Viêm nang lông: Nguyên nhân và hướng điều trị an toàn

1:47 PM , 30/12/2023

Bệnh viêm nang lông, còn được gọi là viêm lỗ chân lông, là một tình trạng da gặp ở nhiều đối tượng liên quan đến việc vi khuẩn, vi rút hoặc viêm nhiễm nang lông gây ra tình trạng viêm nhiễm quanh lỗ chân lông. Bệnh gây ra các triệu chứng ngứa ngáy, đau nhức trên bề mặt da, đặc biệt là vùng lỗ chân lông. Để giúp người đọc hiểu rõ hơn về bệnh trong bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ các thông tin từ triệu chứng, nguyên nhân, các chữa đến các vấn đề của bệnh.

Viêm nang lông là gì? 

Viêm nang lông hay còn gọi là viêm lỗ chân lông. Đây là tình trạng bệnh lý viêm da xuất hiện khi vi khuẩn hoặc nấm xâm nhập tại một hoặc nhiều nang lông – nơi các cọng lông hoặc tóc mọc lên khỏi bề mặt da. Ở giai đoạn ban đầu ở vị trí lỗ chân lông sẽ xuất hiện các nốt mụn nhỏ màu đỏ, sau đó sưng đỏ và có mủ trắng ở đầu. Bệnh có thể lan rộng khi các mủ trắng bị vỡ và lây lan ra các bộ phận khác.

Các cấp độ của viêm nang lông

Viêm nang lông có thể được phân thành hai loại chính: viêm nang lông cấp tính và viêm nang lông mãn tính, tùy theo tính chất và thời gian triệu chứng kéo dài., cụ thể:

  • Viêm nang lông cấp tính: Đây là dạng viêm nang lông xuất hiện nhanh chóng và thường kéo dài trong thời gian ngắn. Triệu chứng chủ yếu gồm sưng, đỏ, đau, ngứa, và có thể có mủ ở đỉnh nang lông. Viêm nang lông cấp tính thường xảy ra sau khi nang lông bị tổn thương do cạo lông, ép nang lông, hoặc sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp. 
  • Viêm nang lông mãn tính: Đây là dạng viêm nang lông kéo dài trong thời gian dài hoặc tái phát thường xuyên. Triệu chứng của viêm nang lông mãn tính có thể là kháng hơn và kéo dài hơn so với viêm nang lông cấp tính. Mức độ viêm nang lông có thể tăng lên và giảm xuống theo thời gian. 
Tìm hiểu thêm: Phân biệt viêm nang lông ở lưng và mụn lưng, cách điều trị

Hình ảnh viêm nang lông

Nguyên nhân gây bệnh thường gặp

Tác nhân chính dẫn đến tình trạng lỗ chân lông bị viêm nhiễm là do vi khuẩn Staphylococcus aureus hay còn gọi là tụ cầu khuẩn. Ngoài ra còn một số tác nhân khác dẫn đến tính trạng bệnh là do virut, nấm, vi khuẩn gram âm, Pseudomonas, Proteus, ký sinh vật demodex… Trong một số trường hợp khác, viêm nang lông có thể xuất hiện do:

  • Tuyến dầu bị rối loạn khiến lỗ chân lông bị bịt kín và tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm, virut, vi trùng cư trú tại lỗ chân lông phát triển, gây viêm nhiễm.
  • Việc cạo, nhổ và tẩy lông không đúng cách, không vệ sinh cũng là nguyên nhân gây viêm nang lông
  • Thường xuyên mặc quần áo bó sát, cọ sát với da quá nhiều hoặc mặc quần áo giữ nhiệt, đeo gang tay, đi ủng hoặc các quần áo khó thoát mồ hôi cũng khiến lỗ chân lông bị bí và có thể dẫn đến tình trạng bệnh.
  • Thường xuyên ngâm mình trong bồn nước nóng thời gian quá dài cũng làm tăng nguy cơ bị viêm lỗ chân lông
  • Việc thường xuyên sử dụng các loại thuốc điều trị, thuộc kháng sinh trong thời gian dài cũng khiến các vi khuẩn kỵ khí phát triển và gây bệnh.

Ngoài ra, các trường hợp hệ miến dịch yếu, ra nhiều mồ hôi, thường xuyên làm việc, sinh hoạt trong môi trường có độ ẩm cao cũng là yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm nang lông.

Dấu hiệu nhận biết điển hình

Một số dấu hiệu nhận biết điển hình viêm lỗ chân lông ở người bệnh có thể quan sát và phát hiện sớm có thể kể đến như:

  • Mụn mủ: Tại các vị trí lỗ chân lông thường xuất hiện mụn màu đỏ hoặc mụn nhọt đầu trắng có chứa mủ bên trong. Các nốt nhọt này có thể có màu trắng hoặc màu vàng tùy mức độ của bệnh.
  • Dịch mủ vỡ: Các mụn nước sẽ vỡ thì mủ tích tụ đầy. Chính dịch mủ này là yếu tố khiến viêm nang lông có thể lây từ người này sang người khác và vị trí viêm nhiễm lan sang các bộ phận khác nhau.
  • Ngứa ngáy: Đây là triệu chứng điển hình của viêm nang lông. Người bệnh có cảm giác ngứa rát khó chịu ở vùng da bị viêm nhiễm. Các vùng da này rất mềm, đau và dễ bị tổn thương, loét khi gãi hoặc xoa.
  • Sưng tấy: Có một số trường hợp ở vị trí da bị tổn thương có dấu hiệu sưng tấy hoặc sưng dạng khối đỏ.

Các dấu hiệu viêm nang lông thường xuất hiện tại vùng nang lông ở cổ, tóc, mi mắt, chân, tay,… 

Tìm hiểu thêm: Nhận biết các dấu hiệu viêm lỗ chân lông ở chân, tình trạng bệnh và điều trị

Gửi câu hỏi tư vấn cho chuyên gia
Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

Thầy thuốc Ưu tú - BSCKII Lê Phương

- Được nhà nước trao tặng danh hiệu Thầy thuốc Ưu tú

- PGĐ chuyên môn Nhất Nam Y Viện

- Hơn 40 năm kinh nghiệm điều trị bệnh viêm da

Triệu chứng của bạn?

Phân loại viêm lỗ chân lông thường gặp

Viêm lỗ chân lông được chia thành nhiều dạng tùy thuộc vào vị trí mắc bệnh như: Viêm nang lông chân, viêm nang lông mặt, viêm nang lông tóc, viêm nang lông mi,… 

Viêm nang lông bề mặt

Là tình trạng bệnh phổ biến, thường gặp nhất có liên quan đến phần trên của nang lông. Viêm nang lông bề mặt được chia thành 6 dạng chính dựa theo nguyên nhân gây bệnh là:

  • Viêm nang lông do vi khuẩn: Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các nốt sưng, ngứa, có mủ trắng.
  • Viêm nang lông bồn tắm: Dấu hiệu của bệnh là trên da xuất hiện các nốt mẩn đỏ tròn và gây ngứa. 
  • Viêm nang lông do dao cạo: Biểu hiện của bệnh là tình trạng sẹo thâm và lồi trên da nhìn rất mất thẩm mỹ, vùng da bị viêm sần sùi, cứng và có màu sậm. 
  • Viêm nang lông do Pityrosporum: da xuất hiện các nốt đỏ, có mủ và gây ngứa.

Viêm nang lông sâu

Là một trong những tình trạng bệnh nghiêm trọng, mức độ viêm nhiễm nặng, có thể ảnh hưởng đến toàn bộ vùng nang lông. Viêm nang lông sâu có 4 dạng chính là:

  • Sycosis barbae: Tình trạng bệnh thường xuất hiện ở nam giới hay cạo râu.
  • Viêm nang lông gram âm: Bệnh lý xuất hiện ở những người thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh điều trị mụn trứng cá trong thời gian dài.
  • Viêm lỗ chân lông dạng nhọt: Biểu hiện của bệnh là trên da xuất hiện các nốt nhọt hoặc cục màu hồng có chứa mủ, gây ngứa và đau rát trên da. 
  • Viêm nang lông bạch cầu ái toan: Dấu hiệu của bệnh là tình trạng ngứa dữ dội, mụn nhọt ở vùng mặt và trên cơ thể.
Tìm hiểu thêm: Triệu chứng viêm nang lông vùng kín, chữa khỏi được không?

Biến chứng của bệnh là gì? 

Một số biến chứng, ảnh hưởng nghiêm trọng của tình trạng bệnh viêm lỗ chân lông mà người bệnh có thể gặp phải như:

  • Tình trạng viêm nhiễm mãn tính, tái phát liên tục, dẫn đến nhiễm trùng
  • Viêm nang lông từ một vị trí lây lan ra toàn thân, khó điều trị dứt điểm
  • Viêm nang lông bị viêm nhiễm tạo thành các tổn thương vĩnh viễn trên da, để lại sẹo hoặc đốm đen rất khó điều trị dứt điểm.
  • Viêm nang lông tóc có thể gây rụng tóc vĩnh viễn và phá hủy nang lông ở vùng da đầu.

Để sớm điều trị dứt điểm và ngăn ngừa các biến chứng viêm nang lông, ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường của bệnh cần khám và điều trị ngay theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Phương pháp điều trị bệnh dứt điểm 

Điều trị và chăm sóc da tại nhà

Với những trường hợp viêm nang lông nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị làm giảm các triệu chứng của bệnh bằng các biện pháp sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm nhiễm
  • Sử dụng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh vùng da bị viêm nhiễm, diệt khuẩn.
  • Dùng kem dưỡng da, dưỡng da bằng bột yến mạch hoặc kem hydrocortisone cũng có thể cho hiệu quả giảm triệu chứng khó chịu của bệnh rất tốt..

Các biện pháp chăm sóc da tại nhà có tác dụng rất tốt trong việc làm giảm triệu chứng bệnh đặc biệt những trường hợp bị viêm nang lông giai đoạn đầu.

Thuốc điều trị viêm nang lông

Để điều trị bệnh viêm lỗ chân lông hiệu quả, triệt để tùy vào từng tình trạng bệnh bác sĩ có thể kê đơn và chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm,… Một số loại thuốc có thể sử dụng như:

  • Thuốc kháng sinh dạng uống như Cephalexin, erythromycin…
  • Thuốc bôi có chứa kháng sinh để trị viêm nang lông do vi khuẩn như erythromycin, mupirocin…
  • Kem bôi có chứa hydrocortisone 1% giúp giảm ngứa và giảm sưng nhanh hơn.
  • Kem chống nấm, dầu gội hoặc thuốc viên nếu bị viêm nang lông do nấm.
Tìm hiểu thêm: Tổng hợp 5 loại kem trị viêm nang lông được đánh giá tốt

Triệt lông bằng laser

Trường hợp bệnh tiến triển nặng các biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc không mang lại hiệu quả tốt, người bệnh có thể sẽ được chỉ định dùng liệu pháp ánh sáng laser, đặc biệt khi bệnh có dấu hiệu bị nhiễm trùng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số hạn chế như: cần đầu tư chi phí cao; làm giảm mật độ lông và tóc ở khu vực điều trị do nang lông bị loại bỏ vĩnh viễn; làm thay đổi sắc tố da, để lại sẹo và phồng rộp.

Tìm hiểu thêm: Nếu chưa triệt lông nách mà bị viêm nang lông nách thì có chữa khỏi hoàn toàn được không?

Phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tốt nhất

Bệnh viêm lỗ chân lông có nguyên nhân chủ yếu do các tác động từ bên ngoài, môi trường sống, thói quen sinh hoạt gây ra, do đó bệnh hoàn toàn có thể phòng tránh và ngăn ngừa được. Theo đó, để phòng tránh bệnh, các bác sĩ khuyến cáo cần:

  • Không nên mặc quần áo quá bó sát
  • Hạn chế sử dụng các loại dầu bôi, kem thoa da dạng mỡ nhờn có thể gây bít lỗ chân lông và dẫn đến các tình trạng bệnh.
  • Luôn giữ vệ sinh thân thể sạch sẽ
  • Không nên tắm bồn nước nóng quá thường xuyên
  • Không sử dụng chung dao cạo râu, khăn tắm,… 
  • Cần chú ý khi cạo râu, hãy rửa mặt và làm ẩm mặt với nước ấm hoặc xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu. 

Viêm nang lông là bệnh lý viêm da phổ biến nhưng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho làn da nếu không được khám và điều trị sớm.

Câu hỏi thường gặp 

Theo các bác sĩ chuyên khoa thì bệnh viêm nang lông là bệnh có lây từ người sang người. Bệnh có thể lây khi có tiếp xúc về da, sử dụng chung dao cạo râu, tắm cùng nhau và một số người có sức đề kháng kém. Không chỉ lây từ người này sang người khác mà còn rất dễ lây lan tại các bộ phận của cơ thể, đặc biệt khi các mụn mủ bị vỡ, dịch mủ lan ra.

Bệnh viêm lỗ chân lông gây ra các tình trạng ngứa ngáy, khó chịu và gây mất thẩm mỹ cho da, điều này ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bệnh tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được điều trị tốt, đúng cách sẽ dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng. Đặc biệt là với những trường hợp bị viêm nhiễm nặng, bệnh lây lan nhanh chóng và xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, mụn nhọt chứa mủ.

[caption id="attachment_308" align="aligncenter" width="800"]Bệnh không được điều trị tốt sẽ gây nhiễm trùng lan rộng Bệnh không được điều trị tốt sẽ gây nhiễm trùng lan rộng[/caption]

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là bệnh lý da liễu phổ biến, ở tình trạng nhẹ, giai đoạn cấp tính bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên, ở trường hợp nặng, viêm nhiễm mãn tính sẽ khó khỏi hơn. Nguy hiểm hơn, trong một số trường hợp không được điều trị tốt, bệnh có thể diễn tiến thành mãn tính, nhiễm trùng sâu gây viêm mô tế bào và có thể để lại sẹo. Điều này cũng khiến bệnh khó điều trị dứt điểm hơn.

Do đó, trong trường hợp xuất hiện những triệu chứng viêm lỗ chân lông bất thường người bệnh cần chủ động đến cơ sở y tế để khám và điều trị sớm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Cập nhật 9:41 AM , 19/01/2024

Tin liên quan

Tình trạng viêm lỗ chân lông ở chân và cách điều trị tốt nhất

Viêm lỗ chân lông ở chân, hay còn được biết đến là viêm nang lông ở chân, là một tình trạng da mà lỗ chân lông trên da chân bị...

Tổng hợp các loại kem trị viêm nang lông tốt nhất hiện nay

Việc chọn kem trị viêm nang lông cần dựa vào loại da của bạn và nguyên nhân gây ra viêm nang lông. Có nhiều loại kem bôi khác nhau được...

Nguyên nhân viêm nang lông ở lưng và cách điều trị hiệu quả

Viêm nang lông ở lưng là một vấn đề về da phổ biến, đặc biệt đối với phụ nữ. Tình trạng này có nguồn gốc từ nhiều nguyên nhân khác...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *