Viêm nha chu khi niềng răng là một vấn đề khá nhiều người gặp phải. Bệnh sẽ có thể gây nên những trở ngại trong việc ăn nhai và có khả năng ảnh hưởng đến kết quả của quá trình chỉnh nha nếu như không được điều trị đúng cách. Bài viết sau đây sẽ thông tin đến bạn nguyên nhân, các phương pháp hữu hiệu để điều trị dứt điểm tình trạng này.
Nguyên nhân, biểu hiện viêm nha chu khi niềng răng?
Việc niềng răng trong thời gian dài ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến việc ăn uống cũng như thói quen vệ sinh răng miệng. Nếu không được chăm sóc đúng cách, các vấn đề về răng miệng cũng rất dễ xảy ra. Đặc biệt, viêm nha chu là một bệnh lý rất điển hình thường gặp phải với người đang niềng răng, nguyên nhân gây bệnh chính có thể kể đến:
- Khó khăn trong vệ sinh răng miệng: Trong quá trình niềng răng, thức ăn rất dễ bám vào các mắc cài và dây cung. Các vị trí này lại rất khó làm sạch hoàn toàn. Do đó, mang bám và thức ăn thừa tích tụ lại tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Bên cạnh đó, hệ thống khí cụ này cũng gây khó khăn cho quá trình chăm sóc răng miệng. Các mắc cài cũng có thể làm tổn thương các tổ chức bên trong khoang miệng. Từ đó, vi khuẩn có cơ hội phát triển và khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng nề hơn.
- Tình trạng khô miệng khi niềng răng: Đây là tình trạng thường gặp ở rất nhiều ca niềng răng. Cụ thể, các khí cụ nha khoa gây ảnh hưởng đến cơ chế tiết nước bọt, dẫn đến tình trạng khô miệng. Khi đó, vi khuẩn trong miệng sẽ hoạt động mạnh hơn dễ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm.
Dưới đây là một số biểu hiện cụ thể của bệnh lý viêm nha chu trong quá trình chỉnh nha:
- Chảy máu ở chân răng, nướu khi đánh răng.
- Nướu có hiện tượng sưng đỏ, xuất huyết.
- Có các mảng bám bám vào chân răng.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu
- Đối với một vài trường hợp nghiêm trọng, răng có thể bị lung lay hoặc có mủ ở nướu răng.
Có thể thấy viêm nha chu khi niềng răng hầu như đều xuất phát từ hệ thống khí cụ. Để có thể ngăn ngừa tình trạng này, cách tốt nhất là bệnh nhân nên có sự điều chỉnh thói quen vệ sinh răng miệng phù hợp, chú ý chăm sóc kỹ hơn cho răng miệng hằng ngày.
Xem thêm: Top 12 cách chữa viêm nha chu tại nhà vừa hiệu quả vừa an toàn
Viêm nha chu khi niềng răng ảnh hưởng như thế nào?
Viêm nha chu là một bệnh lý nguy hiểm vì vậy, trong quá trình niềng răng, nếu không may bị viêm nha chu thì bạn cần đặc biệt lưu ý trong vấn đề chăm sóc và điều trị. Người bệnh sẽ cần đặc biệt lưu ý để điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân là do trong quá trình chỉnh nha, các khí cụ sẽ được sử dụng để tác động lực, kéo răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Điều này sẽ đòi hỏi chân răng đủ chắc và ổn định để chịu được lực tác động trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu bị viêm nha chu, chân răng sẽ bị yếu rất nhiều gây nên nguy cơ tụt nướu, thậm chí là tiêu xương răng, ảnh hưởng rất lớn đến kết quả niềng răng.
Điều trị viêm nha chu khi niềng răng
Như đã nói ở trên, nếu bị viêm nha chu trong quá trình chỉnh nha, cần có biện pháp xử lý triệt để để tránh tình trạng viêm ngày càng nghiêm trọng và gây hậu quả xấu. Dưới đây là một số phương pháp điều trị viêm nha chu, bạn có thể tham khảo áo dụng tùy theo tình trạng bệnh của mình.
Điều trị bằng mẹo dân gian.
Đối với tình trạng viêm thể nhẹ, chưa có biểu hiện rõ rệt, bạn hoàn toàn có thể điều trị bằng các mẹo dân gian, sử dụng nguyên liệu có sẵn. Ưu điểm của các phương pháp này là rất an toàn, lành tính, dễ thực hiện và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, với tình trạng bệnh nặng, có dấu hiệu biến chứng, các phương pháp này sẽ không hiệu quả.
Sử dụng nước muối
Với khả năng khử trùng, nước muối sẽ có giúp hạn chế viêm nhiễm, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý có bán tại các nhà thuốc hoặc tự pha nước muối tại nhà đều được.
Cách thực hiện vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần súc miệng bằng nước muối nhẹ nhàng trong vòng 30 giây sau mỗi bữa ăn. Mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần, kết hợp vệ sinh răng miệng và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trên kẽ răng và trên các mắc cài.
Dùng cây lược vàng
Cây lược vàng là một vị thuốc quay có chứa nhiều hoạt chất có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn như steroid, kaempferol, quercetin. Chính vì vậy, sử dụng lá cây lược vàng cũng là một phương pháp điều trị viêm nha chu an toàn.
Bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp chữa viêm nha chu bằng cây lược vàng sau đây:
- Cách 1: Lấy lá lược vàng tươi, rửa sạch, thái nhỏ rồi hãm với nước sôi như trà trong vòng 30 phút. Ngậm nước lá lược vàng 1 lúc để tinh chất ngấm vào răng rồi nhổ đi hoặc nuốt đều được.
- Cách 2: Lấy lá lược vàng rửa sạch rồi phơi khô sau đó đem ngâm với rượu trắng trong 3 tuần. Mỗi ngày lấy chén nhỏ để ngậm và súc miệng 2 lần.
Sử dụng gừng tươi
Gừng là một nguyên liệu luôn sẵn có trong mỗi căn bếp gia đình. Gừng có vị cay, tính ấm, có khả năng diệt khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Để điều trị viêm nha chu, cách đơn giản nhất là đun gừng thái lát với nước ấm và muối. Sau đó, uống khi còn ấm, nên ngậm trong miệng một lúc để tinh chất ngấm vào răng rồi mới nuốt.
Xem thêm: Top 10 bài thuốc nam chữa viêm nha chu an toàn, hiệu quả
Điều trị bằng các phương pháp không phẫu thuật
Trường hợp sử dụng các phương pháp dân gian nói trên không hiệu quả, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khác và điều trị kịp thời. Đối với các trường hợp bệnh chưa diễn biến nghiêm trọng, chưa ảnh hưởng đến răng, bác sĩ sẽ có thể chỉ định một số cách điều trị như:
- Lấy cao răng: Đây là cách nhanh nhất để loại bỏ nơi trú ngụ của vi khuẩn từ chân nước cho đến bề mặt răng.
- Dùng thuốc kháng sinh: Bác sĩ sẽ kê cho người bệnh một số loại thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn và giải quyết tình trạng viêm nhiễm.Trong trường hợp này, cần phải đảm bảo tuân thủ đúng theo liều lượng mà bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không được tự ý dùng quá liều.
Điều trị bằng các phương pháp phẫu thuật
Đối với tình trạng viêm nha chu nặng, có dấu hiệu biến chứng, các bác sĩ sẽ xem xét việc tháo niềng để điều trị bệnh. Các phương pháp phẫu thuật để điều trị viêm nhau chu có thể kể đến như:
- Cấy ghép men răng.
- Ghép mô mềm.
- Phẫu thuật Flap.
- Tái tạo mô.
Thông thường, nếu tình trạng viêm nha chu của bệnh nhân diễn biến nặng, bác sĩ có thể sẽ dừng liệu trình niềng lại để điều trị dứt điểm viêm nha chu. Nếu tiếp tục niềng thì răng sẽ ngày càng yếu đi và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm nha chu có niềng răng được không?
Viêm nha chu có niềng răng được không là thắc mắc của rất nhiều người? Câu trả lời sẽ tùy thuộc vào tình trạng viêm và sức khỏe răng miệng của bạn. Nếu bị viêm nha chu nhẹ, có thể điều trị triệu để thì người bệnh sau đó vẫn có thể niềng răng bình thường. Các bác sĩ sẽ tư vấn giúp bệnh nhân điều trị khỏi hoàn toàn viêm nha chu rồi mới tiến hành quá trình chỉnh nha.
Đối với trường hợp bị viêm nha chu diễn biến nặng, bệnh tiến triển thành mãn tính, các bác sĩ sẽ cân nhắc khuyên bạn không nên niềng răng. Bởi chân răng lúc này rất yếu, không thể chịu được lực tác động dẫn đến người bệnh sẽ phải chịu đau đớn nhiều hơn, răng có thể sẽ bị lung lay và rụng.
Xem thêm: Viêm nha chu có lây không? Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Lưu ý phòng ngừa viêm nha chu khi niềng răng
Thông thường, thời gian niềng răng sẽ kéo dài khoảng từ 18 – 24 tháng, đây là giai đoạn rất nhạy cảm, bạn sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ mắc phải các vấn đề răng miệng. Để có thể phòng ngừa viêm nha chu khi niềng răng tốt nhất, cần lưu ý một số điểm như sau:
- Vệ sinh răng miệng đều đặn mỗi ngày, sử dụng bàn chải có lông mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh tác động đến hệ thống mắc cài và gây tổn thương vùng nướu.
- Lấy cao răng định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng luôn sạch, không có chỗ trú ngụ cho vi khuẩn gây hại.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn dai, cứng khiến cho răng phải hoạt động nhiều.
Trên đây là toàn bộ thông tin nguyên nhân, cách điều trị và phòng tránh tình trạng viêm nha chu khi niềng răng. Hy vọng bài viết trên đã giúp ích cho bạn trong quá trình tìm hiểu về vấn đề răng miệng khá phổ biến này.