[Xem Ngay] Top 3 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Phổ Biến Nhất

2:12 AM , 12/12/2023

Thuốc giảm đau răng khôn giúp giảm nhanh và hiệu quả các cơn đau nhức, khó chịu. Vậy bệnh nhân có thể sử dụng những loại thuốc nào, bài viết sau đây cung cấp thông tin chi tiết về top 3 loại thuốc giảm đau phổ biến khi bạn bị đau nhức răng khôn. 

Chi tiết thông tin về 3 loại thuốc giảm đau răng khôn hiệu quả hiện nay

Răng khôn hay còn được gọi là răng số 8, thường mọc ở độ tuổi 17 – 21 và gây ra tình trạng đau nhức, khó chịu, thậm chí gây sốt cao. Một số trường hợp bị đau răng khôn có thể tự cải thiện nhưng cũng có rất nhiều trường hợp cần được hỗ trợ y tế hoặc chăm sóc tại nhà.

Thuốc giảm đau là một trong số những cách chữa đau răng khôn được nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, việc sử dụng thuốc sẽ không giống nhau, người bệnh nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo phù hợp và hiệu quả.

Việc dùng thuốc giảm đau không phù hợp có thể gây ra những phản ứng phụ, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang dùng những loại thuốc khác cần thông báo cho bác sĩ để tránh việc tương tác thuốc. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc giảm đau răng khôn phổ biến nhất trong phần dưới đây. 

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn

Nhóm thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Tiêu biểu của nhóm thuốc này phải kể tới là: 

Nhóm thuốc giảm không kê đơn được dùng khi bị đau răng khôn
Nhóm thuốc giảm không kê đơn được dùng khi bị đau răng khôn
  • Nhóm chống viêm không steroid (NSAID): Nhóm này có thể bao gồm naproxen, ibuprofen hoặc diclofinac.
  • Acetaminophen.

Trong đó Ibuprofen là thuốc giảm đau răng khôn phổ biến, tác dụng với hầu hết các chứng đau liên quan tới răng miệng. Thuốc được bào chế ở dạng viên nang gel lỏng, viên nén hoặc hỗn dịch uống. 

Tuy vậy, cần lưu ý một số trường hợp không nên sử dụng Ibuprofen như người đang dùng aspirin, thuốc làm loãng máu, corticosteroid,… Bên cạnh đó, trường hợp lạm dụng ibuprofen có thể gây ra tình trạng tổn thương dạ dày, gan, thận, gây viêm gan, viêm thận. Sử dụng thuốc kéo dài cũng có thể làm tăng nguy cơ tim mạch. 

Còn Acetaminophen cũng là một trong những loại thuốc giảm đau không kê đơn được dùng trong việc giảm chứng đau nhức khi mọc răng khôn. Thuốc đặc biệt được dùng với những ai bị dị ứng với Ibuprofen. Acetaminophen được bào chế ở dạng viên nén, hỗn dịch uống hoặc viên nang gel lỏng. 

Tuy nhiên, đây chỉ là thuốc giảm đau răng khôn và không có đặc tính chống viêm. Khi sử dụng với liều lượng lớn, Acetaminophen có thể gây tổn thương tới gan, vì thế, bạn cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng thuốc. Ngoài ra, nếu bệnh nhân uống rượu khi sử dụng thuốc cũng có thể làm ảnh hưởng và tổn thương gan. 

Gel gây tê – giảm đau

Một nhóm thuốc giảm đau răng khôn khác bạn nên biết đó là các loại gel gây tê miệng như Anbesol hoặc Orajel. Nhóm thuốc này có thể sử dụng để bôi lên trên bề mặt nướu, răng nhằm làm giảm các cơn đau nhức. 

Thành phần chính được sử dụng trong nhóm thuốc giảm đau mọc răng khôn này là Benzocain. Đây là hoạt chất gây tê cục bộ và giảm đau bằng việc ngăn chặn tín hiệu của các dây thần kinh. Tùy thuộc vào đối tượng để sử dụng với hàm lượng phù hợp nhất, thuận tiện khi được bào chế ở dạng gel bôi, dung dịch thoa hoặc dạng xịt. 

Sở hữu một hàm răng chắc khỏe cùng nụ cười tươi tắn luôn là mong muốn của bất cứ ai. Bởi thế, nhằm đáp ứng nhu cầu thăm khám, điều trị các bệnh về răng hay làm răng thẩm mỹ, hiện nay các phòng khám nha khoa ở Hà Nội xuất hiện...
Thuốc giảm đau răng khôn Anbesol được nhiều người lựa chọn
Thuốc giảm đau răng khôn Anbesol được nhiều người lựa chọn

Thuốc có thể sử dụng trong suốt cả ngày, tuy nhiên để đảm bảo tính an toàn thì nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng, đặc biệt đối với trẻ em. Không dùng thuốc quá 7 ngày liên tục có thể gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn, gây ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Xem thêm

Đau răng khôn uống thuốc gì –  Nhóm thuốc giảm đau theo toa

Đau mọc răng khôn uống thuốc gì là thắc mắc của rất nhiều người khi cơn đau nhức “hoành hành”. Trường hợp tình trạng đau nhức diễn ra nghiêm trọng, đã dùng thuốc giảm đau răng khôn không kê đơn mà vẫn không thuyên giảm, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định người bệnh các loại thuốc giảm đau theo toa. 

  • Corticosteroid: Đây là thuốc có thể giúp làm dịu vùng bị viêm, giảm sưng đau, hỗ trợ điều trị đau do mọc răng khôn. Thuốc được bào chế ở dạng tiêm hoặc viên nén, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng. Bởi nếu lạm dụng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như tăng cân, khó ngủ, thay đổi tâm trạng,…
  • Opioid: Đây là dòng thuốc giảm đau có chất gây nghiện, thường được sử dụng trong điều trị cơn đau cấp tính như đau răng khôn. 
  • Thuốc chống viêm không steroid theo toa: Sử dụng trong điều trị các cơn đau răng nghiêm trọng do mọc răng khôn. Bệnh nhân cần trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết liều lượng cũng như các dùng nhằm hạn chế tối đa rủi ro ảnh hưởng tới sức khỏe. Một số tác dụng phụ của nhóm thuốc này là buồn nôn, ngứa, táo bón,…
Nhóm thuốc giảm đau theo toa được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa
Nhóm thuốc giảm đau theo toa được chỉ định bởi bác sĩ chuyên khoa

Lưu ý khi sử dụng các loại thuốc giảm đau răng khôn

Việc dùng các loại thuốc giảm đau răng khôn là một biện pháp phổ biến, cho hiệu quả nhanh. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, tránh các tác dụng phụ có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe, bạn nên lưu ý một số vấn đề liên quan sau:

  • Tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc thông tin từ nhà sản xuất về liều lượng, cách dùng. Bệnh nhân không tự ý tăng hoặc giảm liều lượng để tránh các rủi ro không mong muốn, gây nguy hiểm tới sức khỏe. 
  • Một vài loại thuốc giảm đau khi mọc răng khôn có thể gây ra các tác dụng phụ, vì thế, bạn nên theo dõi phản ứng của cơ thể đồng thời ngừng sử dụng khi phát hiện các dấu hiệu bất thường, lập tức đến bệnh viện nếu có biểu hiện nghiêm trọng. 
Khi bị đau răng khôn bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa
Khi bị đau răng khôn bạn nên gặp bác sĩ chuyên khoa
  • Người bệnh nên tránh dùng đồ uống, đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, đồ ăn có chứa lượng đường cao hoặc các chất có thể gây kích ứng răng. 
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, dùng thêm chỉ nha khoa để làm sạch hoàn toàn các kẽ răng, tránh thức ăn hay mảng bám còn bám dính. 
  • Bạn cũng nên kê cao đầu khi ngủ để hạn chế áp lực lên răng đồng thời cải thiện cơn đau một cách hiệu quả.
  • Đừng quên súc miệng với nước muối ấm để có thể loại bỏ vi khuẩn, làm giảm cơn đau nhức. 
  • Tới các cơ sở nha khoa uy tín để được thăm khám và tư vấn phác đồ điều trị hiệu quả nhất khi bị cơn đau nhức do mọc răng khôn làm ảnh hưởng. 

Bị đau răng khôn khám ở đâu uy tín, hiệu quả?

Tình trạng đau nhức do mọc răng khôn nếu như không có biện pháp can thiệp sớm có thể khiến bệnh nhân đối mặt với nhiều vấn đề nha khoa nguy hiểm như: Viêm nướu, lợi, viêm nha chu, nhiễm trùng, áp xe nướu hoặc răng. Vì thế, chọn lựa một cơ sở nha khoa uy tín và chất lượng là nhu cầu của rất nhiều người bệnh. 

Trong số rất nhiều địa chỉ khám chữa bệnh nha khoa hiện nay, Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care là đơn vị được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh. Dù chỉ mới thành lập và đi vào hoạt động chưa lâu, nhưng số lượng khách hàng tới khám tại Trung tâm luôn rất đông đảo. 

Quý khách hàng khi sử dụng dịch vụ tại ViDental Care luôn yên tâm bởi môi trường vô khuẩn tuyệt đối. Toàn bộ dụng cụ sử dụng đều được tiệt trùng 100%, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo. 

Trung tâm ViDental Care mang đến sự hài lòng cho khách hàng
Trung tâm ViDental Care mang đến sự hài lòng cho khách hàng

Thêm vào đó, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ trực tiếp thăm khám cho khách hàng có kinh nghiệm dày dặn, có thể xử lý nhanh chóng với các ca bệnh khó. Đội ngũ y tá, điều dưỡng thường xuyên được tham gia các khóa nâng cao tay nghề, thái độ niềm nở, thân thiện, chu đáo, mang đến trải nghiệm khám chữa tuyệt vời cho khách hàng. 

Nếu có nhu cầu thăm khám, điều trị tình trạng đau nhức răng khôn tại ViDental Care, bạn có thể liên hệ Trung tâm thông qua những thông tin dưới đây:

Thuốc giảm đau răng khôn nên tham khảo tư vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng, cách sử dụng để tránh gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Khi tình trạng đau nhức kéo dài, bạn nên tới các cơ sở nha khoa uy tín để có phác đồ điều trị hiệu quả càng sớm càng tốt. 

Thông tin hữu ích

Cập nhật 1:32 PM , 12/12/2023

Tin liên quan

Tổng Quan Về Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc kháng sinh Dorogyne là một loại thuốc được sử dụng phổ biến tại các cơ sở và phòng khám nha khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết...

Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng tới em bé không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

Bà bầu bị đau răng là tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ. Tùy từng trường hợp và mức độ biểu hiện, đau răng có thể để lại nhiều...

2 cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Dân gian thường sử dụng rượu cao để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở răng đồng thời giúp củng cố răng chắc khỏe hơn. Bạn có thể dùng...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *