Khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, rất nhiều người băn khoăn rằng liệu đây có phải dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm hay không. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này nhé.
Nguyên nhân chính gây chảy máu chân răng khi đánh răng
Trên thực tế có khá nhiều yếu tố có thể dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Nhìn chung, có thể chia làm hai nhóm nguyên nhân chính bao gồm: Các vấn đề về răng miệng và các vấn đề về cơ thể.
Các bệnh lý về răng miệng
Dưới đây là một số bệnh lý nha khoa có thể dẫn đến triệu chứng chảy máu chân răng khi đánh răng:
- Viêm nướu, viêm lợi: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây nên hiện tượng thường xuyên bị chảy máu chân răng khi đánh răng. Thông thường, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách, không loại bỏ được hoàn toàn các mảng bám thức ăn ở kẽ răng rất dễ dẫn đến tình trạng viêm nướu và viêm lợi. Nếu mức độ càng nghiêm, vệ sinh răng miệng.
- Các bệnh về răng: Một số bệnh lý liên quan đến răng và vùng xung quanh răng chẳng hạn như: nhiễm trùng chân răng, sâu răng, viêm nha chu,… cũng dễ dẫn đến tình trạng chân răng bị chảy máu khi đánh răng.
- Các vấn đề về răng và nướu: Răng mọc sai vị trí, lệch lạc gây ra nhiều khó khăn trong khâu vệ sinh răng miệng, khiến thức ăn thường xuyên còn sót lại ở các kẽ răng cũng là một nguyên nhân có thể khiến khi đánh răng bị chảy máu chân răng. Thêm vào đó, sử dụng bàn chải quá cứng, chải răng quá mạnh làm tổn tướng đến nướu cũng khiến cho tình trạng chảy máu ở chân răng hàm, răng cửa,… trong quá trình vệ sinh răng miệng diễn ra thường xuyên hơn.
Các vấn đề về sức khỏe
Ngoài nguyên nhân do bệnh lý nha khoa, chảy máu chân răng khi đánh răng cũng là hiện tượng phổ biến khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu suy giảm sức khỏe như:
- Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, không lành mạnh: Thường xuyên ăn đồ ăn quá dai và cứng, chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu vitamin C cũng là một trong những nguyên nhân khiến nướu yếu đi và dễ bị tổn thương, từ đó dẫn tới hiện tượng đánh răng bị chảy máu ở chân răng.
- Dùng thuốc: Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị ví dụ như thuốc kháng sinh trong thời gian dài sẽ khiến cơ thể thiếu vitamin K gây chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài ra, thuốc điều trị ung thư, động kinh cũng gây nên tác dụng phụ tương tự.
- Thay đổi nội tiết tố ở phụ nữ: Trong giai đoạn dậy thì, khi mang thai hoặc mãn kinh, cơ thể phụ nữ trải qua sự thay đổi nội tiết tố quan trọng, có thể gây nên tình trạng đánh răng chảy máu chân răng.
- Mắc các bệnh ở gan: Nếu gan bị tổn thương, chức năng gan bị ảnh hưởng cũng có thể gây chảy máu nướu răng, chân răng. Nguyên nhân là bởi gan cũng tham gia quá trình đông máu của cơ thể.
Trên đây là những nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Ngoài các yếu tố kể trên, nếu bạn có thói quen hút thuốc lá, hoặc thường xuyên trong tình trạng lo âu, căng thẳng, hoặc mắc các bệnh như sốt xuất huyết, bệnh bạch cầu, máu khó đông, tiểu đường,… thì cũng rất có thể gây chảy máu chân răng trong, sau quá trình đánh răng.
Chảy máu chân răng khi đánh răng có nguy hiểm không?
Nếu việc chảy máu chân răng khi đánh răng diễn ra không thường xuyên thì bạn hoàn toàn không cần lo lắng. Ngược lại, nếu vấn đề này diễn ra với tần suất thường xuyên hơn thì bạn cần lưu ý vì rất có thể dẫn đến tình trạng viêm nướu cấp tính và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như việc sinh hoạt ăn uống thường ngày.
Ngoài ra, nếu không sớm tìm hiểu rõ nguyên nhân và khắc phục tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng lâu ngày sẽ rất dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu, làm răng và các vùng xung quanh răng bị tổn thương, thậm chí dẫn đến rụng răng. Tình trạng chảy máu chân răng nếu không sớm xử lý sẽ càng nguy hiểm hơn đối với hai nhóm đối tượng sau:
- Người có các bệnh liên quan đến tim mạch hoặc tiểu đường: Làm lượng đường trong máu tăng lên và gây nên một số biến chứng như viêm nội tâm mạc, từ đó làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, thậm chí có thể dẫn đến đột quỵ.
- Phụ nữ đang mang thai: Tăng nguy cơ biến chứng trong thai kỳ, thậm chí có thể dẫn đến sinh non.
Do đó, khi xuất hiện triệu chứng chảy máu chân răng khi đánh răng với tần suất cao, thường xuyên, khó cầm máu thì hãy đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời nguyên nhân, từ đó có hướng điều trị phù hợp, chính xác nhất.
4 cách điều trị chảy máu chân răng khi đánh răng hiệu quả nhất
Sau đây là những phương pháp khắc phục tình trạng chảy máu chân răng hiệu quả và điều trị dứt điểm an toàn nhất mà bạn có thể tham khảo:
Cải thiện tình trạng chảy máu chân răng bằng mẹo dân gian
Tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng có thể được cải thiện bằng cách áp dụng một số mẹo dân gian được người xưa truyền lại như sau:
- Sử dụng nước muối để súc miệng: Súc miệng bằng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý 2 – 3 lần/ngày, bởi nước muối có tính sát khuẩn, khử trùng, có thể cải thiện được tình trạng đánh răng chảy máu chân răng.
- Dùng tinh dầu đinh hương: Dùng tăm bông thấm tinh dầu đinh hương rồi thoa nhẹ lên vùng chân răng bị chảy máu trong khoảng 5 phút sau đó súc miệng lại bằng nước sạch. Tinh dầu đinh hương vừa có thể kháng khuẩn kháng viêm vừa có thể giúp cầm máu, giảm đau.
- Đắp trà túi lọc lên nướu lợi: Để cải thiện chảy máu chân răng trong quá trình đánh răng, bạn còn có thể tận dụng trà túi lọc đã qua sử dụng, để nguội sau đó đắp lên vị trí nướu bị chảy máu, để 5 – 10 phút, không cần súc miệng lại. Các thành phần có trong túi lọc có thể cải thiện hiệu quả tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm.
Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chuyên dụng cho răng, nướu nhạy cảm
Nếu tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng diễn ra thường xuyên, bạn có thể đi thăm khám tại các cơ sở nha khoa để được tư vấn về các loại kem đánh răng, nước súc miệng chuyên dụng cho răng, nướu nhạy cảm phù hợp.
Người mắc các bệnh lý về răng nướu cần phải lựa chọn kem đánh răng, nước súc miệng rất khác so với người có sức khỏe răng miệng bình thường. Vì vậy, nếu bạn có răng, nướu nhạy cảm thì nên tuyệt đối tuân thủ theo những nguyên tắc chọn kem đánh răng, nước súc miệng trong đơn mà bác sĩ đã kê, không nên tự ý lựa chọn vì có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý khi lựa chọn kem đánh răng cho răng nhạy cảm:
- Chọn loại kem đánh răng với hàm lượng fluor cần thiết: Flour là chất thường thấy trong các thành phần của kem đánh răng vì có khả năng ngăn ngừa sâu răng. Đối với trẻ trên 6 tuổi và người lớn thì hàm lượng Fluor vừa đủ trong kem đánh răng rơi vào khoảng từ 1350 – 1500 ppm. Đối với trẻ dưới 6 tuổi thì nên chọn kem đánh răng có hàm lượng Fluor ít nhất là 1000 ppm để đảm bảo việc ngăn ngừa sâu răng.
- Hạn chế các loại kem đánh răng có chứa các thành phần giúp làm trắng răng: Các loại kem đánh răng với nhiều thành phần giúp làm trắng răng sẽ khiến răng trở nên thô ráp, có thể bị mài mòn, dễ ê buốt, dần về sau thì càng gây vàng ố răng nặng hơn.
Sử dụng Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng – Nha Chu Tán
Bên cạnh việc sử dụng các loại kem đánh răng, nước súc miệng phù hợp, bạn cũng có thể tham khảo sử dụng Bộ sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng Nha Chu Tán. Đây là bộ sản phẩm được nhiều chuyên gia đánh giá cao và hiệu quả trong việc cải thiện tình trạng các nhệ lý nha khoa và các triệu chứng như chảy máu chân răng khi đánh răng.
Nha Chu Tán được nghiên cứu dựa trên bài thuốc của người Lự Lai Châu với thành phần 100% từ thảo dược thiên nhiên, được sản xuất bởi Trung Tâm Thuốc Dân tộc. Bộ sản phẩm này chứa các thành phần được bào chế từ các dược liệu quý trong tự nhiên như đinh hương, ô long vĩ có tác dụng cực tốt trong ngăn ngừa chảy máu, cầm máu chân răng, kháng khuẩn và cải thiện triệu chứng bệnh lý nha khoa.
Hiện nay, bộ sản phẩm chăm sóc răng miệng Nha Chu Tán có hai dạng là thuốc bột bôi hoặc nước súc miệng, trong quá trình sử dụng có thể kết hợp cả hai để tăng hiệu quả điều trị. Theo kết quả khảo sát, sản phẩm mang đến hiệu quả nhanh chóng chỉ sau 7 ngày sử dụng ở nhiều đối tượng khác nhau.
Sản phẩm Nha Chu Tán hỗ trợ điều trị các bệnh lý nha khoa và các vấn đề liên quan sức khỏe răng miệng như: Sâu răng, đau nhức, ê buốt răng, chảy máu chân răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu, viêm tủy răng, nấm lưỡi, nhiệt – lở miệng, hôi miệng,… Đây cũng là sản phẩm chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện có tác dụng ngăn ngừa các bệnh lý thường gặp.
Đặc biệt, với thành phần thảo dược thiên nhiên 100% và toàn bộ quá trình bào chế, sản xuất sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn GACP-WHO của Tổ chức Y tế thế giới nên Nha Chu Tán an toàn cho mọi đối tượng, có thể dùng cho trẻ trên 5 tuổi, người lớn bao gồm phụ nữ có thai hoặc đang cho con nhỏ bú.
Thăm khám nha khoa, điều trị tình trạng chảy máu chân răng dứt điểm
Nếu tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng diễn ra ở tần suất thường xuyên và không mấy cải thiện sau khi áp dụng các phương pháp kể trên, bạn có thể thực hiện thăm khám tại các cơ sở nha khoa để điều trị chảy máu chân răng một cách dứt điểm bằng các liệu pháp nha khoa hiện đại.
Thông thường, đối với trường hợp chảy máu do cao răng tích tụ gây viêm nướu, các bác sĩ sẽ tiến hành cạo vôi răng toàn hàm để loại bỏ triệt để mảng bám chứa vi khuẩn. Nhờ liệu pháp này, nướu sẽ phục hồi dần và tình trạng chảy máu chân răng cũng sẽ được cải thiện đáng kể.
Để điều trị triệt để tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng một cách an toàn và hiệu quả, bạn nên tìm đến những địa chỉ nha khoa uy tín với các bác sĩ giàu kinh nghiệm như Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care. Đây là một trong những đơn vị trực thuộc hệ sinh thái nha khoa toàn diện nhất tại Việt Nam – ViDental.
Khi đến với ViDental Care, bạn sẽ được đội ngũ bác sĩ chuyên khoa uy tín với nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh từ đó có những phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả nhất.
Bên cạnh đó, tại Vidental Care, tất cả các liệu pháp điều trị đều có quy trình rõ ràng, toàn bộ các trang thiết bị đều được vô trùng, đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong suốt quá trình điều trị. Vì vậy, khi gặp phải tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng, bạn có thể đến trực tiếp Vidental Care để được tư vấn và thăm khám hoặc liên hệ thông qua:
- Địa chỉ: 7A Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline: 0888 298 102.
- Fanpage: https://www.facebook.com/ViDentalCareVN.
- Website: https://videntalcare.com/.
- Chỉ đường: https://goo.gl/maps/tTKYsMHBaW1Xfjyd8.
Lưu ý cách ngăn ngừa tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng
Tình trạng đánh răng chảy máu chân răng hoàn toàn có thể ngăn ngừa nếu bạn thực hiện đúng theo lời khuyên của các bác sĩ nha khoa, cụ thể:
- Sử dụng các loại bàn chải có lông mềm, kích thước vừa phải giúp hạn chế tối đa tổn thương tới nướu và lợi trong quá trình vệ sinh răng miệng. Đồng thời, cần thay bàn chải tốt nhất 3 tháng/lần.
- Ưu tiên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa các thành phần flour, canxi để tăng cường sức khỏe cho răng và hạn chế tình trạng sâu răng, viêm nhiễm.
- Hạn chế ăn quá nhiều đồ ngọt, đồ cay nóng, bởi những thực phẩm này là nguyên nhân gián tiếp có thể gây nên các bệnh lý về răng miệng trong đó có chảy máu chân răng. Thay vào đó, bạn hãy ăn nhiều các loại rau xanh đậm, hoa quả, trứng, sữa… để bổ sung canxi, vitamin C, vitamin K.
- Nên đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và khắc phục những vấn đề về răng miệng nếu có.
Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia xoay quanh tình trạng chảy máu chân răng khi đánh răng. Đây có thể là biểu hiện của những bệnh lý nghiêm trọng hơn về răng miệng, chính vì vậy, khi gặp phải hiện tượng trên, bạn cần thăm khám ở những địa chỉ nha khoa uy tín để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị kịp thời.
Tham khảo