đại, lá này có chứa hoạt chất sulfur dimethyl disulphit có tác dụng như kháng sinh, giúp giảm viêm loét hiệu quả.
Cách sử dụng: Lá mơ lông rán trứng.
Chuẩn bị: 1 nắm lá mơ lông, 2 quả trứng gà ta.
Cách làm:
- Lá mơ lông rửa sạch, thái nhỏ hoặc giã nát rồi trộn với trứng gà, nêm gia vị.
- Cho lên chảo rán và ăn như một món ăn bình thường.
Ngoài ra, có thể lấy lá mơ lông giã nát, vắt lấy nước và uống trực tiếp cũng rất tốt.
Cây Dạ cẩm
Đặc tính: vị ngọt, hơi đắng và tính bình. Có công dụng giải nhiệt, giảm đau thượng vị, chống viêm.
Cách sử dụng: Sắc nước uống.
Chuẩn bị: Lá dạ cẩm tươi phơi khô.
Cách làm:
- Mỗi ngày lấy khoảng 40G lá dạ cẩm phơi khô sắc với 500ml nước.
- Lấy nước và chia làm 3 lần uống.
- Nên dùng trước bữa ăn chính 30 phút và kiên trì trong 10 ngày để thấy hiệu quả.
Cây lược vàng
Đặc tính: Có tác dụng kháng viêm, chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày trước các vi khuẩn gây hại. Hỗ trợ kiểm soát vết loét ở thành dạ dày.
Cách sử dụng: Hãm trà uống hoặc ăn lá tươi.
Chuẩn bị: Khoảng 10 lá lược vàng tươi.
Cách làm:
- Cách 1: Lấy lá lược vàng thái nhỏ và hãm với nước sôi, ủ trong khoảng 12 giờ thì lấy ra sử dụng như nước uống bình thường.
- Cách 2: Ăn nhai trực tiếp lá lược vàng. Mỗi ngày khoảng 2 – 3 lá
Cây đơn tướng quân (cây lá khôi)
Đặc tính: Giảm sản xuất dịch vị, trung hòa dịch vị axit dạ dày và giúp vết loét nhanh lành.
Cách sử dụng: Uống nước sắc khoặc kết hợp với thảo dược khác.
Cách làm:
- Cách 1: Uống nước sắc lá đơn tướng quân thay trà hàng ngày.
- Cách 2: Kết hợp với các thảo dược khác như rau diếp hoang, khổ sâm và sắc với nước trong khoảng 10 phút. Lấy uống thay nước trong ngày.
Lá trầu không chữa dạ dày
Đặc tính: sát trùng, kháng khuẩn và giảm đau tự nhiên, hỗ trợ làm lành vết loét niêm mạc dạ dày.
Cách sử dụng: Sắc với nước uống hàng ngày.
Chuẩn bị: 1 nắm lá trầu không tươi rửa sạch, vò hơi nát.
Cách làm: Đun sôi 1 lít nước và thả lá trầu vào nấu cùng. Đun sôi thêm khoảng 5 phút thì tắt bếp. Gạn nước uống trong ngày. Nên làm liên tục trong 1 tháng để thấy hiệu quả.
Cây thuốc chữa dạ dày – Cây chè dây
Đặc tính: Vị đắng, hơi chát có thành phần tanin giúp làm se vết loét nhanh chóng.
Cách sử dụng: Sắc nước uống hàng ngày.
Cách làm:
- Dùng 10 – 15g chè dây khô vào ấm và đổ nước sôi để lọc trà bước đầu giúp làm sạch lá.
- Tiếp tục cho thêm 150ml nước sôi vào ấm và ủ khoảng 10 phút.
- Lấy nước uống khi còn ấm hoặc làm mát trong tủ lạnh và uống dần.
Dùng búp ổi chữa dạ dày
Đặc tính: Có vị đắng, tính ấm giúp sát trùng, giải độc, tiêu thũng, giảm đau, trị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính.
Cách sử dụng: Nhai lá tươi nuốt nước hoặc sắc nước uống.
Cách làm:
- Lấy 20g là non và búp ổi sao vàng với gạo lứt.
- Đem sắc với 500ml nước đến khi còn 300ml.
- Gạn nước uống trước khi ăn.
Cây cỏ nhọ nồi
Đặc tính: Có tính hàn, vị ngọt, chua giúp thanh nhiệt, giải độc, mát huyết và cầm máu.
Cách sử dụng: Kết hợp cùng các thảo dược khác.
Chuẩn bị: Lá nhọ nồi (20g), liên cập thảo (20g), lộ thảo (15g), táo (4 quả).
Cách làm: Sắc nguyên liệu đã chuẩn bị cùng 1 lít nước trên lửa nhỏ đến khi cạn còn 300ml. Chia 2 lần uống trong ngày, uống sau ăn.
Lưu ý khi dùng cây thuốc chữa dạ dày
Khi dùng cây thuốc chữa dạ dày, người bệnh cần chú ý:
- Cây thuốc nam cho tác dụng chậm nên cần kiên trì.
- Dược tính của các cây thuốc chỉ phù hợp với giai đoạn bệnh nhẹ. Ít tác dụng với giai đoạn bệnh tiến triển và nặng.
- Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đi thăm khám và nghe tư vấn từ bác sĩ có chuyên môn để đưa ra được lựa chọn về cách chữa tốt nhất.
- Khi dùng cây thuốc chữa dạ dày, cần chú ý bào chế đúng cách và đảm bảo vệ sinh.
- Không nên kết hợp dùng cả thuốc tây và cây thuốc nam nếu không có chuyên môn. Điều này có thể gây tác dụng phụ không đáng có.
Câu hỏi thường gặp
Cây thuốc chữa dạ dày có thể có tác dụng phụ nhất định đối với một số người như gây ra dị ứng hoặc phản ứng không mong muốn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, các loại cây thuốc này vẫn an toàn khi sử dụng theo liều lượng đúng và hướng dẫn của chuyên gia y tế.
Việc lạm dụng các loại thuốc chữa trị dạ dày không được khuyến khích vì có thể gây ra tác dụng phụ và ảnh hưởng đến sức khỏe. Việc sử dụng thuốc nên được hướng dẫn và theo dõi bởi bác sĩ để đảm bảo liều lượng và thời gian sử dụng phù hợp.
Nếu bạn trải qua đau dạ dày kéo dài trong vài ngày, đặc biệt là khi đau đi kèm với các triệu chứng như buồn nôn, nôn mửa, khó tiêu, hay giảm cân đột ngột, nên đi khám bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và điều trị kịp thời.
Các cây thuốc chữa dạ dày được kể trên là những cái tên quen thuộc và điển hình trong chữa dạ dày. Hy vọng có thể giúp quý vị hiểu và lựa chọn được loại cây phù hợp, lành tính dùng tại nhà. Tuy nhiên, hãy lưu ý không nên lạm dụng.
Cập nhật 1:36 PM , 01/04/2024