Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng cuối cùng mọc lên trên cung hàm và mọc cạnh răng số 7. Răng khôn thường gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể gây mất răng số 7. Do đó, việc loại bỏ răng số 8 mọc bất thường để đảm bảo chức năng ăn nhai là điều cần thiết. Tuy nhiên, niềng răng có cần nhổ răng khôn không, nên và không nên nhổ trong trường hợp nào? Bài viết dưới đây của Sở Y tế Thái Nguyên sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề này nhanh chóng.
Niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
Nhổ răng khôn là một trong những thủ thuật nha khoa khá phức tạp, đặc biệt là những trường hợp răng khôn mọc ngầm, răng khôn mọc lệch, đâm ngang,… Bên cạnh đó, việc nhổ răng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đớn, khó chịu, gây ra tâm lý sợ hãi. Vậy niềng răng có cần nhổ răng khôn không?
Niềng răng có cần nhổ răng số 8 không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Trong trường hợp hàm của bạn đủ không gian cho răng dịch chuyển và răng khôn mọc bình thường, mọc đúng hướng, đúng chiều,… Đồng thời khung xương hàm đủ rộng rãi thì không cần thiết phải loại bỏ răng khôn. Ngược lại, nếu răng khôn mọc làm ảnh hưởng tới những chiếc răng khác, các răng không có đủ chỗ trống để di chuyển trên khung hàm hoặc răng khôn bị sâu thì cần tiến hành nhổ.
Niềng răng phải nhổ răng khôn trong trường hợp nào?
Như đã đề cập, niềng răng có cần nhổ răng khôn không sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng cụ thể ở mỗi người. Hơn nữa, mặc dù là răng hàm lớn nhưng răng khôn hầu như không tham gia vào bất cứ hoạt động ăn nhai nào. Do đó, việc nhổ răng khôn để niềng sẽ không làm ảnh hưởng tới khả năng ăn uống hay chế độ sinh hoạt hàng ngày của khách hàng. Theo đó, những trường hợp cần phải tiến hành nhổ răng khôn trước khi niềng gồm có:
- Răng khôn nằm ngang, mọc lệch ra má: Răng khôn thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành, cụ thể là từ 17 – 25 tuổi. Do đó, chúng có thể mọc lên sau khi đã hoàn tất quá trình niềng răng. Lúc này, răng số 8 mọc lệch, mọc ngầm có thể đâm vào má, đâm ngang qua răng số 7 khiến hàm bị xô đẩy, phá hủy cấu trúc răng và làm ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Do đó, để nguy cơ gặp phải tình trạng trên, các bạn nên nhổ răng trước khi niềng răng – chỉnh nha.
- Cần tạo khoảng trống trên cung hàm: Nhiều trường hợp, dù răng khôn mọc thẳng và không gây biến chứng nguy hiểm nhưng bác sĩ vẫn có thể chỉ định nhổ răng. Điều này nhằm tạo ra diện tích cho các răng khác di chuyển. Khi loại bỏ răng số 8, bạn sẽ không cần nhổ đi răng số 4, 5. Chưa kể, răng khôn còn nằm khuất phía trong cung hàm nên việc nhổ răng vẫn đảm bảo được tính thẩm mỹ.
Trường hợp chỉnh nha không cần nhổ răng?
Nhổ răng khôn khi niềng răng không chỉ giúp tạo khoảng trống giúp quá trình chỉnh nha đạt kết quả tốt, mà còn tránh tác động xấu tới sức khỏe cũng như khả năng ăn nhai. Sau khi thăm khám, có kết quả chụp phim, bác sĩ sẽ quyết định có nên nhổ răng số 8 hay không. Được biết, đối tượng không cần phải tiến hành nhổ răng khôn sẽ rơi vào những trường hợp sau đây:
- Khi phần cung hàm đủ rộng sẽ có đủ khoảng trống để đặt các khí cụ nha khoa vào bên trong. Từ đó, giúp hàm răng di chuyển đúng về vị trí mà không cần nhổ bỏ răng số 8.
- Niềng răng trong độ tuổi từ 12 – 16 tuổi – độ tuổi đẹp nhất để niềng răng và cũng là lúc răng khôn chưa mọc. Lúc này, răng vẫn còn nhiều khoảng trống nên có thể hỗ trợ quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi, dễ dàng hơn.
Những lợi ích từ việc nhổ răng khôn khi niềng
Nhổ răng khôn trước khi niềng răng nhằm đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi, an toàn và duy trì kết quả niềng răng tốt. Dưới đây là những lợi ích của viêm nhổ răng khôn khi chỉnh nha:
Tạo ra khoảng trống giúp răng dịch chuyển
Tạo khoảng trống giúp dịch chuyển răng là lợi ích đầu tiên và dễ dàng nhận thấy nhất trong các trường hợp niềng răng phải nhổ răng khôn. Được biết, răng khôn là răng hàm có mặt ăn nhai lớn, chúng chiếm khá nhiều diện tích trên cung hàm nên việc loại bỏ răng trước khi niềng sẽ tạo được khoảng trống thích hợp để bác sĩ dàn đều các răng khác.
Song song với đó, khi niềng răng, lực căng từ khay niềng, dây cung sẽ tác động lớn đến răng. Không chỉ giúp phần răng xoay chuyển đúng hướng mà chúng còn giúp răng về đúng vị trí trên cung hàm mà bác sĩ đã xác định trước đó. Chính vì thế, khung hàm cần có đổ khoảng trống để răng dịch chuyển và việc loại bỏ răng khôn là điều cần thiết.
Bảo vệ kết quả niềng răng
Răng số 8 thường sẽ phát triển khá tự do, không theo khuôn mẫu nào nên dễ mọc lệch, làm cung hàm bị xô đẩy, khiến các răng khác ngày càng lệch lạc. Trong nhiều trường hợp, chúng còn làm sai lệch khớp cắn và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thẩm mỹ.
Vì thế, nhổ răng khôn được xem là phương pháp phòng ngừa mức độ lệch lạc của răng sau niềng khá hiệu quả. Ngoài ra, chúng cũng giúp ngăn chặn những tác động tiêu cực đến hàm răng, bảo vệ kết quả sau niềng một cách tối ưu.
Ngăn ngừa biến chứng, đảm bảo sức khỏe răng miệng
Do mọc phía sâu bên trong cung hàm nên bàn chải đánh răng thường rất khó tiếp cận vị trí răng số 8. Từ đó dẫn tới việc vệ sinh khó khăn, không sạch, làm tăng hiện tượng sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng,… Chưa kể, có những trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngầm còn tiềm ẩn nguy cơ bị viêm lợi trùm, nhiễm trùng máu, u nang răng khôn,… gây khó khăn khi điều trị.
Sau khi nhổ răng khôn, bác sĩ sẽ tiến hành chỉnh nha – niềng răng để đảm bảo các răng di chuyển đúng vị trí, đảm bảo chức năng ăn nhai và hạn chế nguy cơ gặp biến chứng do răng khôn gây ra.
Răng số 8 mọc trong lúc chỉnh nha có phải nhổ bỏ không?
Vị trí cũng như thời điểm mọc răng khôn khá đặc biệt, chúng thường nằm sâu trong cung hàm và là chiếc răng mọc cuối cùng nên dễ bị mọc lệch, mọc ngầm. Vậy nên việc phát hiện và loại bỏ răng cũng trở nên khó khăn và phức tạp hơn.
Nếu răng khôn mọc trồi lên, chúng sẽ làm xô đẩy các răng bên cạnh, làm ảnh hưởng tới quá trình chỉnh nha. Trường hợp đang niềng răng, nếu phát hiện có răng khôn mọc thì bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán mức độ để xác định có nên nhổ răng hay không. Được biết, với sự phát triển của các thiết bị hiện đại, quá trình nhổ răng khôn đã trở nên đơn giản, nhẹ nhàng hơn. Vậy nên, nếu phải nhổ răng khôn thì bạn cũng không cần quá lo lắng hay sợ hãi.
Lưu ý khi chỉnh nha phải nhổ răng số 8
Nếu bắt buộc phải nhổ răng khôn trước khi niềng răng, các bạn cần lưu ý những vấn đề như sau:
- Đầu tiên, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật nhổ bỏ răng số 8 cũng như niềng răng. Mặc dù kỹ thuật này không quá khó nhưng có nguy cơ gây biến chứng cao, đặc biệt là với những trường hợp răng khôn mọc phức tạp.
- Cần chụp X-quang và làm các xét nghiệm cần thiết để đánh giá tình trạng trước khi nhổ răng. Bạn cũng nên cung cấp cho bác sĩ các thông tin đầy đủ về tiền sử mắc bệnh tim mạch, tiểu đường nếu có.
- Nên ăn no trước khi niềng răng, với phụ nữ mang thai, trường hợp đang cho con bú hoặc phụ nữ đang “rụng dâu” thì không nên nhổ răng.
- Sau khi nhổ, hãy cắn chặt bông gòn trong ít nhất 30 phút cho tới khi máu ngừng chảy.
- Nếu có nước bọt trong miệng khi cắn bông gòn, các bạn nên nuốt xuống, không nên nhổ ra để tránh làm máu chảy liên tục.
- Trong ngày đầu tiên sau nhổ, chỉ súc miệng nhẹ nhàng với nước ấm, không dùng bàn chải đánh răng hay các loại nước súc miệng khác.
- Dùng thuốc giảm đau, kháng viêm theo chỉ định từ bác sĩ, tuyệt đối không tự ý tăng – giảm liều lượng hay thay thế bằng thuốc khác.
- Vài ngày sau, bạn có thể đánh răng, súc miệng nhưng cần thực hiện một cách nhẹ nhàng và tránh tiếp xúc với vùng tổn thương.
- Có thể chườm đá để giảm cảm giác sưng đau vào ngày thứ nhất và chườm nóng vào ngày thứ hai để giúp máu lưu thông tốt hơn.
- Trong trường hợp sau nhổ vài ngày mà vẫn còn bị chảy máu hay sưng đau liên tục thì nên tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn giải đáp vấn đề niềng răng có cần nhổ răng khôn không, trường hợp nên nhổ và không nên nhổ. Bên cạnh đó là những lưu ý trong trước – trong và sau quá trình nhổ răng. Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc, hãy tới trực tiếp nha khoa để thăm khám và nhận sự tư vấn từ bác sĩ.
Xem thêm