Niềng pha lê là phương pháp chỉnh nha có tính thẩm mỹ cao được nhiều người lựa chọn áp dụng hiện nay. Nếu bạn cũng đang có ý định muốn tìm hiểu và trải nghiệm kỹ thuật này, những thông tin ngay trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn.
Kỹ thuật niềng mắc cài pha lê là gì? Đối tượng áp dụng
Niềng pha lê hay còn gọi là niềng răng dùng mắc bằng pha lê. Thực chất đây cũng chính là hình thức niềng dùng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, chất liệu mắc cài làm bằng kim loại sẽ được thay thế bằng pha lê (đá crystal) trong suốt – một chất liệu cao cấp và có tính thẩm mỹ hơn. Hệ thống dây cung mắc cài cũng là loại niken trong suốt, vô cùng chắc chắn nối cố định với các rãnh mắc cài tạo nên lực siết chặt, mạnh mẽ và ổn định di chuyển răng về vị trí mong muốn.
Kỹ thuật niềng răng dùng mắc cài pha lê được chia thành 3 loại như sau:
- Niềng bằng pha lê thường sử dụng dây chun buộc, dây niken cố định các mắc cài.
- Niềng bằng pha lê tự động các mắc cài cùng dây cung nối với nhau bởi hệ thống khóa tự động (wing-clip).
- Niềng pha lê mặt trong, khi đó, các mắc cài sẽ không phải quay ra ngoài mà hướng vào bên trong hàm, rất khó để nhận biết là bạn đang niềng răng.
Niềng pha lê được đánh giá là phương pháp mang lại ưu điểm vượt trội, hiệu quả cao và áp dụng được cho nhiều đối tượng. Cụ thể những người có thể niềng pha lê bao gồm:
- Trường hợp răng bị hô, vẩu, sai lệch giữa các hàm răng, khe răng lớn.
- Răng móm do lệch khớp cắn.
- Răng thưa gây khó khăn cho việc nhai cắn thức ăn.
- Răng lệch lạc, khấp khểnh, răng mọc chen chúc, lộn xộn trên cung hàm.
Ưu, nhược điểm của phương pháp niềng pha lê
Bạn đọc khi tìm hiểu về kỹ thuật niềng này thường đặt câu hỏi có nên niềng răng mắc cài pha lê không? Hay niềng pha lê mang lại những hiệu quả như thế nào. Để trả lời vấn đề này, bạn cần biết về những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp mang lại cho người niềng răng.
Ưu điểm
Kỹ thuật niềng răng mắc cài sứ pha lê mang đến những ưu điểm vượt trội phải kể đến như:
- Tính thẩm mỹ cao: Cũng là phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài truyền thống tuy nhiên chất liệu dược làm bằng pha lê màu trong suốt, rất tự nhiên nên bạn có thể yên tâm khi nói chuyện, giao tiếp với mọi người xung quanh. Chính vì vậy những đối tượng đang đi làm, công việc cần giao tiếp nhiều thường chọn phương pháp này để tăng tính thẩm mỹ và tự tin hơn.
- Hiệu quả niềng tốt: Các mắc cài được nối với nhau bởi các dây cung làm bằng chất liệu niken trong vô cùng chắc chắn. Chúng có thể tạo ra lực kéo mạnh, siết chặt mắc cài và từ từ dịch chuyển chân răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Khả năng kéo răng cũng không thua kém bất kì kỹ thuật niềng răng nào khác.
- Tính an toàn cao: Chất liệu pha lê đã được kiểm định và cho phép sử dụng trong ngành nha khoa, đảm bảo an toàn cho người niềng răng khi mắc cài pha lê ở trong môi trường khoang miệng. Chất liệu không gây kích ứng, dị ứng, khó chịu.
- Không gây ố vàng răng: Nếu như dùng mắc cài kim loại có thể gây ố vàng răng cho chất liệu kim loại bị biến đổi theo thời gian do quá trình ăn uống và vệ sinh răng miệng. Niềng pha lê sẽ không gặp tình trạng này. Chất liệu pha lê không bị biến đổi trước bất kỳ tác động nào của thực phẩm nước uống nên không xảy ra tình trạng ố vàng theo thời gian niềng răng.
Nhược điểm
Song song với những ưu điểm, niềng răng mắc cài pha lê trong suốt cũng sẽ tồn tại một số những nhược điểm nhất định. Trong đó phải kể đến như:
- Vỡ mắc cài: Chất liệu pha lê chắc chắn không cứng cáp được như kim loại. Cho nên khi gặp lực tác động quá mạnh vào mắc cài, chúng có thể bị vỡ và bạn cần thay một chiếc mắc cài mới.
- Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ: Do mắc cài có màu trắng trong nên ngay sau khi ăn uống, cần phải vệ sinh răng miệng thật sạch.
- Kích thước mắc cài lớn: Chốt mắc cài thường có kích thước lớn hơn nên tạo độ nhô môi nhiều hơn. Thời gian đầu chưa quen bạn có thể sẽ không thấy thoải mái khi niềng răng.
So sánh niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Ngoài vấn đề niềng răng mắc cài pha lê có tốt không thì sự khác nhau giữa niềng pha lê và niềng sứ là như thế nào cũng được mọi người quan tâm. Đây là hai hình thức niềng tương đối giống nhau về nguyên lý hoạt động. Kỹ thuật nào cũng được đánh giá cao và đảm bảo độ toàn cho người niềng. Dưới đây mà một số thông tin về điểm giống và khác nhau giữa 2 phương pháp để bạn đọc phân biệt rõ hơn.
Giống nhau
Những điểm giống nhau của niềng pha lê và niềng sứ bao gồm:
- Cả hai cách đều chỉ nên áp dụng cho những người có răng hô, móm, vẩu, lệch khớp cắn, răng khấp khểnh,… mức độ từ nhẹ đến trung bình.
- Các mắc cài được gắn trực tiếp trên thân răng và nối với nhau bởi các dây niken trong suốt, tạo lực kéo dịch chuyển chân răng.
- Thời gian niềng của hai phương pháp gần giống nhau giao động từ 2 – 3 năm mới hoàn thiện.
Khác nhau
Bên cạnh đó, 2 phương pháp này cũng tồn tại không ít những điểm khác nhau, bao gồm:
- Về tính thẩm mỹ: Mắc cài pha lê cho tính thẩm mỹ cao hơn, chất liệu pha lê cao cấp, trong suốt và bóng hơn. Mắc cài sứ có màu trắng đục dễ nhận biết hơn.
- Về độ bền chắc: Mắc cài sứ pha lê có độ bền và chắc không cao bằng mắc cài sứ, dễ bị vỡ khi tác động mạnh hơn.
- Lực kéo chân răng: Theo các nha sĩ đánh giá lực kéo chân răng của mắc cài pha lê yếu hơn so với mắc cài sứ.
- Mức độ tiện lợi: Mắc cài pha lê được thiết kế kích thước mắc cài lớn hơn, chiếm nhiều diện tích trên bề mặt răng hơn. Trong khi đó, mắc cài sứ lại được thiết kế nhỏ hơn.
Với sự so sánh điểm giống và khác nhau trên đây có thể nhận thấy mắc dù mắc cài pha lê có kích thước lớn hơn, dễ bị vỡ khi có lực tác động mạnh. Tuy nhiên nếu xét về tính thẩm mỹ và giá thành thì mắc cài pha lê cũng được đánh giá cao hơn. Bạn đọc cũng nên cân nhắc về nhu cầu, tính chất công việc và khả năng tài chính của mình để lựa chọn phương pháp áp dụng.
Quy trình thực hiện niềng răng mắc cài pha lê
Kỹ thuật niềng răng mắc cài pha lê Hàn Quốc sẽ được thực hiện qua những bước dưới đây:
- Bước 1: Thăm khám tổng quan
Đây là bước đầu tiên khi thực hiện niềng răng ai cũng phải trải qua. Người niềng sẽ được chụp X-quang, thăm khám răng miệng tổng quan để kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng. Nếu bạn đang bị bệnh về răng miệng cũng được yêu cầu điều trị khỏi trước khi niềng.
- Bước 2: Phác thảo mô hình niềng
Dựa trên hình ảnh X-quang thu được sau khi chụp, nha sĩ sẽ căn cứ vào đó để lên phác đồ mô hình niềng răng cho người bệnh. Những chiếc răng nào được kéo vào vị trí nào, chiếc nào phải nhổ đi, gọt bớt,… Bác sĩ cũng sẽ trao đổi trước với người bệnh, đưa ra những phương án nhất định để người niềng răng có thể hiểu hơn về tình trạng hiện tại của mình.
- Bước 3: Ký hợp đồng dịch vụ
Khách hàng và nha khoa sẽ ký kết hợp đồng sử dụng dịch vụ niềng răng. Trong hợp đồng sẽ ghi rất rõ những điều khoản là quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng và nha khoa. Yêu cầu cả hai bên đứng ra chịu trách nghiệm, nha khoa cũng sẽ cam kết về hiệu quả chỉnh nha sau khi kết thúc quá trình niềng.
- Bước 4: Lấy dấu hàm và lắp mắc cài
Nha sĩ sẽ tiến hành lấy dấu hàm ở bệnh nhân và lắp các khí cụ niềng răng lên răng bao gồm mắc cài và dây cung. Thời gian thực hiện sẽ kéo dài trong vài tiếng tùy từng người.
- Bước 5: Giai đoạn niềng răng
Thời gian sẽ niềng sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian, tùy tình trạng răng miệng của mỗi người, có thể là 2 – 3 năm. Sau đó, người bệnh sẽ được đeo hàm duy trì trong 2 – 3 tháng để cố định chân răng, như vậy là kết thúc quá trình niềng răng.
Trong thời gian niềng, khách hàng cũng thường xuyên quay lại nha khoa để thăm khám. Nha sĩ sẽ kiểm tra răng miệng của bạn để có sự điều chỉnh cho phù hợp nhất.
Phương pháp niềng răng pha lê giá bao nhiêu? Thực hiện ở đâu uy tín?
Kỹ thuật niềng răng pha lê giá bao nhiêu là đúng, chuẩn trên thị trường hiện nay. Nhìn chung tùy tình trạng của mỗi người sẽ có mức chi phí khác nhau, dao động trong khoảng 45 – 60 triệu.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức giá như tình trạng răng miệng của khách hàng, mức độ lệch lạc đến đâu, địa chỉ thực hiện niềng là bệnh viện hay nha khoa tư nhân, loại chun buộc là truyền thống hay tự động,… Chính vì vậy để biết mức giá chi tiết nhất, bạn nên đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn.
Nếu bạn đang tìm địa chỉ niềng pha lê đảm bảo chất lượng độ uy tín cao có thể tham khảo một số địa chỉ dưới đây:
Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ ViDental
Trung tâm Nha khoa Thẩm mỹ ViDental là địa chỉ thực hiện niềng răng uy tín chất lượng tại thành phố Hà Nội. Hiện trung tâm đang áp dụng các giải pháp tiên tiến hiện nay cùng đầu tư hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại, tối tân nhất. Ngoài niềng pha lê, tại đây còn có nhiều dịch vụ khác được đánh giá cao như niềng răng trong suốt, niềng răng mắc cài sứ, bọc răng sứ, dán răng sứ veneer… Bạn đọc truy cập viennhakhoathamy.com để tìm hiểu thêm.
Nha khoa Dr. Bão
Nha khoa Dr. Bão chuyên cung cấp các dịch vụ chăm sóc răng miệng, thẩm mỹ nha khoa được nhiều người tin tưởng, lựa chọn tại Đà Nẵng. Nha khoa có đội ngũ y bác sĩ đều là những chuyên gia hàng đầu có nhiều năm kinh nghiệm. Không gian phòng khám rộng rãi, tiện nghi, tạo sự thoải mái, tiện nghi cho khách hàng.
- Địa chỉ nha khoa ở số 19 đường Trần Cao Vân, Quận Thanh Khê, Đà Nẵng.
Nha khoa Việt Pháp
Nha khoa Việt Pháp cũng là một địa chỉ uy tín tại Đà Nẵng được nhiều khách hàng đánh giá cao từ chất lượng, hệ thống thiết bị cũng như đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao. Phòng khám không ngừng đổi mới, cải tiến dịch vụ và chính sách hỗ trợ cho khách hàng để ai cũng có thể đến đây làm đẹp và chăm sóc răng miệng.
- Địa chỉ ở số 459 đường Lê Duẩn, thành phố Đà Nẵng.
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TPHCM chuyên về các dịch vụ như điều trị vấn đề răng miệng, phục hình răng, thẩm mỹ nha khoa,… Tại đây, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm vì trình độ chuyên môn của nha sĩ đều rất giỏi, họ là giáo sư, tiến sĩ, được tu nghiệp ở nước ngoài, hỗ trợ và giải quyết mọi vấn đề khách hàng đang gặp phải.
- Địa chỉ ở số 201A đường Nguyễn Chí Thanh, thuộc Phường 12, Quận 5, TPHCM.
Chế độ ăn uống và hướng dẫn vệ sinh răng miệng khi niềng pha lê
Trong thời gian niềng pha lê chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng đặc biệt quan trọng, giúp răng chắc khỏe, giảm tối đa tình trạng vỡ mắc cài. Cụ thể như sau:
- Tăng cường những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe và răng như phô mai, bơ, sữa chua…
- Dùng những món ăn được nấu nhừ, cắt nhỏ như cơm nấu mềm, súp rau củ,… nhất là thời điểm 1 – 2 tuần sau khi vừa lắp mắc cài.
- Bổ sung nhiều loại trái cây, rau củ xanh tươi trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày.
- Hạn chế những loại thực phẩm như đồ ăn dai, dẻo, bánh nếp, kẹo dẻo, các loại đồ ăn vặt nhiều tinh bột, đường, bánh cứng. Tránh những món ăn quá nóng, quá lạnh như lẩu, cơm nóng, kem… Không uống rượu bia, nước ngọt có gas, nước uống đóng chai.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần ăn uống, sử dụng chỉ nha khoa lấy hết thức ăn thừa kẹt lại ở kẽ răng. Đánh răng ngày 2 – 3 lần, kết hợp dùng máy tăm nước, nước muối để súc miệng sau khi đánh răng.
- Thăm khám răng miệng định kỳ để nha sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng của bạn có hướng thay đổi phù hợp nhất
Trên đây là một số thông tin về niềng pha lê quy trình thực hiện, ưu điểm, sự khác nhau giữa niềng mắc cài pha lê và mắc cài sứ như thế nào. Hy vọng qua đây đã giúp bạn hiểu hơn cũng như tin tưởng áp dụng kỹ thuật niềng này.
Cập nhật 10:48 AM , 02/08/2023