Viêm nha chu mãn tính là bệnh miệng phổ biến thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Tình trạng này không sớm điều trị dứt điểm không chỉ gây khó khăn cho quá trình nhai hàng ngày mà còn ảnh hưởng trực tiếp tới việc giao tiếp của người bệnh. Do vậy, việc tiềm hiểu các kiến thức về bệnh để có biện pháp phòng ngừa và điều trị phù hợp rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Viêm nha chu mãn tính là gì?
Bệnh viêm nha chu (tên tiếng anh: Periodontitis) là tình trạng viêm nhiễm của tổ chức quanh hàm răng. Tình trạng này làm tổn thương nghiêm trọng tới mô mềm và phá hủy xương ở xung quanh răng khiến răng bị lỏng, thậm chí gây mất răng.
Viêm nha chu mãn tính là một dạng viêm nha là giai đoạn phát triển phức tạp do viêm nha chu giai đoạn đầu không được điều trị dứt điểm. Tình trạng này kéo dài, lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn tới mãn tính.
Bệnh viêm nha chu mãn tính thường gặp ở đối tượng như:
- Người không thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách.
- Trường hợp thường xuyên hút thuốc lá.
- Người thường xuyên dùng vật nhọn xỉa răng dễ bị viêm nhiễm.
- Người có ông bà, bố mẹ bị bệnh nha chu.
- Người bệnh bị suy giảm hệ miễn dịch như: Viêm nhiễm khuẩn, tiểu đường,..
- Người có thay đổi nội tiết tố như phụ nữ thời kỳ mang thai, trẻ giai đoạn dậy thì.
Bệnh viêm nha chu mãn tính không sớm điều trị sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe răng miệng, thậm chí có thể dẫn tới mất răng. Do vậy, các bạn cần chủ động tìm hiểu kiến thức về nguyên nhân, triệu chứng để sớm phát hiện từ đó có phương pháp điều trị và phòng tránh phù hợp.
Nguyên nhân gây viêm nha chu mãn tính
Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, viêm nha chu hình thành do sự tác động của các vi khuẩn bám trong các mảng bám răng. Sự tích tụ mảng bám nhiều không được loại bỏ sạch sẽ, khiến mảng bám dày lên và cứng hơn từ đó hình thành vôi răng. Điều này tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm nướu, phá hủy mô nâng đỡ răng, lợi dần không còn bám chặt vào thành chân răng gây viêm nha chu. Bệnh không điều trị kịp thời, dứt điểm dẫn tới viêm nha chu mãn tính.
Một số tác nhân được xem là yếu tố khiến vi khuẩn tấn công răng lợi dẫn tới viêm nha chu mãn tính như:
- Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ đúng cách: Hoạt động ăn uống thường ngày sẽ khiến mảng bám thức ăn dính chặt vào răng, nếu không được làm sạch đúng cách chúng sẽ tích tụ lại tạo vôi trăng. Môi trường thuận lợi này sẽ giúp vi khuẩn tăng lên để gây hại răng lợi dẫn tới viêm nha chu mãn tính và hư men răng.
- Thường xuyên hút thuốc lá, thuốc lào: Thuốc lá, thuốc lào chứa nhiều thành phần gây hại cho sức khỏe và hoạt động của răng lợi. Thói quen này làm răng có nhiều mảng bám, hình thành cao răng và gây viêm nhiễm nha chu.
- Thói quen xỉa răng: Sử dụng vật nhọt để xỉa răng như tăm tre khiến kẽ răng rộng hơn, thức ăn dễ rắt lại và hình thành mảng bám, tích tụ vi khuẩn. Ngoài ra, tăm nhọn xỉa răng có thể gây chảy máu chân răng dẫn tới viêm nướu, viêm nha chu mãn tính.
- Không lấy vôi răng định kỳ: Thông thường, răng cung ta cần khám và lấy cao vôi định kỳ 6 tháng 1 lần. Ở nhiều trường hợp không có thói quen này, cao răng bám vào răng nhiều và dày lên tạo điều kiện vi khuẩn xâm nhập dễ gây ra hậu quả viêm nha chu.
Ngoài ra, một số yếu tố góp phần tăng nguy cơ bệnh viêm nha chu mãn tính như đối tượng ở giai đoạn rối loạn nội tiết tố (phụ nữ mang thai, trẻ dậy thì,…), người có hệ miễn dịch kém như bệnh nhân tiểu đường, bạch cầu,….
Dấu hiệu viêm nha chu mãn tính thường gặp
Các dấu hiệu bệnh viêm nha chu mãn tính cũng giống như với viêm nha chu giai đoạn đầu. Tuy nhiên mức độ nặng hơn và kéo dài. Một số biểu hiện viêm nha chu mãn tính thường gặp như:
- Nướu (lợi) có màu đỏ do viêm sưng kèm theo hiện tượng đau nhức, buốt mỗi khi chạm vào hay ăn thức ăn cứng, đồ ăn nóng lạnh.
- Lợi dễ bị chảy máu dù có va chạm nhẹ như đánh răng.
- Mảng bám và cao răng tích tụ nhiều, men răng có màu vàng đậm rồi chuyển sang nâu đen.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu. Bạn có thể dễ dàng cảm nhận mùi hôi ở miệng khi dùng tay để trước miệng rồi hà hơi ra.
- Túi nha chu chứa nhiều mủ, khi bạn dùng tay hoặc vật nào đó ấn vào túi lợi sẽ có hiện tượng dịch, mủ chảy ra và kèm theo mùi khó chịu.
- Phần lợi không bám chặt vào chân răng, có khoảng trống giữa răng và nướu, răng lung lay và yếu. Ở một số trường hợp nặng viêm nha chu mãn tính khiến phá hủy nướu và xương, dẫn tới mất răng.
Viêm nha chu mãn tính có nguy hiểm không?
Viêm nha chu là một trong những bệnh nha khoa thường gặp. Bệnh lý này nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý và sức khỏe người bệnh, thậm chí dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.
Ảnh hưởng tới tâm lý
Viêm nha chu sẽ khiến người bệnh phải đối diện với tình trạng răng có nhiều mảng bám, cao răng dày lên, men răng đổi sang màu nâu đen. Điều này sẽ khiến hàm răng của bạn trở nên kém duyên, không thẩm mỹ. Ngoài ra, viêm nha chu mãn tính sẽ khiến hơi thở bị hôi, mùi khó chịu. Tất cả những điều đó sẽ khiến người bị bệnh cảm thấy tự ti, mặc cảm, ngại giao tiếp ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày và công việc.
Ảnh hưởng tới sức khỏe
Người mắc bệnh viêm nha chu thường có biểu hiện đau buốt ở lợi răng. Tình trạng này khiến hoạt động nhai thức ăn trở nên khó khăn gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Viêm nha chu mãn tính gây ra hậu quả khiến xương ở ổ răng bị yếu và tiêu hủy, răng lung lay. Nghiêm trọng hơn viêm nha chu không sớm điều trị sẽ dẫn tới mất răng làm ảnh hưởng tới khả năng nhai của răng.
Biến chứng nguy hiểm sang bệnh lý khác
Viêm nha chu mãn tính không chỉ gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng, mà tình trạng này còn có nguy cơ dẫn tới biến chứng sang các bệnh lý lý khác như bệnh tim mạch, đái tháo đường, đột quỵt, các bệnh về hô hấp,…
Đặc biệt, phụ nữ mang thai bị viêm nha chu mãn tính có khả năng cao phải đối diện với các vấn đề như sinh non, tiền sản giật, trẻ bị nhẹ cân từ trong bụng mẹ,…
Cách chẩn đoán viêm nha chu, khi nào cần thăm khám?
Viêm nha chu mãn tính kéo dài không điều trị sớm gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý người bệnh. Do vậy các bạn cần chủ động thăm khám và điều trị kịp thời để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.
Cách chẩn đoán viêm nha chu mãn tính
Để xác định rõ, người bệnh có bị viêm nha chu mãn tính hay không và ở mức độ nào, các bác sĩ sẽ thực hiện các biện pháp như:
- Thăm hỏi: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật trước đây và những thói quen răng miệng hàng ngày.
- Kiểm tra tại chỗ: Bác sĩ kiểm tra miệng để xác định mảng bám, cao răng tích tụ ở răng từ đó có đánh giá sơ bộ về tình trạng viêm nha chu.
- Chụp X-quang nha khoa: Người bệnh sẽ được chỉ định chụp X-quang để kiểm tra mức độ tổn thương của xương và độ sâu túi từ đó xác định mức độ viêm nha chu.
Khi nào nên thăm khám nha chu?
Các bạn nên chủ động thăm khám nha khoa ngày khi phát hiện răng miệng của theo định kỳ 6 tháng 1 lần. Ngoài ra, người bệnh cũng nên sớm tới bác sĩ nếu phát hiện có các dấu hiệu bất thường như:
- Thường xuyên chảy máu chân răng.
- Răng có nhiều mảng bám, cao răng, kèm theo hiện tượng đau nhức.
- Nướu thường xuyên sưng đỏ, đau nhói,…
Các phương pháp điều trị viêm nha chu mãn tính hiệu quả
Viêm nha chu gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng. Do vậy việc lựa chọn phương pháp điều trị kịp thời và dứt điểm rất quan trọng để giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Cách chữa viêm nha chu tại nhà
Một số mẹo đơn giản có thể làm giảm các triệu chứng viêm nha chu như:
Sử dụng muối biển
Muối biển có tác dụng sát khuẩn, kháng viêm do vậy hỗ trợ điều trị viêm nha chu rất tốt. Để cải thiện tình trạng viêm, giảm mùi hôi miệng, chảy máu lợi do viêm nha chu các bạn có thể sử dụng muối biển hòa với nước ấm rồi súc miệng 3 – 5 lần/ngày.
Trị viêm nha chu mãn tính bằng nước cốt chanh và muối
Nước cốt chanh có hàm lượng lớn Vitamin C giúp tăng đề kháng, đồng thời kháng viêm kháng khuẩn. Do vậy nếu kết hợp chanh và muối sẽ càng làm tăng hiệu quả trong việc “đẩy lùi” các triệu chứng viêm nha chu.
Bạn có thể sử dụng nước cốt ½ quả chanh kết hợp một thìa muối hòa với 1 lít nước. Sử dụng hỗn hợp này để súc miệng 2 – 3 lần trong ngày thôi vì chanh có tính axit nếu sử dụng nhiều sẽ gây mòn men răng.
Sử dụng gừng tươi
Sử dụng gừng tươi cũng là cách giúp giảm tình trạng viêm nhiễm răng lợi hiệu quả. Bởi gừng có khả năng sát khuẩn, chống viêm và sưng lợi. Các bạn có thể sử dụng vài lát gừng tươi đem hãm với nước sôi như trà rồi uống hàng ngày. Trà gừng rất tốt cho sức khỏe cơ thể và răng miệng.
Các bạn lưu ý, các mẹo dân gian trên đây có ưu điểm dễ thực hiện, an toàn lành tính. Tuy nhiên chúng chỉ phù hợp với tình trạng bệnh nhẹ và chỉ có thể làm giảm các triệu chứng chứ không thể loại bỏ căn nguyên gây bệnh. Do vậy, việc lựa chọn phương pháp điều trị viêm nha chu mãn tính lúc này vẫn rất cần thiết.
Đông y chữa viêm nha chu
Theo quan niệm Đông y, Viêm nha chu hình thành do vị hỏa tích kết hợp với phong nhiệt dẫn tới viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài khiến vị âm hư và thận âm hư tổn thương, tân dịch suy giảm dẫn tới hư hỏa bốc lên thành bệnh mạn tính. Lúc này người bệnh sẽ có biểu hiện là chân răng đỏ, răng lung lay, mủ chân răng, miệng hôi, đầu lưỡi đỏ.
Để điều trị tình trạng viêm nha chu mãn tính, Đông y sử dụng phép chữa dưỡng âm, thanh nhiệt cơ thể bằng các loại thảo dược có lợi. Một số vị thảo dược Đông y thường được sử dụng trong trị viêm nha chu mãn tính như: Sinh địa, Huyền sâm, Thục địa, Hoài sơn, Câu kỷ tử,….
Những thảo dược này không chỉ có tác dụng trị viêm nha chu mà còn tốt cho sức khỏe. Tùy vào từng mức độ, thể trạng, bác sĩ sẽ kê đơn bốc thuốc phù hợp cho người bệnh để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Đông y trị viêm nha chu có ưu điểm lành tính, không tác dụng phụ, tuy nhiên để mang lại hiệu quả cần phải kiên trì trong thời gian lâu. Ngoài ra, Đông trị sẹo rỗ có hiệu quả hay không còn tùy thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người.
Xem thêm: Bị bệnh viêm nha chu nên ăn gì và tránh ăn gì là tốt cho sức khỏe
Điều trị viêm nha chu mãn tính bằng Tây y
Hiện nay trong Tây y có hai phương pháp điều trị viêm nha chu mãn tính chính là sử dụng thuốc và phẫu thuật. Tùy vào mức độ nặng nhẹ và sức khỏe của người bệnh bác sĩ sẻ chỉ định liệu pháp phù hợp.
Sử dụng thuốc Tây
Thông thường, với trường hợp viêm nha chu mãn tính mức độ nhẹ sẽ được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh và thuốc điều trị tại chỗ để ức chế bệnh. Sau quá trình thăm khám, xác định mức độ của viêm nha chu bác sĩ có thể sẽ kê một số loại thuốc như:
- Thuốc súc miệng kháng khuẩn: Sử dụng để súc miệng hàng ngày nhằm mục đích làm sạch khoang miệng, tiêu diệt vi khuẩn tại chỗ, giảm tình trạng viêm, sưng lợi. Thuốc thường dùng như Hexetidin, zin gluconat, chlorin dioxide…
- Nhóm thuốc giảm đau thông thường: Có tác dụng giảm đau nhức do viêm nha gây ra. Một số loại thuốc thường dùng như paracetamol, aspirin…
- Nhóm thuốc kháng sinh: Giúp ức chế không cho vi khuẩn phát triển và tiêu diệt chúng. Một số thuốc có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây viêm nhiễm ở răng miệng như beta-lactam, macrolid…
- Nhóm thuốc kháng viêm non-steroid: Có tác dụng ức chế sự viêm nhiễm và giảm các triệu chứng do viêm nha chu gây ra. Một số loại thuốc như: Ibuprofen, axit mefenamic, diclophenac, meloxicam…
Phẫu thuật chữa viêm nha chu
Đối với trường hợp viêm nha chu mãn tính mức độ nặng, thường được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị bằng phẫu thuật.
Một số phương pháp phẫu thuật trị viêm nha chu hiện nay như:
- Phẫu thuật loại bỏ túi nha chu: Nhằm mục đích giảm độ sâu túi nha chu, giúp người bệnh thuận lợi trong việc vệ sinh răng miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây bệnh.
- Phẫu thuật ghép mô và xương: Nhằm mục đích tái tạo phần mô và xương bị phá hủy từ đó củng cố lại hệ thống răng.
- Phẫu thuật ghép mô mềm: Phương pháp này giúp phục hồi những hư hại ở chân răng và ngăn chặn sự tụt lợi, tạo sự liên kết giữa lợi và chân răng.
Phương pháp trị viêm nha chu mãn tính bằng Tây y có ưu điểm là mang lại hiệu quả cao, giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên nếu sử dụng trong thời gian dài có thể gây nhờn thuốc, tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Đối với phương pháp phẫu thuật nếu lựa chọn địa chỉ không uy tín, tay nghề bác sĩ kém có thể dẫn tới các rủi ro như phẫu thuật không thành công, viêm nhiễm, biến chứng sau phẫu thuật,… Do vậy, người bệnh cần lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng, quá trình chữa trị cần tuân theo đúng chỉ định và phác đồ điều trị của bác sĩ
Chăm sóc, phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh viêm nha chu mãn tính
Viêm nha chu mãn tính gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thẩm mỹ răng miệng. Do vậy, các bạn nên chủ động cách chăm sóc, xây dựng chế độ ăn phù hợp để giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị.
Cách chăm sóc, phòng ngừa bệnh hiệu quả
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng, chải răng đúng cách. Nên dùng bàn chải có lông mềm, bàn chải có mặt lưỡi giúp tăng cường loại bỏ vi khuẩn làm niêm mạc má, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị viêm nha khoa.
- Tuyệt đối không dùng vật nhọn xỉa răng như tăm tre. Thay vào đó, bạn nên dùng chỉ nha khoa để giúp lấy đi mảng bám ở khe răng.
- Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm pha loãng để giúp hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn ở miệng.
- Khám răng, cao vôi răng định kỳ 6 tháng 1 lần.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào vì đây là một trong những căn nguyên gây bệnh và khiến viêm nha chu phát triển nặng hơn.
- Trong trường hợp phát hiện bị viêm nha chu cần chủ động điều trị dứt điểm.
Viêm nha chu nên ăn gì, kiêng gì?
- Tăng cường các thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh và trái cây để giúp làm sạch các mảng bám dính trên răng và kẽ răng.
- Thực phẩm chứa nhiều axit lactic như sữa chua, nước trái cây lên men giúp tăng cường vitamin D, hấp thụ canxi tăng cường răng trắng khỏe.
- Uống nước trà xanh mỗi ngày hỗ trợ điều trị viêm nha chu hiệu quả vì trà xanh chứa nhiều polyphenols giúp ức chế và tiêu diệt vi khuẩn ở răng miệng phát triển
- Người bệnh viêm nha chu cần tránh thực phẩm có nhiều axit như chanh, cam, quýt,… Vì axit sẽ khiến người bị viêm nha chu lở loét, đau rát, vi khuẩn lây lan rộng.
- Đồ ăn quá nóng và quá lạnh người bệnh cũng không nên ăn vì lúc này răng nhất nhạy cảm dễ bị ê buốt, tổn thương nướu răng.
Điều trị viêm nha chu mãn tính ở đâu, bao nhiêu tiền?
Khi bị viêm nha chu, người bệnh nên chủ động lựa chọn địa chỉ điều trị uy tín để mang lại hiệu quả tốt nhất, bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Địa chỉ trị nha khoa uy tín, chất lượng
- Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội: Số 40 phố Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Khoa răng hàm mặt – Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội: Số 01, Đường Tôn Thất Tùng, Trung Tự, Đống Đa, Hà Nội
- Khoa răng hàm mặt – Bệnh viện Bạch Mai: Nhà A7, số 78 đường Giải Phóng, Phương Mai, Hà Nội
- Nha khoa Quốc tế Việt Đức: Số 84A , Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội
- Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Thành phố Hồ Chí Minh: Số 201A, đường Nguyễn Chí Thanh, phường 12, quận 5, TP. HCM.
- Bệnh viện Bình Dân Thành phố Hồ Chí Minh: 371 Điện Biên Phủ, phường 4, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Điều trị viêm nha chu mãn tính bao nhiêu tiền?
Chi phí trị viêm nha chu mãn tính bao nhiêu sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nặng nhẹ, liệu pháp điều trị. Sau quá trình thăm khám, dựa vào tình trạng cụ thể của mỗi người bệnh, bác sĩ sẽ xây dựng phác đồ chữa trị phù hợp.
Do vậy mỗi người bệnh trị viêm nha chu sẽ có mức giá khác nhau. Trong trường hợp điều trị viêm nha chu không phẫu thuật có giá khoảng 1.500.000VNĐ. Tuy nhiên nếu viêm nha chu mãn tính nặng cần phải phẫu thuật mức giá sẽ cao hơn. Chi phí phẫu thuật nha chu tạo hình nướu dưới 4 răng khoảng 6.000.000VNĐ, phẫu thuật nha chu 1 hàm khoảng 15.000.000 VNĐ, phẫu thuật 2 hàm khoảng 25.000.000 VNĐ.
Viêm nha chu mãn tính là bệnh lý nha khoa gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Tuy nhiên chứng bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa, kiểm soát nếu biết cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng đúng cách. Do vậy, để bảo vệ hàm răng sáng khỏe, chúng ta cần chú ý hơn tới vệ sinh răng miệng hàng ngày. Trong trường hợp chẳng may mắc bệnh cần tới ngay các bệnh viện chuyên khoa nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ, ngăn chặn không cho bệnh tiến triển nặng hơn.
Dành cho bạn: