Nhiều phụ huynh thắc mắc không biết chảy máu chân răng ở trẻ em có phải là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm. Bố mẹ hãy dõi bài viết dưới đây để cập nhật những thông tin mới nhất về nguyên nhân gây chảy máu chân răng và cách điều trị hiệu quả để xử lý khi thấy con bị chảy máu chân răng nhé.
4 nguyên nhân phổ biến gây chảy máu chân răng ở trẻ em
Bệnh chảy máu chân răng hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau, các chuyên gia chăm sóc sức khỏe răng miệng cho biết: Em bé bị chảy máu chân răng chủ yếu là do:
- Thói quen sinh hoạt chưa khoa học: Một số trường hợp trẻ bị chảy máu chân răng là do khi đánh răng thao tác quá mạnh, chải răng sai cách khiến lông bàn chải làm tổn thương nướu lợi gây chảy máu.
- Nướu răng bị viêm: Một nguyên nhân khác gây chảy máu chân răng khá phổ biến là do nướu trẻ bị viêm. Khi đó, vi khuẩn hoạt động mạnh gây kích ứng khiến vùng nướu trở nên nhạy cảm và dễ chảy máu hơn.
- Chế độ dinh dưỡng thiếu Vitamin C: Vitamin C là mắt xích quan trọng trong quá trình tổng hợp Collagen thông qua quá trình chuyển hóa Lysine và Proline, điều này dẫn đến xuất huyết ở nướu răng hoặc một số vị trí mô mềm khác.
- Nguyên nhân khác: Ngoài ra, khi trẻ có chế độ ăn uống đủ chất, không bị viêm nướu mà vẫn bị chảy máu ở chân răng hàm, răng nanh, răng cửa,… thì rất có thể đó là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm khác như giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu, tiểu đường…
Khi xác định được nguyên nhân chảy máu chân răng trẻ em, bố mẹ giúp bé xử lý vết thương hở, cầm máu để tránh nhiễm trùng. Sau đó tham khảo ý kiến chuyên môn hoặc đưa trẻ đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ thăm khám và tư vấn giải pháp khắc phục triệt để.
Chảy máu chân răng ở trẻ em có phải là bệnh nguy hiểm không?
Rất nhiều phụ huynh chủ quan cho rằng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ không phải là một bệnh lý nguy hiểm và sẽ tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên, các chuyên gia nha khoa khuyến cáo: Chảy máu chân răng ở trẻ em có thể là biểu hiện của các bệnh lý nguy hiểm và gây ảnh hưởng tới sinh hoạt thường ngày của trẻ, cụ thể:
- Chảy máu chân răng thường xuyên khiến các món ăn bị mất đi mùi vị, nướu bị đau dẫn đến trẻ biếng ăn, ăn không ngon miệng.
- Hiện tượng chảy máu quanh chân răng nếu không điều trị kịp thời gây ảnh hưởng tới chân răng và nướu lợi xung quanh. Lâu ngày có thể gây viêm nha chu, tụt nướu, viêm nướu lợi hoặc viêm lợi hoại tử lở loét…
- Nếu chưa mọc đủ răng thì chảy máu nướu và các chân răng có thể gây ảnh hưởng tới hàm răng vĩnh viễn sau này của trẻ.
Hướng dẫn cách chữa chảy máu chân răng ở trẻ em an toàn, hiệu quả
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng cho trẻ, hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm về sau, phụ huynh cần chú và tìm biện pháp xử lý kịp thời. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, bố mẹ có thể tham khảo một số biện pháp được nha sĩ khuyến cáo dưới đây:
Sử dụng các mẹo dân gian cải thiện tình trạng trẻ chảy máu chân răng tại nhà
Tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ em có thể được cải thiện tạm thời bằng một số mẹo dân gian được người xưa truyền lại, cụ thể:
- Dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý đóng chai cho trẻ súc miệng 2 – 3 lần/ngày. Nước muối có tác dụng sát khuẩn vết thương, loại bỏ vi khuẩn và cải thiện tình trạng chảy máu chân răng.
- Lấy tinh dầu đinh hương thấm vào đầu tăm bông rồi thoa nhẹ lên vùng nướu răng chảy máu để trong 5 phút sau đó cho con súc miệng lại bằng nước sạch. Tinh dầu đinh hương có chứa thành phần kháng khuẩn, kháng viêm vừa có tác dụng cầm máu, giảm đau, vừa giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả.
- Để cải thiện chảy máu chân răng trẻ em, bố mẹ có thể lấy trà túi lọc đã qua sử dụng, để nguội sau đó đắp lên vị trí chảy máu, để 5 – 10 phút, không cần súc miệng lại. Các thành phần có trong trà túi lọc có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm giúp cải thiện nhanh chóng tình trạng chảy máu và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Điều trị chảy máu chân răng bằng liệu pháp nha khoa hiện đại
Nếu tình trạng chảy máu chân răng kéo dài, phụ huynh nên đưa con đến nha khoa để điều trị bằng các liệu pháp hiện đại. Thông thường, tình trạng chảy máu do cao răng tích tụ gây viêm nướu, nha sĩ sẽ thực hiện cạo vôi răng toàn hàm để loại bỏ mảng bám chứa vi khuẩn. Sau khi cạo vôi răng, nướu sẽ phục hồi dần và triệu chứng chảy máu chân răng cũng thuyên giảm đáng kể.
Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho con, phụ huynh nên tham khảo và lựa chọn nha khoa uy tín như Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care. Đây là một trong những trung tâm thuộc hệ sinh thái nha khoa hàng đầu tại Việt Nam – ViDental.
Tại đây có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi có nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị trực tiếp đảm bảo tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh và phương pháp điều trị phù hợp. Không những thế, Vidental Care còn có quy trình rõ ràng, toàn bộ các thiết bị đều được vô trùng, đảm bảo an toàn tuyệt đối trong công tác điều trị. Vì vậy, khi con bị chảy máu chân răng bố mẹ có thể liên hệ hotline hoặc đưa con đến trực tiếp Vidental Care để được tư vấn và thăm khám.
- Địa chỉ liên hệ trực tiếp: 7A Ngách 8/11 Đường Lê Quang Đạo, Mễ Trì, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
- Hotline: 0888 298 102.
- Website: videntalcare.com.
Chữa chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ bằng bộ sản phẩm Nha Chu Tán
Trẻ bị chảy máu chân răng có thể điều trị bằng sản phẩm hỗ trợ Nha Chu Tán được nghiên cứu và sản xuất bởi Trung tâm Thuốc Dân tộc dựa trên công thức được lấy từ bài thuốc của người dân tộc răng đen (Lự Lai Châu). Thành phần của Nha Chu Tán được bào chế từ các dược liệu quý trong tự nhiên như đinh hương, ô long vĩ chủ trị chảy máu, cầm máu chân răng. Nha Chu Tán có hai dạng bào chế là thuốc bột bôi hoặc nước súc miệng có thể sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả điều trị.
Phụ huynh có thể tham khảo ý kiến chuyên môn và dùng các sản phẩm trong bộ Nha Chu Tán để cải thiện tình trạng chảy máu chân răng của con. Đây là bộ sản phẩm hỗ trợ được nhiều chuyên gia, bác sĩ nha khoa đánh giá cao.
Hướng dẫn cách phòng ngừa chảy máu chân răng ở trẻ em
Bệnh chảy máu chân răng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu trẻ được giáo dục và thực hiện lối sống khoa học ngay từ nhỏ. Phụ huynh có thể tham khảo thêm một số lời khuyên của nha sĩ để phòng và ngăn ngừa chảy máu chân răng ở trẻ em tái phát.
- Lựa chọn bàn chải lông mềm, kích thước phù hợp với độ tuổi của con, thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần để hạn chế tối đa tổn thương trong quá trình vệ sinh răng miệng.
- Sử dụng kem đánh răng có chứa flour, canxi để tăng cường khả năng bảo men răng nướu lợi khỏi các tác nhân gây hại.
- Bổ sung các thực phẩm có chứa nhiều canxi, vitamin C, vitamin K như các loại rau xanh đậm, hoa quả, trứng, sữa… trong thực đơn thường ngày của trẻ.
- Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt, đồ cay nóng, những thực phẩm này là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến các bệnh lý về răng miệng trong đó có chảy máu chân răng.
- Cho trẻ đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện và xử lý các vấn đề về răng miệng ngay khi mới khởi phát.
Trên đây là một số thông tin cơ bản về tình trạng chảy máu chân răng ở trẻ nhỏ cho phụ huynh tham khảo. Tuy không quá nguy hiểm nhưng chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của các bệnh lý khác. Vì vậy, phụ huynh nên sớm đưa trẻ đi nha khoa thăm khám và điều trị kịp thời theo hướng dẫn của chuyên gia để hạn chế tối đa những biến chứng do chảy máu chân răng để lại.
Tham khảo