Các Loại Thuốc Trị Thoát Vị Đĩa Đệm Tốt Nhất Hiện Nay

9:00 AM , 04/12/2023

Thuốc thoát vị đĩa đệm dùng hiệu quả nhất? Đây là vấn đề luôn được người bệnh quan tâm và tìm hiểu. Không phải loại thuốc nào cũng hiệu quả, an toàn và cho tác dụng tốt khi sử dụng. Do đó, chủ động nắm bắt thông tin về thuốc cũng là cách để người bệnh lựa chọn được loại thuốc hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp người bệnh giải quyết vấn đề trên.

Thuốc thoát vị đĩa đệm tốt nhất hiện nay

Thuốc giảm đau thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, nhóm thuốc được sử dụng để giảm đau thoát vị đĩa đệm gồm có Aspirin, Paracetamol và một số NSAID. Đây là các loại thuốc giảm đau, hạ sốt phổ biến và không gây nghiện.

Công dụng: Giảm đau nhanh chóng và giảm triệu chứng của thoát vị đĩa đệm, giúp bệnh nhân phục hồi tốt hơn.

Thành phần: Hoạt chất Paracetamol.

Chỉ định: Thuốc được sử dụng cho các trường hợp thoát vị đĩa đệm nhẹ.

Liều lượng sử dụng:

Bậc 1: Paracetamol 500 mg/ngày, uống 4-6 lần, không vượt quá 4g/ngày. Cần chú ý thuốc có thể gây hại cho gan.

Bậc 2: Paracetamol kết hợp với codein hoặc tramadol:

  • Ultracet: uống 2-4 viên/ngày, nhưng thường gây chóng mặt, buồn nôn.
  • Efferalgan-codein: uống 2-4 viên/ngày.
Thuốc Efferalgan Codeine giúp giảm đau thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Bậc 3: Opiat và các dẫn xuất của opiat.

Paracetamol là một trong các thuốc giảm đau được liệt kê trong danh mục của WHO, do đó nó được sản xuất ở nhiều nước, bao gồm cả Việt Nam.

Lưu ý: Nhóm thuốc giảm đau thường gây tác dụng phụ đối với gan, thận, dạ dày… Vì vậy, trước khi sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để tránh các biến chứng không mong muốn.

Thuốc bôi điều trị thoát vị đĩa đệm

Ngoài các loại thuốc uống điều trị thoát vị đĩa đệm, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc dạng bôi. Nhóm thuốc này an toàn khi sử dụng ngoài da, các hoạt chất sẽ thấm qua da giúp giảm đau ở vùng bị thoát vị đĩa đệm. Bạn chỉ cần bôi trực tiếp lên vùng bị ảnh hưởng, sử dụng 2-3 lần/ngày.

Các loại thuốc phổ biến bao gồm Capsaicin, Lidocain, Difelene…

Tuýp bôi giảm đau thoát vị đĩa đệm Difelene

Lưu ý:

  • Vùng da bôi thuốc có thể trở nên đỏ, ngứa hoặc phồng nếu sử dụng quá liều.
  • Không áp dụng thuốc lên vết thương hoặc da đang tổn thương.
  • Không sử dụng thuốc cho người bị dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Thuốc giãn cơ điều trị thoát vị đĩa đệm

Loại thuốc chữa thoát vị đĩa đệm này giúp giảm tình trạng đau và khó chịu bằng cách giảm co cơ. Thuốc giãn cơ thường được sử dụng khi thoát vị đĩa đệm gây co thắt cơ. Chúng đáp ứng yêu cầu đặc biệt khi cần giảm căng thẳng cơ và không ảnh hưởng mạnh tới hệ thống thần kinh trung ương.

Những loại thuốc thông dụng gồm Diazepam, Metaxalone.

Thuốc giãn cơ Diazepam điều trị thoát vị đĩa đệm hiệu quả

Chống chỉ định: Thuốc không được sử dụng cho người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc hoặc người bị suy cơ nặng.

Lưu ý: Tác dụng phụ có thể gây chóng mặt, buồn ngủ và ảnh hưởng đến chức năng gan thận…

Lưu ý khi sử dụng thuốc thoát vị đĩa đệm

Khi sử dụng thuốc để điều trị thoát vị đĩa đệm, hãy chú ý những điều sau:

  • Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của chuyên gia y tế, không tự ý thay đổi liều lượng hoặc cách sử dụng.
  • Nếu bạn có tiền sử dị ứng hoặc phản ứng phụ với bất kỳ loại thuốc nào, hãy thông báo cho bác sĩ để tránh các tác dụng không mong muốn.
  • Việc ngừng thuốc đột ngột có thể gây ra các tác động phụ hoặc không hiệu quả trong quá trình điều trị.
  • Lưu ý các dấu hiệu không bình thường như chóng mặt, buồn nôn, phản ứng dị ứng, hoặc bất kỳ thay đổi sức khỏe nào, và báo cho bác sĩ ngay khi có thể.
  • Nếu có những trường hợp đặc biệt như thai phụ, người đang cho con bú, hoặc người cao tuổi, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.

Câu hỏi thường gặp

Thoát vị đĩa đệm có thể gây ra nhiều biến chứng và tình trạng khó chịu. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, nó có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng như tổn thương dây thần kinh và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày của bạn.

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm được sử dụng khi triệu chứng gây đau và hạn chế vận động trở nên nặng nề. Sử dụng thuốc đi kèm với chỉ định của bác sĩ sau khi kiểm tra và đánh giá tình trạng cụ thể của bệnh nhân.

Thuốc chữa thoát vị đĩa đệm có thể gây tác dụng phụ như chóng mặt, buồn ngủ và ảnh hưởng đến chức năng gan thận. Tuy nhiên, tác động này có thể khác nhau tùy thuốc và cơ địa của từng người. Cần thông báo ngay với bác sĩ khi thấy triệu chứng tác dụng phụ của thuốc.

Bạn không nên lạm dụng thuốc chữa thoát vị đĩa đệm, vì việc sử dụng quá liều hoặc lâu dài có thể gây tác động phụ nghiêm trọng. Việc này cần được hướng dẫn và giám sát cẩn thận từ bác sĩ để tránh các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.

LIÊN HỆ CHUYÊN GIA – KHỎI HẲN THOÁT VỊ CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH

Cập nhật 5:40 PM , 10/04/2024

Tin liên quan

Thoát vị đĩa đệm: Triệu chứng, các dạng bệnh, giải pháp điều trị

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, cứ 10 người thì có tới 8 người gặp tình trạng thoát vị đĩa đệm. Đáng nói, căn bệnh này vốn được...

Bài Thuốc Dân Gian Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Hay Nhất

Thoát vị đĩa đệm gây ám ảnh cho nhiều người và có nhiều cách điều trị khác nhau. Bài thuốc dân gian được xem là phương pháp tiết kiệm, dễ...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *