Đau thượng vị là dấu hiệu điển hình cho thấy dạ dày có vấn đề. Nó có thể xảy đến bất cứ lúc nào, gây ảnh hưởng đến ăn uống và sức khỏe của người bệnh. Việc xác định nguyên nhân đau thượng vị là cách tốt nhất để tìm cách khắc phục. Trong bài viết này sẽ thông tin chi tiết về bệnh lý này.
Đau thượng vị là gì?
Vùng thượng vị nằm ở trên rốn, bên dưới khung sườn. Tại đây tập trung nhiều bộ phận quan trọng như dạ dày, tuyến mật, tuyến tụy,… Khi đau thượng vị, cơn đau có thể âm ỉ hoặc đau nhói, quặn thắt rất khó chịu.
Các thời điểm chính thượng vị đau nhiều là:
- Khi đói: Dạ dày rỗng sẽ tiết nhiều dịch, làm tổn thương và gây cảm giác đau quặn.
- Sau khi ăn no: Dạ dày tiêu hóa thức ăn sẽ ma sát tạo nên các tổn thương và gây đau thượng vị.
- Đau về đêm: Khoảng 1 – 2 giờ đêm, axit dạ dày có xu hướng tăng cao khi đã tiêu hóa thức ăn nên sẽ gây đau.
Đau vùng thượng vị có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý khác nhau: Trào ngược thực quản, viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, viêm tụy cấp, sỏi mật, viêm thực quản,…
Triệu chứng điển hình
Nếu có một hoặc nhiều các triệu chứng dưới đây, rất có thể bạn đang bị đau thượng vị:
- Đau từng cơn đột ngột và hết sau thời gian ngắn, ngày có thể bị nhiều lần.
- Buồn nôn và ợ hơi.
- Đau âm ỉ kéo dài.
- Nóng rát vùng thượng vị.
- Đau nhói và đau quặn.
- Chướng bụng, khó tiêu và đi ngoài liên tục.
Nguyên nhân đau thượng vị
Một số nguyên nhân chính gây đau thượng vị là:
- Uống rượu bia, hút thuốc lá: Trong rượu bia và thuốc lá có chất làm tăng bài tiết pepsin dẫn đến trào ngược dạ dày, tăng tiết dịch vị dạ dày.
- Sinh hoạt thiếu khoa học: Thường xuyên thức khuya, hay bỏ bữa, ăn quá no hoặc ăn vào ban đêm,…
- Trào ngược dịch vị dạ dày: Dịch vị dạ dày tăng cao dẫn đến đầy hơi, chướng bụng, ợ chua,…
- Do các bệnh lý khác: Hẹp môn vị, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm tụy, viêm đại tràng,..
Khi nào nên gặp bác sĩ?
Tốt nhất, khi thấy đau thượng vị, bạn nên đi thăm khám ngay thay vì tự chẩn đoán và dùng thuốc tại nhà. Đặc biệt, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế nếu:
- Cơn đau thượng vị dai dẳng trong nhiều ngày.
- Xuất hiện cơn đau ngực, đau lan ra sườn và lưng.
- Nôn ói liên tục trong nhiều giờ.
- Người bị mất nước dù không đi tiểu.
- Đi ngoài ra phân đen hoặc có lẫn máu.
- Khó thở, chóng mặt, ngất xỉu,…
- Các triệu chứng ngày một nặng hơn, người mệt mỏi.
CHIA SẺ TRIỆU CHỨNG VỚI CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN CÁCH CHỮA PHÙ HỢP
Xét nghiệm, chẩn đoán
Một số phương pháp được áp dụng chẩn đoán đau thượng vị là:
- Siêu âm
- Nội soi tiêu hóa
- Chụp X-Quang vùng bụng
- Xét nghiệm vi khuẩn HP
Trong đó, nội soi là phương pháp có độ chính xác cao để chẩn đoán được nguyên nhân gây đau thượng vị.
Cách điều trị đau thượng vị
Tùy vào tình trạng đau thượng vị, có thể áp dụng các phương pháp điều trị sau:
Điều trị tại nhà
Áp dụng các mẹo dân gian sau:
- Uống tinh bột nghệ mật ong: Giúp làm dịu cơn đau, nhất là đau do viêm loét dạ dày, tá tràng.
- Uống trà thảo mộc như trà xanh, trà hoa cúc, trà gừng: Giúp làm dịu cơn đau.
- Dùng chuối hột tán bột trộn với mật ong để uống hàng ngày: GIảm bớt đau thượng vị và giải quyết một số chứng bệnh khác ở dạ dày.
Sử dụng thuốc điều trị
Một số loại thuốc Tây y điển hình như:
- Thuốc kháng acid dạ dày: Mucosta, Rebamipid, Sucralfat
- Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Sucralfate, Misoprostol, Rebamipide
- Thuốc kháng histamine H2: Cimetidin, Nizatidon, Famotidin, Ranitidin
Lưu ý: Thuốc tây cho tác dụng nhanh nhưng dễ tái phát lại vì không điều trị được vào căn nguyên. Đặc biệt, người bệnh cần dùng đúng chỉ dẫn bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc nam điều trị đau thượng vị
Thuốc nam có thành phần dược tính tự nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ. Tuy nhiên, muốn hiệu quả cần phải dùng những bài thuốc bài bản, đã được nghiên cứu.
Một số thành phần thuốc nam tốt cho người đau thượng vị là: Núc nác, Thương truật, cam thảo, chè dây, nghệ đen, nghệ vàng,…
Lưu ý: Dùng thuốc nam nên tìm hiểu thầy thuốc uy tín, bốc thuốc theo đúng thể trạng bệnh.
Chế độ sinh hoạt khoa học
- Người bệnh không nên thức khuya ngủ đủ giấc (7 – 8 tiếng/ ngày ở người trưởng thành), ngủ đúng giờ, ăn uống điều độ
- Nên chú ý cân bằng chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, nên giữ tâm lý luôn thoải mái, vui vẻ.
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe.
- Khi ngủ nên nằm đầu cao, giảm trọng lượng cơ thể và tránh lao động nặng quá sức.
Lưu ý khi điều trị đau thượng vị
Các chuyên gia chỉ ra một số lưu ý quan trọng:
- Xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và chọn phương pháp phù hợp.
- Dùng thuốc đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều hoặc kết hợp thuốc.
- Cần theo dõi tình trạng sức khỏe trong quá trình dùng thuốc điều trị.
- Kết hợp dùng thuốc điều trị và điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ.
Câu hỏi thường gặp
Đau thượng vị có thể là dấu hiệu của nhiều vấn đề khác nhau, từ mức độ nhẹ đến nghiêm trọng. Nếu đau kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn mửa hoặc khó tiêu, việc thăm bác sĩ để được khám và chẩn đoán chính xác là quan trọng.
Đau thượng vị có thể tự khỏi đi nếu nguyên nhân chủ yếu là do thức ăn không phù hợp hoặc căng thẳng. Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài hoặc nghi ngờ về vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn và điều trị chính xác.
Đau thượng vị, bạn nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa như:
- Nên ăn các thức ăn mềm, tính ấm như: cháo, súp, cơm mềm, trứng, sữa…
- Uống nước bột sắn dây, nước mía, sinh tố trái cây tươi.
- Tăng cường rau củ, trái cây, các loại đậu như: bắp cải, khoai tây, bí đao, xà lách, súp lơ, cà rốt, bí xanh, rau má, mộc nhĩ…
Ngoài ra, hạn chế ăn thực phẩm cay nồng, mỡ, và đồ uống có ga để tránh kích thích dạ dày, giúp bạn mau chóng hồi phục.
Bài viết trên đã tổng hợp chia sẻ đầy đủ các thông tin chi tiết về bệnh lý đau thượng vị. Hy vọng bạn đọc đã nắm được các triệu chứng điển hình, nguyên nhân gây bệnh và cách chữa. Hãy đảm bảo chữa sớm để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cập nhật 3:54 PM , 29/07/2024