TOP thuốc giảm tiết axit dạ dày hiệu quả nhanh

2:18 AM , 01/08/2023

Thuốc giảm tiết axit dạ dày bao gồm các nhóm thuốc kháng axit, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế proton. Những loại thuốc này có khả năng làm giảm tiết axit và trung hòa nồng độ axit dịch vị trong dạ dày. Từ đó, người bệnh có thể tránh được các cơn viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược, tiêu diệt khuẩn HP, phòng ngừa ung thư sớm,…

Dư thừa axit khiến cho dạ dày bị viêm loét, trào ngược,...
Dư thừa axit khiến cho dạ dày bị viêm loét, trào ngược,…

Tăng tiết axit dạ dày quá mức có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có thể kể đến như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản, hẹp môn vị hay thậm chí là ung thư dạ dày – thực quản. Vì thế, việc điều trị axit dạ dày bằng những loại thuốc giảm tiết axit là việc làm hoàn toàn cần thiết để tái tạo và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Các nhóm thuốc giảm tiết dịch vị dạ dày như sau:

  • Nhóm thuốc ức chế proton: Omeprazol, Pantoprazole, Lansoprazol,…
  • Nhóm thuốc kháng thụ thể H2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidin, Nizatidine,…

TOP thuốc giảm tiết axit dạ dày tốt nhất hiện nay

Thuốc giảm tiết acid dạ dày được sử dụng rất phổ biến trong điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa trên. Thuốc thường được dùng dưới dạng kê đơn, có thể sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với các loại thuốc khác để đem lại hiệu quả điều trị cao.

Dưới đây, chúng tôi sẽ cung cấp đến bạn đọc một số loại thuốc trị đau dạ dày hiệu quả nhất hiện nay, được nhiều người bệnh và giới chuyên gia đánh giá cao. Bạn hoàn toàn có thể dễ dàng mua chúng tại các hiệu thuốc lớn.

Thuốc ức chế tiết axit dạ dày Omeprazol

Omeprazol là một loại thuốc có khả năng giảm tiết acid dịch vị dạ dày thuộc vào nhóm ức chế bơm proton. Hoạt chất có trong thuốc sẽ giúp làm giảm bài tiết của axit dạ dày lâu dài nhưng sẽ tái lại sau khoảng 5 ngày không dùng thuốc. Cơ chế của Omeprazol chỉ ức chế proton cùng tế bào thành dạ dày, không tác dụng lên thụ thể Histamin hay Acetylcholin.

Thuốc ức chế tiết axit dạ dày Omeprazol
Thuốc ức chế tiết axit dạ dày Omeprazol

Nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng tỷ lệ liền vết loét ở niêm mạc dạ dày sau khi sử dụng Omeprazole lên đến 65% chỉ sau 14 ngày, sau 4 tuần, con số này lên đến 95%. Hiện nay có nhiều dạng dùng của Omeprazol, tuy nhiên dạng thuốc viên với dung lượng 20mg được bác sĩ chỉ định dùng nhiều nhất.

Thành phần thuốc Omeprazole 20mg:

  • Omeprazole
  • Dinatri Hydrogen Orthophosphate
  • Calci Carbonat
  • Natri Hydroxyd
  • Natri Methylparaben,…

Công dụng điều trị: 

  • Thuốc giảm tiết axit dạ dày Omeprazole đang được sử dụng rộng rãi trong điều trị bệnh với các công dụng sau:
  • Kết hợp với thuốc kháng sinh trong điều trị vi khuẩn HP.
  • Giảm axit dịch vị, từ đó hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày – tá tràng và cải thiện triệu chứng liên quan.
  • Chữa trị loét dạ dày – tá tràng dạng lành tính.
  • Giảm trào ngược dạ dày thực quản, bệnh về thực quản Barrett.
  • Điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng: 

  • Giảm tiết axit dạ dày gây viêm thực quản: Mỗi ngày uống 1 viên, sử dụng kiên trì từ 4 – 8 tuần.
  • Điều trị loét dạ dày: Uống 1 viên/ ngày liên tục trong 8 tuần.
  • Nên uống thuốc sau bữa ăn hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Chống chỉ định: Thận trọng dùng Omeprazole với những bệnh nhân đang gặp phải các vấn đề sau:

  • Người bị đau xương khớp, đau cơ.
  • Người bị mắc co thắt phế quản.
  • Viêm thận kẽ, viêm gan gây vàng da.
  • Suy gan thận kéo dài gây bệnh về não.

Giá thuốc: Hiện nay, thuốc được bày bán rộng rãi tại các hiệu thuốc lớn nhỏ trên toàn quốc với giá dao động từ 10.000 – 15.000 đồng/ lọ 40 viên.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Pantoprazole

Pantoprazole hoạt động theo cơ chế ức chế bơm proton ở thành dạ dày và khiến cho cơ quan này giảm chức năng tiết axit dịch vị dạ dày một thời gian. Thực tế đã chứng minh rằng nếu người bệnh kiên trì sử dụng thuốc liên tục trong vòng 8 tuần, vết loét dạ dày sẽ giảm đến 95%.Thuốc được kê đơn nhiều nhất trong điều trị dư thừa axit dạ dày là Pantoprazole 40mg.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Pantoprazole
Thuốc giảm tiết axit dạ dày Pantoprazole

Thành phần thuốc: 

  • Pantoprazole Hydrochloride
  • Mannitol
  • Natri Cacbonat
  • Canxi Stearate
  • Hypromellose
  • Triet Hate

Công dụng:

  • Pantoprazole là thuốc giảm tiết acid dạ dày, dùng để điều trị bệnh về dạ dày hoặc một số bệnh liên quan trong đường tiêu hóa.
  • Giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, nghẹn cổ khó nuốt, ho dai dẳng.
  • Hỗ trợ làm lành các vết thương tại niêm mạc dạ dày thực quản.

Chống chỉ định: 

  • Không được dùng Pantoprazole với đối tượng quá mẫn với thành phần thuốc.
  • Người có tiền sử bị dị ứng với nhóm thuốc bơm Proton.
  • Trẻ nhỏ dưới 12 tuổi không dùng thuốc.
  • Thận trọng sử dụng với phụ nữ mang thai, đang nuôi con nhỏ bằng sữa hoặc những người bị suy gan thận nặng.

Cách sử dụng Pantoprazole 40mg:

  • Mỗi ngày sử dụng 2 viên Pantoprazole chia 2 lần, dùng liên tục trong vòng 7 ngày và có thể kết hợp với thuốc điều trị khác.
  • Nên uống trước bữa ăn 1 tiếng để hiệu quả điều trị được tốt nhất.
  • Không nhai, nghiền nát hoặc làm vỡ thuốc trong quá trình uống.

Giá bán tham khảo: Viên nang Pantoprazole đang được bán với giá khoảng 34.000 đồng/ hộp 3 vỉ.

Thuốc kháng axit dạ dày Cimetidine

Cimetidine là thuốc giảm tiết dịch dạ dày thuộc nhóm kháng Histamin H2. Với công thức gần giống Histamin do cơ thể sản sinh nên thuốc Cimetidine có khả năng ức chế với histamin tại thành dạ dày, từ đó làm giảm quá trình tiết dịch vị tại đây. Ngoài ra, Cimetidine còn giúp giảm nồng độ HCl trong dịch vị một cách rất hiệu quả.

Thuốc kháng axit dạ dày Cimetidine
Thuốc kháng axit dạ dày Cimetidine

Thực tế cho thấy so với các thuốc ức chế proton, thuốc Cimetidin hay nhóm kháng histamin H2 đều có đặc điểm là làm giảm tiết axit dịch vị không hoàn toàn. Nghiên cứu đã chỉ ra được loại thuốc này chỉ giúp giảm được khoảng 50% axit dạ dày.

Công dụng: 

  • Điều trị các bệnh lý về viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Cải thiện các bệnh lý loét dạ dày tái phát.
  • Viêm thực quản bào mòn do trào ngược, ợ hơi.
  • Điều trị hội chứng Zollinger Ellison.
  • Chữa trào ngược dạ dày thực quản.

Cách dùng thuốc: Cimetidine được bào chế dạng viên nén dễ dàng sử dụng. Người bệnh uống Cimetidin trực tiếp cùng với nước lọc theo liều dùng sau:

  • Dùng 800 – 1600mg/ lần và sử dụng duy nhất 1 lần trong ngày.
  • Uống thuốc trước khi đi ngủ và tối đa 6 tuần.
  • Với liều uống điều trị dự phòng, chỉ sử dụng 400mg/ lần trong ngày, uống tối đa 5 năm.
  • Liều dùng của trẻ em cần tuân theo hướng dẫn từ phía bác sĩ.

Chống chỉ định Cimetidine với các trường hợp: 

  • Người mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Chị em phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
  • Thận trọng khi dùng cho người bị suy gan thận nặng, giảm miễn dịch, tiểu đường, tắc nghẽn phổi mãn tính,…

Giá bán tham khảo: 40.000 – 50.000 đồng/ hộp 300mg.

Thuốc giảm bài tiết acid dạ dày Lansoprazol

Lansoprazol là một sản phẩm thuốc giảm tiết axit dạ dày nằm trong nhóm ức chế proton. Cơ chế hoạt động của Lansoprazol tương tự như nhóm thuốc PPI khác, tuy nhiên khi sử dụng thuốc cần tránh kết hợp cùng Atazanavir.

Lansoprazol
Lansoprazol

Công dụng: Lansoprazol dùng để điều trị và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày – thực quản do dư thừa axit gây ra. Bên cạnh đó, thuốc cũng có tác dụng điều trị các bệnh lý cụ thể như:

  • Người bệnh bị chứng ăn mòn thực quản, viêm loét đường ruột, dạ dày.
  • Điều trị viêm thực quản có vết trợt do chứng trào ngược gây ra.
  • Cải thiện tăng tiết dịch vị tiêu hóa như hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Ngăn chặn khuẩn HP hoạt động và gây bệnh dạ dày.
  • Cải thiện tốt chứng ợ nóng, ợ hơi thường xuyên.

Chống chỉ định với các trường hợp: 

  • Người quá mẫn với Lansoprazol hoặc bị kích ứng với thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai trong 3 tháng đầu tiên.

Cách dùng và liều dùng: 

  • Đối với người lớn sử dụng 1 viên Lansoprazol 30mg/ ngày và uống vào trước khi ăn sáng. Sử dụng kiên trì trong khoảng 4 – 8 tuần tùy bệnh lý.
  • Người bị suy gan thận nặng cần giảm liều và không dùng vượt quá 30mg/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 1 – 11 tuổi uống 15mg/ ngày, nếu trẻ trên 30g thì sử dụng 30mg/ ngày.
  • Trẻ nhỏ từ 12 tuổi trở lên sử dụng 15g/ ngày trong vòng 8 tuần.
  • Trong quá trình uống thuốc không được nhai hay nghiền nát.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng Lansoprazol, thuốc có thể đem lại một số tác dụng phụ như:

  • Bồn chồn, chóng mặt, buồn nôn.
  • Tim đập nhanh.
  • Tiêu chảy.
  • Cảm giác mất lực.
  • Ho, đau đầu.
  • Đau vùng thượng vị.
  • Táo bón.

Giá bán Lansoprazol 30mg: 55.000 đồng/ hộp 3 vỉ.

Ranitidine

Thuốc giảm tiết axit dạ dày Ranitidine là nhóm thuốc kháng Histamin H2. Theo nghiên cứu cho thấy, công dụng kháng Histamin để giảm dịch vị dạ dày của Ranitidine mạnh hơn Cimetidine khoảng 9 lần và ít gây tác dụng phụ.

Ranitidine 
Ranitidine

Ranitidine được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua đường thải nước tiểu. Khi đi vào cơ thể, thuốc sẽ được hấp thụ nhanh chóng tối đa chỉ trong khoảng 2 – 3 giờ. Thuốc có tác dụng trong vòng 8 – 12 giờ kể từ thời gian bắt đầu dùng, không bị tác động bởi yếu tố thức ăn trong dạ dày khi hoạt động.

Chỉ định Ranitidine trong các trường hợp: 

  • Ranitidine 300mg được sử dụng trong điều trị những triệu chứng của viêm loét dạ dày – tá tràng dạng lành tính.
  • Hỗ trợ kiểm soát và điều trị trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Hội chứng Zollinger – Ellison.

Cách dùng – Liều lượng: 

  • Đối với người lớn, sử dụng duy nhất 1 liều Ranitidine 300mg trong ngày vào trước khi đi ngủ.
  • Sử dụng thuốc kiên trì trong vòng khoảng 4 – 8 tuần.
  • Đối với điều trị trào ngược dạ dày – thực quản, sử dụng viên 150mg uống 2 lần/ ngày và dùng tối đa 8 tuần.
  • Trẻ nhỏ khi sử dụng thuốc điều trị cần có sự hướng dẫn từ phía bác sĩ chuyên khoa.

Chống chỉ định: 

  • Không dùng Ranitidine đối với trường hợp bị viêm loét dạ dày ác tính.
  • Thận trọng dùng trong trường hợp người bị suy gan thận.
  • Cân nhắc khi dùng Ranitidine cho phụ nữ mang thai.

Tác dụng phụ: 

  • Khi sử dụng Ranitidine, thuốc có thể gây một số tình trạng như nhức đầu, chóng mặt.
  • Tăng men gan nhưng sẽ tự hồi phục sau khi ngưng thuốc.
  • Viêm gan hiếm khi xảy ra.
  • Giảm bạch cầu và tiểu cầu.
  • Mẩn ngứa, mề đay, phù mạch.

Giá bán thuốc giảm tiết axit dạ dày Ranitidine: Dao động khoảng 320.000 đồng/ hộp 10 vỉ 300mg.

Thuốc trung hòa axit dạ dày Famotidin

Famotidin là thuốc kháng acid dạ dày cũng nằm trong nhóm thuốc kháng Histamin H2. Famotidin có khả năng giảm đồng thời số lượng và nồng độ của HCl trong dịch vị dạ dày. Khả năng trung hòa axit dạ dày của Famotidin rất cao, có thể lên đến 94%.

Thuốc trung hòa axit dạ dày Famotidin
Thuốc trung hòa axit dạ dày Famotidin

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày tá tràng cấp – mãn tính.
  • Cải thiện biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, đầy bụng,…
  • Phòng ngừa và điều trị chứng trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Giảm lượng axit dạ dày và bảo vệ niêm mạc tránh khỏi các tác nhân gây tổn thương.
  • Điều hòa lượng acid dịch vị ở mức phù hợp.
  • Kết hợp với nhóm thuốc kháng sinh để điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.

Cách dùng: 

  • Đối với người lớn, sử dụng 2 viên thuốc Famotidin 20mg uống trong ngày, chia làm 2 lần uống.
  • Dùng kiên trì từ 6 – 8 tuần tùy theo thể trạng bệnh lý.
  • Đối với trẻ nhỏ, sử dụng khoảng 0,5 – 1mg/ kg và chia làm 2 lần uống trong ngày.

Chống chỉ định thuốc: 

  • Nhóm người đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Người đang gặp vấn đề về gan, thận, ung thư dạ dày, bệnh về đường hô hấp.
  • Không dùng thuốc với người mẫn cảm với thành phần của sản phẩm.

Giá bán: Hiện nay, Famotidin đang được bán với giá khoảng 60.000 – 100.000 đồng/ hộp.

Nizatidine – Thuốc giảm tiết axit dạ dày

Nizatidine là một loại thuốc kháng Histamin H2 được dùng trong điều trị các bệnh lý dạ dày nhờ khả năng giảm tiết axit dịch vị. Thuốc không có khả năng đối kháng với thụ thể H1.

Nizatidine
Nizatidine

Cách dùng: 

  • Thuốc Nizatidine sử dụng liều 150mg/ 2 lần trong ngày, sử dụng liên tục trong vòng 8 tuần.
  • Một số trường hợp điều trị trào ngược thực quản, viêm thực quản, ợ nóng có thể kéo dài lên đến 12 tuần.

Chống chỉ định:

  • Người bị mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Chị em phụ nữ đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ.
  • Người bị mắc chứng suy gan thận nặng.

Tác dụng phụ khi sử dụng thuốc:

  • Đau bụng
  • Tiêu chảy
  • Kích ứng da
  • Nổi mề đay
  • Khô miệng
  • Tim đập nhanh và loạn nhịp
  • Rối loạn thị giác

Giá bán: Nizatidine 250mg có giá 80.000 đồng/ hộp 3 vỉ.

Lưu ý khi sử dụng thuốc kiểm soát axit trong điều trị bệnh dạ dày

Thuốc giảm tiết axit dạ dày có tác dụng tốt trong điều trị hầu hết các bệnh lý ở đường tiêu hóa như hội chứng Zollinger – Ellison, viêm thực quản, trào ngược dạ dày, vi khuẩn HP,… Tuy nhiên trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ và rủi ro không mong muốn.

Vì thế trong quá trình dùng thuốc bạn cần chú ý những vấn đề sau:

  • Người bệnh cần thông báo đầy đủ tiền sử bệnh lý, các nhóm thuốc dị ứng với bác sĩ để phòng ngừa trường hợp dị ứng chéo trong điều trị.
  • Giảm tiết axit dạ dày tỉ lệ thuận với nguy cơ mắc viêm đại tràng giả mạc. Nếu người bệnh nhận thấy mình bị tiêu chảy kéo dài, xuất hiện mủ trong phân, sốt cao, nôn nhiều thì cần ngưng sử dụng thuốc vào báo ngay với bác sĩ điều trị.
  • Đối với viêm loét dạ dày tá tràng, chỉ sử dụng thuốc trong trường hợp điều trị lành tính.
  • Có thể sử dụng thêm viên uống bổ sung vitamin D, canxi đối với người bị loãng xương trước khi dùng nhóm thuốc ức chế proton.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc uống, người bệnh cần tăng cường uống nhiều nước lọc hoặc nước ép hoa quả để tăng hoạt động đào thải tại gan thận và nâng cao sức khỏe.
  • Song song với việc điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh cần chú ý về vấn đề axit dạ dày ăn gì tốt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày giúp bệnh nhanh khỏi.

Thuốc giảm tiết axit dạ dày được ứng dụng hầu hết trong điều trị các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Người bệnh cần chú ý không tự ý sử dụng thuốc chữa trị mà cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín, áp dụng đúng liều lượng chỉ định mới có kết quả chữa tốt nhất. Chúc các bạn sớm khỏe.

Cập nhật 3:01 PM , 17/08/2023

Tin liên quan

Cách chữa bệnh dư axit dạ dày an toàn, hiệu quả

Cách chữa bệnh dư axit dạ dày như thế nào hiệu quả nhanh chóng và dễ dàng áp dụng nhất luôn là nỗi băn khoăn của người bệnh bị chứng...

Axit dạ dày là gì? Biểu hiện và cách kiểm soát độ cân bằng hiệu quả

Axit dạ dày là khái niệm thường xuyên được nhắc đến mỗi khi đề cập về các bệnh lý liên quan đến đường tiêu hóa. Tuy nhiên, không phải ai...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *