Viêm Loét Dạ Dày Tá Tràng: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách Điều Trị

6:05 PM , 01/10/2023

Viêm loét dạ dày tá tràng đề cập đến tình trạng viêm và loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu của ruột non. Bệnh thường khởi phát do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori, lạm dụng thuốc chống viêm, nghiện rượu, căng thẳng thần kinh và thói quen ăn uống không lành mạnh. Bệnh lý này có thể được chữa trị hoàn toàn nếu can thiệp xử lý kịp thời. Ngược lại ở các trường hợp chủ quan, bệnh có thể tiến triển sang giai đoạn mãn tính và để lại các di chứng nặng nề.

Viêm loét dạ dày tá tràng
Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là gì?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến và có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là từ 30 – 50 tuổi và tỷ lệ mắc bệnh cao hơn ở nam giới.

Ở giai đoạn cấp, bệnh thường khởi phát triệu chứng đột ngột, diễn tiến nhanh nhưng ít để lại di chứng và có thể chữa trị hoàn toàn. Tuy nhiên ở giai đoạn mãn tính, bệnh có tiến triển chậm, dai dẳng, khó điều trị dứt điểm và có nguy cơ phát sinh các biến chứng nặng nề.

Mặc dù không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động ăn uống, sinh hoạt, hiệu suất học tập – làm việc, chất lượng giấc ngủ,… Hơn nữa, bệnh kéo dài còn gây suy nhược cơ thể, hạn chế khả năng hấp thu dinh dưỡng, sụt cân và giảm chức năng miễn dịch.

Nguyên nhân gây viêm loét dạ dày tá tràng

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm loét dạ dày – tá tràng, trong đó chiếm hơn 50% là do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (vi khuẩn Hp), 20 – 25% là do lạm dụng thuốc kháng viêm và một số nguyên nhân ít gặp khác.

triệu chứng viêm loét dạ dày tá tràng
Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori là nguyên nhân phổ biến gây viêm loét dạ dày – tá tràng

Một số nguyên nhân có thể gây viêm loét dạ dày – tá tràng, bao gồm:

  • Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp): Hp là một loại xoắn khuẩn gram âm có khả năng sinh sống trong môi trường acid cao. Khi xâm nhập vào dạ dày người, vi khuẩn có xu hướng tiết enzyme urease nhằm trung hòa axit dạ dày, sau đó sinh sống và phát triển trong niêm mạc. Trên thực tế, nhiễm vi khuẩn Hp có thể kích thích dạ dày bài tiết dịch vị, gây rối loạn hoạt động co bóp và dẫn đến hàng loạt các vấn đề như viêm loét dạ dày – tá tràng, ung thư dạ dày,…
  • Lạm dụng thuốc kháng viêm và giảm đau: Có khoảng 20 – 25% trường hợp bị viêm loét dạ dày do lạm dụng các loại thuốc kháng viêm và giảm đau như NSAID, corticoid,… Các loại thuốc này hoạt động bằng cách ức chế enzyme cyclooxygenase, từ đó làm giảm sinh tổng hợp prostaglandin nhằm chống viêm, giảm đau. Tuy nhiên enzyme cyclooxygenase bị ức chế khiến hàng rào bảo vệ niêm mạc dạ dày suy giảm, tạo điều kiện cho dịch vị xâm lấn và ăn mòn niêm mạc. Trong trường hợp lạm dụng thuốc trong thời gian dài hoặc sử dụng liều cao, niêm mạc có thể bị tổn thương nặng và gây xuất huyết tiêu hóa.
  • Căng thẳng thần kinh kéo dài: Căng thẳng thần kinh kéo dài ảnh hưởng đến hệ thần kinh thực vật khiến chức năng của đường ruột và dạ dày bị rối loạn. Tình trạng này có thể kích thích tăng sản xuất pepsin, axit hydrochloric khiến môn vị, huyết quản dạ dày co thắt và gây tổn thương tầng bảo vệ niêm mạc.
  • Thói quen ăn uống: Thói quen ăn uống thiếu khoa học là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra các vấn đề ở dạ dày. Thống kê cho thấy, người bị viêm loét dạ dày – tá tràng có xu hướng ăn không đúng giờ, bỏ bữa, ăn quá no, để bụng đói, ăn nhanh, vận động ngay sau khi ăn, dung nạp quá nhiều thực phẩm chứa dầu mỡ, gia vị, axit, chất bảo quản,…
  • Uống quá nhiều rượu: Ethanol trong rượu không chỉ gây hại cho thực quản mà còn ăn mòn niêm mạc, tăng tiết dịch vị và gây rối loạn hoạt động của dạ dày. Hơn nữa, thói quen uống nhiều rượu còn làm tăng áp lực lên các cơ quan tiêu hóa khác như tuyến tụy, mật và gan.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh lý: Viêm loét dạ dày tá tràng cấp thường xuất hiện thứ phát sau khi mắc các bệnh lý như như bạch cầu, viêm ruột thừa, viêm phổi, sởi, cúm, thoái vị hoành, suy thận, xơ gan, viêm phế quản,..
  • Di truyền: Nghiên cứu di truyền học cho thấy, người có nhóm máu O và tiền sử gia đình mắc các vấn đề về dạ dày có nguy cơ bị viêm loét dạ dày tá tràng cao hơn bình thường.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài ra, bệnh cũng có thể khởi phát do rối loạn cơ năng thần kinh thực vật, dị ứng thức ăn, rối loạn tự miễn, hút thuốc lá, nhiễm độc hóa chất, hội chứng Zollinger-Ellison (hội chứng này điển hình bởi tình trạng tăng tiết dịch vị quá mức),…

Triệu chứng nhận biết bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày tá tràng điển hình bởi triệu chứng đau vùng thượng vị. Bên cạnh đó, bệnh cũng có thể gây ra một số triệu chứng đi kèm như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn,… Trên thực tế, triệu chứng lâm sàng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, thói quen ăn uống và khả năng chống chịu của từng trường hợp.

thuốc đặc trị viêm loét dạ dày- tá tràng
Bệnh viêm loét dạ dày điển hình bởi triệu chứng đau vùng thượng vị (vị trí bụng nằm trên rốn)

Một số triệu chứng nhận biết viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:

  • Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn): Đây là triệu chứng điển hình nhất của viêm loét dạ dày – tá tràng. Triệu chứng này có thể khởi phát đột ngột hoặc âm ỉ, dai dẳng. Mức độ đau có thể tăng lên sau khi ăn – đặc biệt là sau khi dung nạp thực phẩm chứa nhiều axit, gia vị cay nóng, rượu bia, cà phê,…
  • Vùng thượng vị nóng rát, cồn cào, đầy trướng và khó chịu
  • Thường xuyên xuất hiện cảm giác buồn nôn và nôn mửa – đặc biệt là sau khi ăn no. Sau khi nôn mửa thường có cảm giác dễ chịu.
  • Bụng nặng, đầy trướng và khó tiêu
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Hơi thở có mùi và có cảm giác đắng miệng sau khi ngủ dậy
  • Ăn không ngon miệng
  • Chán ăn
  • Người gầy sút, mệt mỏi và thiếu tập trung
  • Trong trường hợp khởi phát do nhiễm khuẩn, thân nhiệt có thể tăng lên 39 – 40 độ C
  • Có thể đi kèm với tiêu chảy
  • Các triệu chứng của viêm loét dạ dày thường bùng phát mạnh về đêm khiến giấc ngủ bị gián đoạn, khó ngủ và ngủ chập chờn

BẠN ĐANG CÓ NHỮNG TRIỆU CHỨNG NÀO Ở DẠ DÀY? 

NHẮN TIN CHIA SẺ CÙNG CHUYÊN GIA ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN 

Viêm loét dạ dày tá tràng có nguy hiểm không?

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh tiêu hóa phổ biến và có thể được điều trị hoàn toàn nếu thăm khám và xử lý sớm. Tuy nhiên trong trường hợp không kiểm soát kịp thời, hiện tượng viêm loét có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính và phát triển thành các biến chứng như:

viêm loét dạ dày tá tràng biểu hiện
Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển nặng nề và gây ra biến chứng xuất huyết tiêu hóa
  • Xuất huyết tiêu hóa: Xuất huyết tiêu hóa là biến chứng thường gặp nhất của viêm loét dạ dày tá tràng. Biến chứng này xảy ra khi vết loét bị ăn mòn nghiêm trọng, gây vỡ tĩnh mạch và chảy máu. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây ra các triệu chứng dễ nhận biết như nôn ói ra máu, bã có màu cà phê, chóng mặt, choáng váng, nôn liên tục,… Hoặc chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng không có tính điển hình như phân đen, đau bụng âm ỉ, dai dẳng.
  • Thủng dạ dày – tá tràng: Thủng dạ dày tá tràng là tình trạng thành dạ dày và ruột non bị ăn mòn hoàn toàn. Biến chứng này biểu hiện với các dấu hiệu như bụng co cứng, đau thượng vị dữ dội,…
  • Hẹp môn vị: Hẹp môn vị là tình trạng ổ viêm hình thành sẹo gây thu hẹp không gian môn vị và làm gián đoạn quá trình chuyển thức ăn từ dạ dày xuống ruột non. Biến chứng này thường gây đau thượng vị sau khi ăn, nôn mửa, sụt cân nhanh,…
  • Ác tính hóa: Thống kê cho thấy, có khoảng 5 – 10% trường hợp có nguy cơ ung thư hóa (xuất hiện khối u ác tính). Hầu hết các trường hợp này đều có vết loét lớn và tiến triển trong thời gian dài (hơn 10 năm).

Ngoài những biến chứng trên, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng còn ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống, gây suy nhược cơ thể, giảm chất lượng cuộc sống, sụt giảm hiệu suất làm việc và học tập. Hơn nữa, các triệu chứng của bệnh còn bùng phát mạnh vào ban đêm gây gián đoạn giấc ngủ, tăng áp lực lên hệ thần kinh và tác động tiêu cực đến yếu tố tâm lý.

Biến chứng viêm loét dạ dày rất khó kiểm soát, vì vậy hãy điều trị càng sớm càng tốt

Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng bằng cách nào?

Viêm loét dạ dày tá tràng có thể bị nhầm lẫn với một số vấn đề khác ở đường tiêu hóa. Vì vậy trước khi can thiệp điều trị, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng, khai thác tiền sử bệnh lý, tiền sử gia đình và lịch sử dùng thuốc.

Điều trị viêm loét dạ dày
Hình ảnh ổ viêm loét ở tá tràng (ảnh trái) và dạ dày (ảnh phải) qua kỹ thuật nội soi

Sau đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện một số kỹ thuật cân lâm sàng như:

  • Nội soi: Nội soi là kỹ thuật chẩn đoán phổ biến đối với các bệnh lý ở đường tiêu hóa. Kỹ thuật này sử dụng ống nội soi nhỏ có gắn camera đưa từ miệng/ mũi xuống thực quản và dạ dày. Thông qua hình ảnh ghi lại camera, bác sĩ có thể quan sát niêm mạc dạ dày và tá tràng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sinh thiết mô với kỹ thuật nội soi nhằm quan sát mô bệnh học và kịp thời phát hiện nguy cơ ác tính hóa.
  • Xét nghiệm máu/ phân: Xét nghiệm máu và phân giúp xác định sự hiện diện của vi khuẩn Hp và phát hiện biến chứng xuất huyết tiêu hóa. Ngoài ra ở những trường hợp bị viêm loét dạ dày tá tràng cấp khởi phát do nhiễm trùng, xét nghiệm máu còn cho thấy nồng độ bạch cầu và số lượng kháng thể tăng mạnh.
  • Chụp X-Quang: Trước khi chụp X-Quang, bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc cản quảng bari. Hình ảnh từ kỹ thuật này giúp bác sĩ xác định ổ viêm loét và loại trừ khả năng có khối u ở đường tiêu hóa.

Trên thực tế, bác sĩ có thể yêu cầu một số kỹ thuật chẩn đoán khác ở những trường hợp không có triệu chứng và biểu hiện điển hình.

Các phương pháp điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Mục tiêu chính trong điều trị viêm loét dạ dày là giảm cơn đau và làm lành ổ loét, đồng thời hạn chế tình trạng tái phát và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

1. Sử dụng thuốc Tây

Thuốc Tây được sử dụng ưu tiên trong điều trị viêm loét dạ dày tá tràng nhằm kiểm soát cơn đau trong thời gian ngắn nhất, bảo vệ ổ viêm loét và hỗ trợ phòng ngừa biến chứng.

viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng
Sử dụng thuốc Tây là biện pháp điều trị chính đối với bệnh viêm loét dạ dày tá tràng

Một số loại thuốc Tây được dùng trong điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, bao gồm:

  • Thuốc kháng axit: Thuốc kháng axit (Phosphalugel, Gasterine, Maalox,…) có tác dụng trung hòa axit dạ dày giúp giảm đau thượng vị, cải thiện tình trạng nóng rát, ợ hơi và ợ chua. Thuốc được sử dụng sau khi ăn từ 1 – 2 giờ và trước khi đi ngủ.
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: Các loại thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày (Ulcar, Sucrafar, Ducas,…) có tác dụng bảo vệ ổ viêm loét và ngăn ngừa quá trình ăn mòn của dịch vị. Thuốc được sử dụng trước khi ăn 1 giờ đồng hồ. Ngoài ra, một số loại thuốc bảo vệ niêm mạc như chế phẩm chứa Bismuth còn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp.
  • Thuốc ức chế bài tiết axit: Thuốc ức chế bài tiết axit gồm có thuốc ức chế gastrin (Somatostatin), thuốc ức chế histamine thụ thể H2 (Ranitidin, Nizatidin, Cimetidin, Famitidine) và thuốc ức chế bơm proton (Omeprazole, Rebaprozole, Lansoprazole,…). Các loại thuốc này được sử dụng nhằm hạn chế bài tiết axit ở dạ dày, phục hồi ổ viêm, ngăn ngừa quá trình xâm lấn của dịch vị và cải thiện một số triệu chứng lâm sàng.
  • Kháng sinh: Trong trường hợp dương tính với vi khuẩn Hp, bác sĩ sẽ chỉ định kháng sinh phối hợp với thuốc ức chế bài tiết axit. Vi khuẩn Hp có khả năng kháng thuốc cao nên cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.

2. Điều trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng thuốc Nam

Điều trị bằng thuốc Nam chỉ được thực hiện sau khi triệu chứng đã được kiểm soát. Biện pháp này chủ yếu hỗ trợ làm liền vết loét và phục hồi các mô hư tổn ở niêm mạc dạ dày.

viêm loét dạ dày tá tràng triệu chứng
Điều trị bằng thuốc Nam được áp dụng khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định

Một số loại thuốc Nam được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng, bao gồm:

  • Dùng nghệ vàng: Nghệ là vị thuốc Nam quý và được sử dụng trong điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày. Hoạt chất curcumin trong nghệ được chứng minh có hiệu quả kháng sinh, ức chế virus, kháng viêm và chống oxy hóa. Bổ sung nghệ vào chế độ ăn, dùng trà nghệ, sữa nghệ, nghệ mật ong,… có thể hỗ trợ làm liền vết loét ở niêm mạc ruột non và dạ dày.
  • Chè dây: Chè dây là loại thảo dược mọc hoang nhiều ở nước ta. Với tác dụng kháng khuẩn mạnh và ức chế bài tiết axit tự nhiên, thảo dược này được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Ngoài ra, chè dây còn chứa hàm lượng flavonoid cao giúp phục hồi và tái tạo các mô niêm mạc bị hư hại. Thảo dược này chủ yếu được dùng ở dạng sắc hoặc hãm.
  • Lô hội: Nhựa từ cây lô hội có tác dụng ức chế sản xuất acid hydrochloric và men pepsin. Do đó sử dụng thảo dược này có thể hỗ trợ ức chế vi khuẩn, trung hòa axit, phục hồi vết loét và nhuận tràng. Ngoài ra, uống nước lô hội sau khi ăn còn giúp làm giảm cảm giác nóng rát, buồn nôn và khó chịu.

Thuốc Nam có độ an toàn cao và ít gây tác dụng phụ như thuốc Tây. Tuy nhiên hầu hết các loại thuốc Nam chỉ có tác dụng hỗ trợ làm liền vết loét và giảm nhẹ mức độ của các triệu chứng. Vì vậy, điều trị viêm loét dạ dày bằng thuốc Nam chỉ được thực hiện khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn ổn định và phục hồi.

3. Chữa viêm loét dạ dày với thuốc Đông y

Trong Đông y, bệnh viêm loét dạ dày còn được gọi là chứng vị quản thống. Dựa vào nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng, Đông y chia chứng bệnh này thành nhiều thể khác nhau như thể khí trệ, thể ứ huyết, thể hỏa uất, thể hư hàn và hàn thấp.

cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Điều trị bằng thuốc Đông y thích hợp với người cao tuổi và người có bệnh lý nền

Với mỗi thể bệnh, Đông y áp dụng bài thuốc có tác dụng tương ứng để giảm đau thượng vị, cải thiện chức năng tiêu hóa và bồi bổ sức khỏe.

  • Bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày thể hàn thấp: Chuẩn bị xương truật, trạch tả mỗi thứ 12g, cam thảo và nhục quế mỗi thứ 4g, tang bì 6g, phục linh, bạch truật và trư linh mỗi thứ 8g, sinh khương 5 lát, hậu phác 10g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc Đông y điều trị viêm loét dạ dày tá tràng thể hư hàn: Dùng sinh khương, cam thảo, quế chi mỗi thứ 12g, táo 4 quả, di đường 50g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 24g, lá khôi 20g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc Đông trị viêm loét dạ dày thể ứ huyết: Chuẩn bị a giao và bồ hoàng mỗi thứ 12g, chi tử 8g, trắc bách diệp 16g, sinh địa 40g và cam thảo 6g. Sắc uống, mỗi ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc Đông y chữa viêm loét dạ dày thể hỏa uất: Dùng xuyên khung, chỉ thực, hương phụ, thanh bì, huyền hồ mỗi thứ 8g, bạch thược và mai mực mỗi thứ 12g, chích thảo 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.
  • Bài thuốc Đông y điều trị viêm loét dạ dày thể khí trệ: Dùng xuyên khung, sài hồ, hương phụ, chỉ thực và huyền hồ mỗi thứ 8g, bạch thược và mai mực mỗi thứ 12g, chích thảo 4g. Sắc uống, ngày dùng 1 thang.

Những bài thuốc sắc thang trên đây tuy đem lại hiệu quả nhất định trong điều trị viêm loét dạ dày. Tuy nhiên lại khiến người bệnh e ngại lựa chọn vì tốn công đun sắc. Trong khi đó, hiện nay, Đông y đã được ứng dụng khoa học công nghệ để tối ưu hiện đại. Người bệnh có thể chuyển sang sử dụng các bà thuốc đã được bào chế sẵn, thuận tiện, dễ dùng hơn.

Dạ dày Đỗ Minh: Bài thuốc lưu truyền 150 NĂM, hiệu quả với người viêm loét dạ dày sau 2 – 3 tháng

Trải qua 5 đời truyền nhân, hiện bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh được kế thừa bởi lương y Đỗ Minh Tuấn – truyền nhân đời thứ 5, GĐ chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường. Với tâm huyết với nghề, ông đã vận dụng kiến thức Y khoa của mình để nghiên cứu và tối ưu phương thuốc này hiện đại hơn, cho hiệu quả điều trị bệnh dạ dày vượt trội hơn. 

Phác đồ 4 TRONG 1, LINH HOẠT với từng cá nhân 

Lương y Tuấn cho biết, viêm loét dạ dày thuộc chứng vị thống quản, tâm hạ thống. Muốn chữa được dứt điểm bệnh này, Đông y sẽ đi sâu vào căn nguyên gây bệnh, phục hồi những vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, cân bằng lại chức năng của tỳ vị. Đồng thời, bồi bổ và tăng sức đề kháng để phòng bệnh tái phát hiệu quả. 

Dựa theo đúng nguyên tắc này, bài thuốc Dạ dày Đỗ Minh được lương y Tuấn hoàn thiện với liệu trình đặc biệt, kết hợp từ 4 phương thuốc nhỏ khác nhau: 

Lý giải về cách chia nhỏ bài thuốc, lương y Tuấn cho biết thêm: “Đỗ Minh Đường luôn đi theo hướng kê thuốc cho ĐÚNG NGƯỜI – ĐÚNG BỆNH. 4 bài thuốc nhỏ sẽ có tác động riêng đến biểu hiện bệnh lý. Dựa trên tình trạng bệnh, tôi sẽ gia giảm sao cho phù hợp, linh hoạt trong việc sử dụng thuốc. Thông thường, bệnh viêm loét sẽ được kết hợp giữa thuốc bình vị + thuốc đặc trị viêm loét dạ dày. Với một số trường hợp có thể kết hợp thêm đặc trị trào ngược hoặc giải độc hoàn. Cũng có trường hợp dùng cả 4 bài thuốc này.” 

Sau một thời gian sử dụng, người bệnh có thể cảm nhận được rõ rệt hiệu quả thuốc mang lại theo 3 mũi nhọn TẤN CÔNG – ĐIỀU TRỊ – DUY TRÌ

  • Thanh nhiệt, giải độc, giảm trừ triệu chứng đau thắt, khó chịu do viêm loét dạ dày gây ra. 
  • Trung hòa dịch vị axit dạ dày.
  • Phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày 
  • Kích thích tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng giúp phòng bệnh tái phát. 

LƯU Ý: Muốn thuốc đạt được hiệu quả điều trị như mong đợi, ngoài uống thuốc người bệnh cần có kế hoạch kết hợp ăn uống kiêng khem và xây dựng lối sống lành mạnh. Dạ dày là nơi tiếp nhận thức ăn, phải hoạt động liên tục nên nếu bổ sung đồ không phù hợp có thể khiến niêm mạc bị loét nặng hơn, các tổn thương khó được phục hồi hơn. Thông thường, bệnh nhân tại Đỗ Minh Đường sẽ được các lương y hướng dẫn chi tiết về điều này. 

Sử dụng dược liệu SẠCH – AN TOÀN TUYỆT ĐỐI

Mỗi bài thuốc nhỏ trong liệu trình điều trị của Dạ dày Đỗ Minh được phối ngũ từ hơn chục vị thuốc nam từ quen tới quý khác nhau. Đáng nói, những cây thuốc được sử dụng đều trải qua quá trình nghiên cứu tỉ mỉ, toàn bộ đều có hàm lượng KHÁNG SINH TỰ NHIÊN CAO. Thuốc sau khi thu hái được xử lý cẩn thận, sơ chế sạch sẽ và phối ngũ với nhau theo chuẩn TỶ LỆ VÀNG BÍ TRUYỀN đúng nguyên tắc Quân – Thần – Tá – Sứ của YHCT. Từ đó mang lại hiệu quả giảm cơn đau do vết loét, loại bỏ tình trạng ợ hơi, đau thắt thượng vị,…

Trường hợp của cô Nguyễn Thị Lan (Hà Nội) bị viêm loét dạ dày, trào ngược thực quản cũng đã nhanh chóng cải thiện, khôi phục sức khỏe sau 2 tháng dùng thuốc. Trong suốt thời gian dùng, sức khỏe cô ổn định, không gặp tác dụng phụ, ăn ngủ tốt.

Ngoài ra, cũng có rất nhiều bệnh nhân khác đã gửi tin nhắn phản hồi về hiệu quả điều trị tới nhà thuốc Đỗ Minh Đường bạn đọc có thể tham khảo thêm (hình ảnh được cung cấp bởi nhà thuốc): 

Dạ dày Đỗ Minh là phương thuốc điều trị bệnh dạ dày ĐỘC QUYỀN của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Nếu bạn hoặc người thân đang gặp vấn đề về viêm loét dạ dày, muốn được điều trị triệt để, có thể liên hệ với nhà thuốc theo địa chỉ dưới đây: 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Bài thuốc dạ dày Đỗ Minh Có đắt không? Giá bao nhiêu?

Sơ can Bình vị tán – Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày hiệu quả, an toàn, dễ dùng

Trong chữa viêm loét dạ dày, Sơ can Bình vị tán tuân thủ đúng nguyên lý trị bệnh của Đông y là “bình can, kiện tỳ vị, an thần, ôn bổ, dưỡng khí, loại bỏ tác nhân gây bệnh, tăng cường chức năng phủ tạng để phục hồi chức năng dạ dày, ổn định sức khỏe, chống bệnh tái phát từ bên trong”.

Các chế phẩm trong bài thuốc sẽ phối hợp chặt chẽ, xử lý bệnh từ triệu chứng đến căn nguyên, ngăn ngừa biến chứng.

Tùy theo từng tình viêm và biểu hiện bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ có chỉ định LIỆU TRÌNH TÍCH HỢP từ 2 – 3 (trong tống số 5 chế phẩm) đặc trị, đảm bảo ĐÚNG NGƯỜI – ĐÚNG BỆNH, tác dụng tối đa theo cơ địa. 

Sơ Can Bình Vị Tán HP, Triệt Vi Khuẩn - Điều Trị Viêm Dạ Dày Hiệu Quả

Các chế phẩm này sẽ tác động chuyên sâu, tập trung vào 3 mục tiêu điều trị MŨI NHỌN. Từ đó giúp loại bỏ viêm loét dạ dày nhanh chóng, toàn diện, triệt để.

  • Giai đoạn 1: Giảm đau, ngăn chặn các triệu chứng khó chịu (đau thượng vị, nóng rát dạ dày, ợ hơi, ợ chua, trào ngược, buồn nôn, chán ăn,…)
  • Giai đoạn 2: Loại bỏ ổ viêm, làm lành vết loét, phục hồi tổn thương niêm mạc dạ dày, tiêu diệt HP, tăng cường chức năng tiêu hóa.
  • Giai đoạn 3: Duy trì ổn định và chống tái phát

Nếu người bệnh tuân thủ đúng chỉ dẫn thì chỉ cần 7 – 10 ngày là bệnh đã tiến triển đáng kể, biểu hiện khó chịu giảm rõ rệt, bụng dạ dễ chịu. Kết thúc 1 – 1,5 tháng (tối đa không quá 3 tháng tùy cơ địa) là bệnh có thể khỏi hoàn toàn.

Xem chi tiết: Hướng Dẫn Sử Dụng Sơ Can Bình Vị Tán Đúng Cách, Khỏi Dạ Dày Sau 45 Ngày

Hướng Dẫn Sử Dụng Sơ Can Bình Vị Tán Đúng Cách, Khỏi Sau 45 Ngày

So với các bài thuốc Đông y truyền thống, Đông y gia truyền, Sơ can Bình vị tán có nhiều điểm tối ưu hơn, giúp khắc phục tốt nhược điểm của Tây y hiện đại nhưng giữ nguyên tinh hoa y học cổ truyền.

Cụ thể:

  • Dược tính cao nhờ kết hợp nhiều thành phần thảo dược quý. Có cả những biệt dược lần đầu tiên tìm thấy như Củ gà ấp, Dạ cẩm đỏ, Lá khôi tía, cây Chuông hút, cây Nét tỳ (Giúp giảm đau, tiêu viêm, làm lành vết loét, diệt HP, ngừa ung thư cực kỳ tốt).
  • Thảo dược đạt tiêu chuẩn GACP – WHO, nói không với hóa chất, chất bảo quản, được chiết tách tinh chất để nâng cao mức độ thẩm thấu, phát huy tác dụng
  • Bào chế dưới dạng thuốc sắc sẵn, cao mềm, viên hoàn, thuận tiện hơn người dùng, tiện dụng như Tây y nhưng đảm bảo lành tính hơn Tây y

Bài thuốc đã được giới thiệu nhiều trên các trang báo, chương trình truyền hình thực tế về sức khỏe, đời sống. Bao gồm cả chương trình VTV2 Vì sức khỏe người Việt.

Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? Giá Bao Nhiêu? Mua Ở Đâu?

Bài thuốc được công nhận là có hiệu quả điều trị cao với mọi cấp độ viêm loét dạ dày (từ nhẹ đến nặng), kể cả những trường hợp bệnh mãn tính, đã chữa bằng nhiều thuốc nhưng không khỏi.

Hơn nữa, Sơ can Bình vị tán cũng đảm bảo an toàn, lành tính, dùng được cho cả mẹ sau sinh, trẻ em, người cao tuổi, người có cơ địa yếu,… Suốt 13 năm ứng dụng, đã có hàng chục ngàn người khỏi bệnh. Trung tâm chưa ghi nhận trường hợp nào có phản ứng bất thường với thuốc. 

100% người dùng khẳng định bài thuốc dễ uống, tiện dụng. Tất cả người bệnh đều bày tỏ sự hài lòng, yên tâm sử dụng khi biết Sơ can Bình vị tán có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng hoàn toàn là dược liệu sạch. 

Xem chi tiết: Bệnh nhân nói về Sơ can Bình vị tán

Để nhanh chóng viêm loét dạ dày, người bệnh hãy liên hệ ngay đến Trung tâm và tư vấn liệu trình Sơ can Bình vị tán phù hợp nhất từ chuyên gia, bác sĩ.

TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
  • Tại Hà Nội: Biệt thự B31 Ngõ 70 Nguyễn Thị Định,Thanh Xuân – SĐT/ZALO: 0983 845 445
  • Tại Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, Phường 2, Phú Nhuận, TP HCM – SĐT/ZALO: 0961 825 886 
  • Website: www.thuocdantoc.org
  • Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
CHẤM DỨT PHIỀN TOÁI ĐAU DẠ DÀY VỚI CHUYÊN GIA, BÁC SĨ ĐẦU NGÀNH
Tham khảo thêm: Sơ Can Bình Vị Tán Có Tốt Không? – Hiệu Quả Thực Tế? Chuyên Gia Nói Gì

Cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh tái phát

Chế độ ăn uống và sinh hoạt ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng đáp ứng và tiến triển của bệnh viêm loét dạ dày. Vì vậy để phục hồi ổ viêm loét, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát, bạn nên thực hiện các biện pháp chăm sóc sau:

cách điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
Tuyệt đối không sử dụng rượu bia trong thời gian điều trị viêm loét dạ dày tá tràng
  • Hạn chế sử dụng thức ăn khô cứng, chứa nhiều axit, dầu mỡ, chất bảo quản, gia vị, giấm tỏi,… Đồng thời nên tránh dùng rượu bia, cà phê, trà đặc và nước ngọt có gas.
  • Nên dùng các loại dầu thực vật lành mạnh như dầu vừng, dầu hạt cải, dầu hạt hướng dương,… để phục hồi và bảo vệ ổ viêm loét. Ngoài ra, các loại dầu này còn giúp giảm nóng rát, ợ hơi và phòng ngừa táo bón.
  • Tập trung bổ sung các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu tinh bột, cá, thịt lợn nạc, các loại củ,…
  • Chia nhỏ bữa ăn thành 4 – 5 bữa, tránh ăn quá no và để bụng qá đói.
  • Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng hô hấp mà còn làm chậm lành ổ loét, kích thích dạ dày sản sinh dịch vị và tăng nguy cơ tái phát bệnh. Vì vậy bạn nên hạn chế thói quen dùng thuốc lá và hít khói thuốc lá thụ động.
  • Thay đổi một số thói quen ăn uống không lành mạnh như thường xuyên bỏ bữa, ăn quá sát giờ đi ngủ, vận động ngay sau khi ăn, ăn uống quá nhanh,…
  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau và kháng viêm. Trước khi sử dụng thuốc, nên thông báo với bác sĩ tiền sử bệnh lý để được cân nhắc và kê toa các loại thuốc phù hợp.
  • Chủ động thăm khám và điều trị các bệnh nhiễm trùng.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi, hạn chế lao động nặng và thức khuya.
  • Căng thẳng thần kinh là một trong yếu tố kích thích dạ dày co bóp quá mức và tăng bài tiết dịch vị. Vì vậy để tránh gây ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh, nên giảm khối lượng công việc, tập thể dục, đọc sách, nghe nhạc,… nhằm giải phóng các suy nghĩ tiêu cực.

Viêm loét dạ dày tá tràng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến. Nếu điều trị và chăm sóc đúng cách, bệnh có thể được chữa trị hoàn toàn và không để lại di chứng. Ngược lại, tình trạng chủ quan, sử dụng thuốc tùy tiện và lạm dụng rượu bia có thể khiến bệnh tiến triển mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

Đỗ Minh Đường là nhà thuốc gia truyền đã có hơn 150 năm kinh nghiệm khám chữa bệnh bằng YHCT, được Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Nếu bạn đang cần điều trị bệnh viêm loét dạ dày, hãy liên hệ để được tư vấn bệnh lý và hỗ trợ lên phác đồ tốt nhất bởi đội ngũ lương y gần 20 năm kinh nghiệm.  ĐẶT LỊCH TRƯỚC ĐỂ ĐƯỢC KHÁM MIỄN PHÍ TẠI ĐỖ MINH ĐƯỜNG

Cập nhật 4:42 PM , 22/05/2024

Tin liên quan

Hướng dẫn trị viêm loét dạ dày bằng nghệ đúng cách

Trị viêm loét dạ dày bằng nghệ là phương pháp hữu hiệu giúp cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của bệnh. Tuy nhiên, nghệ cần được sử dụng...

Bị viêm loét dạ dày ăn gì? Nên kiêng cữ những loại thức ăn nào?

Trong 10 bệnh nhân mắc bệnh viêm loét dạ dày thì đã có hơn 7 người thắc mắc rằng: “Bị viêm loét dạ dày ăn gì?”. Khi mắc các bệnh...

Top 10+ cách chữa viêm loét dạ dày mang lại hiệu quả tốt nhất

Viêm dạ dày là căn bệnh có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hại đến sức khỏe. Khi mắc bệnh, người bệnh cần sớm tìm cách chữa phù...

Chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong với 7 cách làm hiệu quả sau

Chữa viêm loét dạ dày bằng mật ong là mẹo hay hỗ trợ trị bệnh rất được ưa chuộng. Tuy nhiên, việc hiểu rõ tác dụng và cách kết hợp...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *