Sâu răng ăn thịt gà được không, cần kiêng ăn gì? (Cập nhật mới nhất)

10:22 AM , 02/08/2023

Theo quan niệm dân gian hoặc những kinh nghiệm truyền miệng thì khi sâu răng ăn thịt gà sẽ khiến tình trạng trở nên nghiêm trọng và gây đau nhức hơn. Vậy những ý kiến này đúng hay sai, người bị sâu răng nên kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời những câu hỏi này một cách chính xác và chi tiết nhất.

Giải đáp sâu răng có nên ăn thịt gà không?

Đau răng có nên ăn thịt gà? Từ xa xưa, trong dân gian vẫn thường quan niệm khi đau răng ăn thịt gà sẽ khiến bệnh lý nặng hơn. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn không hợp lý và không dựa trên bất kỳ căn cứ khoa học nào.

Nguyên nhân khiến ăn thịt gà bị đau răng

Trên thực tế, trong thành phần của thịt gà không hề chứa các chất gây đau nhức răng, mà nguyên nhân chính hoàn toàn là do vi khuẩn gây ra. Việc ăn thịt gà khiến răng bị đau nhức là do cấu trúc của các thớ thịt dài có chất dính, kết cấu dạng sợi nên dễ bị mắc, dắt vào kẽ răng. 

Bên cạnh đó, thịt gà thường khá dai, buộc hàm răng phải làm việc nhiều hơn, khiến các vết viêm nhiễm, vùng bị sâu đã xuất hiện từ trước bị tác động tái đau trở lại. 

Nếu sau khi ăn không vệ sinh sạch sẽ răng miệng sẽ tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển, gây ra các bệnh như viêm chân răng, viêm nha chu, viêm lợi,… Từ đó dẫn đến việc đau nhức răng hoặc khiến vùng bị sâu ban đầu trở nên nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh hiểu nhầm rằng đau răng là do thịt gà.

Do vậy, nếu bạn bị đau răng nhiều ngày nhưng vẫn muốn ăn thịt gà thì hãy cố gắng vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau khi ăn, sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ triệt để các vụn thức ăn, thức ăn thừa mắc lại trong kẽ răng.

Nguyên nhân khi ăn thịt gà lại bị đau răng
Nguyên nhân khi ăn thịt gà lại bị đau răng

Ưu tiên ăn các món được chế biến mềm như súp gà, cháo gà, hoặc xé nhỏ thịt trước khi ăn để quá trình nhai, nghiền nát thức ăn được dễ dàng hơn. Ngoài ra, bạn cũng nên kết hợp với việc súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng để hạn chế vết nhiễm chuyển biến nặng hơn.

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...

Những trường hợp đau răng kiêng ăn thịt gà

Như vậy, khi sâu răng bạn vẫn có thể ăn được thịt gà nếu biết cách vệ sinh răng miệng đúng cách. Tuy nhiên trong một số trường hợp chúng ta nên hạn chế loại thức ăn này để tránh gây đau nhức, viêm nhiễm như:

  • sâu răng: Về cơ bản, sâu răng sẽ gây ra những lỗ nhỏ trên bề mặt của thân răng, chúng nằm ngay trên bề mặt tiếp xúc với thức ăn. Do đó khi ăn thực phẩm khó vệ sinh, có kết cấu bám dính như thịt gà sẽ rất dễ khiến cho lỗ sâu thêm đau nhức khi lọt vào.
  • Đau răng khôn: Đau răng khôn sẽ gây ra tình trạng đau nhức kéo dài, trong một vài trường hợp còn gây ra sưng nướu khiến vướng víu, khó chịu. Do vậy các loại thịt đều cần hạn chế ăn trong thời gian này để tránh việc răng phải hoạt động quá nhiều, dẫn đến đau nhức.
  • Viêm lợi: Viêm lợi tạo ra những vết sưng kèm theo các cơn đau nhức vô cùng khó chịu. Chúng ta không cần phải kiêng thịt gà tuy nhiên tốt nhất vẫn không nên ăn. Bởi thịt gà có tính bám dính cao, gây khó khăn cho việc vệ sinh. Thay vào đó nên ưu tiên cho việc bổ sung các loại hoa quả giàu Vitamin C, thực phẩm giàu axit lactic, đồ ăn mềm, dễ nhai để các vết viêm nhanh chóng lành hơn.
Khi bị viêm lợi cũng nên hạn chế ăn thịt gà
Khi bị viêm lợi cũng nên hạn chế ăn thịt gà

Bị sâu răng nên kiêng ăn gì? Ăn gì để nhanh khỏi?

Khi bị sâu răng, ngoài việc tìm phương pháp để điều trị dứt điểm, chúng ta cũng cần lưu ý tới những thực phẩm nên kiêng và nên bổ sung để cải thiện tình trạng cũng như hỗ trợ cho việc điều trị được diễn ra nhanh, hiệu quả.

Bị sâu răng nên kiêng ăn gì?

Để tình trạng sâu răng không trở nên nghiêm trọng và gây ra các cơn đau nhức, người bệnh nên hạn chế hoặc kiêng ăn những loại thực phẩm sau đây:

  • Thức ăn chứa nhiều đường, tinh bột: Tác nhân gây hại cho sức khỏe răng miệng đầu tiên phải kể đến thực phẩm chứa nhiều đường và tinh bột. Đa phần những mảng bám cứng đầu trên răng đều được hình thành do đường cùng tinh bột sau một thời gian dài tích tụ. Chúng tạo ra môi trường lý tưởng cho vi khuẩn có hại sinh sôi và phát triển, khiến tình trạng sâu răng trở nên nghiêm trọng hơn. Trong khi đó, các loại bánh kẹo, bánh quy, mứt, chocolate,… rất dễ bám sâu và kẽ răng gây đau nhức, đặc biệt là rất khó để vệ sinh sạch sẽ.
Bị sâu răng nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột
Bị sâu răng nên hạn chế ăn đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột
  • Các loại nước ngọt, cà phê, nước ép hoa quả: Nước ngọt, cà phê và nước ép hoa quả có chứa rất nhiều đường, chúng sẽ tạo mảng bám trên răng, làm cho tình trạng sâu răng ngày càng trầm trọng hơn, gây đau nhức và tăng nguy cơ lây lan sang các răng xung quanh
  • Thực phẩm sấy khô: Theo các chuyên gia, thực phẩm sấy khô như snack, trái cây khô,… sẽ chứa khoảng 100 gram đường, trong khi ở hoa quả tươi chỉ chứa 10-20 gram. Hàm lượng đường bám lại trên răng tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phá vỡ cấu trúc của răng, khiến vùng sâu thêm nghiêm trọng
  • Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Khi răng bị sâu nó sẽ trở nên rất nhạy cảm, do đó khi tiếp xúc với đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh sẽ khiến cho nướu bị kích ứng, gây tổn thương và làm răng đau nhức hơn.
  • Thức ăn có tính axit cao: Các nhóm đồ ăn có tính axit cao như các loại rau củ, cà chua, chanh, cam, quýt, bưởi,… sẽ bào mòn men răng và làm răng trở nên nhạy cảm, dễ bị ê buốt hơn.
  • Đồ ăn quá dai hoặc quá cứng: Đồ ăn quá dai hoặc quá cứng sẽ yêu cầu một lực cắn xé mạnh mới có thể nghiền nát thức ăn, từ đó rất dễ khiến răng sâu bị vỡ, mẻ nhiều hơn. Đồng thời, đồ ăn dai rất dễ nhét vào kẽ răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ thì tình trạng sâu răng sẽ ngày càng trầm trọng hơn.
Có thể bạn quan tâm: Cảnh báo: Sâu răng dẫn đến ung thư, bạn không nên lơ là

Sâu răng ăn gì để nhanh khỏi?

Muốn sâu răng nhanh khỏi hoặc hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng, bạn có thể tham khảo qua một số loại thực phẩm tốt cho răng miệng như:

  • Đồ ăn mềm, dễ nuốt: Ưu tiên ăn các loại đồ ăn mềm, được chế biến dễ nuốt như cháo, súp,… nhằm đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho cơ thể mà vẫn đảm bảo được sức khỏe răng miệng
  • Trái cây chứa nhiều chất xơ: Những thực phẩm giàu chất xơ có khả năng giữ cho răng và nướu luôn được sạch sẽ, kích thích tuyến nước bọt tiết nhiều hơn. Trong khi đó, nước bọt có chứa Canxi và phốt phát, giúp phục hồi các khoáng chất cho vùng răng bị tổn thương do vi khuẩn gây ra. Một số thực phẩm nhiều chất xơ nên ăn như: Cà rốt, táo, cần tây, đậu đỗ, rau lá xanh,…
  • Phô mai, sữa chua nguyên chất, sữa tươi và các chế phẩm từ sữa: Phô mai cũng là thực phẩm kích thích tạo nước bọt cực hiệu quả. Trong khi đó, Canxi và phốt phát trong phô mai và các sản phẩm từ sữa sẽ giúp khôi phục các loại khoáng chất mà răng mất đi do axit từ thức ăn. Ngoài ra chúng còn giúp tạo men răng, giúp răng chắc khỏe hơn, chống lại vi khuẩn và mảng bám gây sâu răng
  • Trà xanh: Trong thành phần của trà canh có chứa Polyphenol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn tạo mảng bám, ngăn cho chúng không phát triển hoặc tạo ra axit tấn công men răng.
  • Thực phẩm chứa nhiều fluor: Những loại thực phẩm có chứa fluoride sẽ giúp cho răng của bạn được khoẻ mạnh và chống lại các tác nhân gây hại. Chẳng hạn như: Nước trái cây dạng bột không đường hoặc ít đường, bột ngũ cốc chứa nhiều fluor, thực phẩm chế biến sẵn từ gia cầm, hải sản,…
Sâu răng ăn gì để nhanh khỏi?
Sâu răng ăn gì để nhanh khỏi?

Cách phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả cao

Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng sâu răng hay các vấn đề về răng miệng thì ngoài chế độ ăn khoa học, phù hợp, chúng ta cũng cần có một chế độ chăm sóc và vệ sinh đúng cách như:

  • Chải răng đều đặn vào buổi sáng khi thức dây, buổi tối trước khi đi ngủ và sau mỗi bữa ăn. Chải bằng kem đánh răng cùng bàn chải lông mềm, vệ sinh kỹ mặt ngoài, mặt trong, mặt nhai, trên – dưới
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng có tính sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Ngoài ra cũng có thể dùng thêm các sản phẩm giúp làm khô niêm mạc, chất tạo mùi thơm,…
  • Hạn chế ăn các loại đồ ngọt, chứa nhiều đường, tinh bột,… nhất là vào buổi tối
  • Dùng chỉ nha khoa để làm sạch kẽ răng sau khi ăn thay vì dùng tăm xỉa răng
  • Đối với những người bị tụt lợi dẫn đến hở cổ và chân răng, người bị nhiều hoặc thưa răng nên dùng thêm bàn chải kẽ răng để làm sạch sâu các bề mặt tiếp giáp giữa các răng
  • Dùng kem đánh răng có thành phần fluoride, bổ sung nước uống, sữa hoặc muốn ăn có fluor
  • Dùng nhựa tổng hợp chuyên dụng được dùng trong nha khoa để phủ lên bề mặt nhai của các răng có nguy cơ cao như mặt nhai của răng hàm, răng hàm nhỏ có nhiều đường rãnh, hố sâu trũng khiến thức ăn hay bị ứ đọng,…
  • Khi uống nước ngọt, soda, cà phê, sữa,… nên dùng ống hút
  • Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bởi nó có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm hại men răng. Đặc biệt các loại thuốc thường gây khô miệng khiến dễ bị sâu răng hơn. Vậy nên trong quá trình dùng thuốc bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ, uống nhiều nước và hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng
  • Thăm khám răng định kỳ từ 3-6 tháng/lần để nắm chính xác tình hình sức khỏe răng miệng cũng như kịp thời phát hiện răng sâu hay các mầm bệnh. Qua đó chủ động trong việc sớm tìm ra giải pháp và phương hướng điều trị
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng
Cách phòng ngừa bệnh sâu răng

Chúng ta vừa cùng nhau thảo luận về vấn đề sâu răng ăn thịt gà nên hay không. Bên cạnh đó đã tìm hiểu về những loại thực phẩm nên tránh, thực phẩm cần bổ sung cũng như cách phòng ngừa sâu răng hiệu quả. Hy vọng bài viết thực sự hữu ích với bạn, cảm ơn các bạn đã đón đọc.

Dành riêng cho bạn:

Cập nhật 10:22 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Top 8 thuốc đặc trị sâu răng cho bà bầu an toàn, hiệu quả nhất?

Các loại thuốc điều trị sâu răng cho bà bầu cần phải đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vậy đâu là loại thuốc đặc...

Top 6 loại kẹo chống sâu răng hiệu quả nhất hiện nay mà cha mẹ không nên bỏ qua

Kẹo chống sâu răng là các sản phẩm hiệu quả giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa. Tuy nhiên, lựa chọn loại nào an toàn...

Em bé ăn kẹo bị sâu răng cha mẹ nên xử lý như thế nào?

Tình trạng các em bé ăn kẹo bị sâu răng đang ở mức đáng báo động khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi không biết phải làm như thế...

Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em

Áp xe răng ở trẻ em là một dạng bệnh lý không hiếm gặp nếu phụ huynh chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *