Răng mọc lẫy thường hay xuất hiện khi trẻ được 5 tuổi. Lúc này, nếu không được can thiệp, hàm răng vĩnh viễn của trẻ thường bị xô lệch và có thể gặp phải nhiều bệnh lý răng miệng nguy hiểm. Mời các bậc phụ huynh tham khảo nguyên nhân và phương hướng điều trị tình trạng răng trẻ mọc lẫy trong nội dung bài viết sau đây.
Răng trẻ mọc lẫy là tình trạng gì? Có nguy hiểm không?
Răng trẻ mọc lẫy nói một cách dễ hiểu là tình trạng răng trưởng thành mọc lên khi răng sữa vẫn còn chưa rụng. Một vị trí của răng trên hàm chỉ có thể tồn tại một răng duy nhất. Do vậy khi răng sữa chưa rụng thì không có đủ khoảng trống để răng trưởng thành thay thế dẫn đến hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch, mọc xô vào các răng khác.
Khi răng trẻ mọc lẫy, trẻ thường có những biểu hiện như đau răng, đau hàm và có thể đau nhức ở cả phần thái dương. Lúc này, trẻ chán ăn, không thích ăn do nhai cảm thấy đau và không dễ chịu. Bên cạnh đó, nếu răng bé mọc lẫy ở vị trí răng cửa thì răng cửa sẽ không mọc theo phương thẳng đứng mà chìa ra ngoài hoặc chìa vào trong.
Răng trẻ mọc lẫy nếu không được điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển hàm sau này. Dưới đây là một số hậu quả nếu răng bé bị mọc lẫy:
- Mất thẩm mỹ: Hàm răng, đặc biệt là nụ cười là điểm nhấn trên khuôn mặt. Khi hàm răng có khuyết điểm sẽ dẫn đến việc làm cho khuôn mặt của trẻ mất cân đối, hài hòa. Theo đó, khiến trẻ không tự tin khi cười nói, giao tiếp hàng ngày.
- Gây ra các bệnh về răng miệng: Các răng không đều nhau khiến cho quá trình vệ sinh răng miệng gặp khó khăn. Vì vậy vi khuẩn rất dễ gây ra các bệnh lý về răng như sâu răng ở trẻ nhỏ, viêm lợi, viêm nha chu và gây nên tình trạng hôi miệng.
- Gây ra các bệnh lý: Răng không được xếp thẳng hàng trên cung hàm gây nên những khó khăn trong việc ăn nhai. Lâu ngày gây ra các bệnh lý như các bệnh về tiêu hóa hay tình trạng lệch khớp thái dương hàm.
Nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lẫy
Dưới đây sẽ là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng răng trẻ mọc lẫy:
- Do di truyền: Xương là một trong những yếu tố được di truyền nhiều nhất từ người thân trong gia đình. Do vậy nếu ông bà, bố mẹ gặp các tình trạng như răng hô, móm, khấp khểnh hay bị thưa thì khả năng rất cao con cái cũng gặp tình trạng này.
- Do răng sữa mất quá sớm hoặc nhổ răng sữa không đúng cách: Răng sữa giúp cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí nên nếu bố mẹ không chú ý đến việc bảo vệ răng sữa cho con từ sớm thì sau này răng vĩnh viễn sẽ gặp nhiều vấn đề khi thay răng.
- Cung hàm hẹp: Đây cũng là nguyên nhân khiến răng trẻ mọc lẫy do không đủ chỗ cho các răng mọc thẳng hàng.
- Do thói quen xấu: Những thói quen không tốt của trẻ như mút tay, đẩy lưỡi, bú bình, ngủ nghiến răng,… cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng này. Ngoài ra vấn đề bố mẹ không nhổ răng sữa lung lay cho các bé khiến răng vĩnh viễn mặc chèn vào.
- Do va đập: Trong hoạt động hàng ngày hoặc trong khi chơi thể thao, các chấn thương khiến trẻ bị va đập mạnh vào xương hàm cũng khiến cho răng của trẻ gặp tình trạng răng mọc lẫy.
- Do răng sữa bị sâu: Răng sâu gây ảnh hưởng đến mầm răng vĩnh viễn mọc bên dưới làm răng mọc lẫy.
Nên đọc:
Cách xử trí hiệu quả nhất
Với các trường hợp răng trẻ mọc lẫy, các bác sĩ tại sẽ có cách điều trị khác nhau phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ được chỉ định nhổ bỏ răng sữa và được hướng dẫn chăm sóc răng miệng khoa học hơn. Các phương pháp này thường được thực hiện như sau:
Nhổ răng mọc lẫy
Nhiều bậc phụ huynh thắc mắc “răng mọc lẫy có nhổ được không?”. Theo các bác sĩ, nếu trẻ đang trong độ tuổi từ 6 – 12 gặp phải tình trạng răng mọc lẫy thì nên nhổ bỏ. Điều này sẽ giúp cho chiếc răng vĩnh viễn của trẻ có không gian để mọc đúng vị trí.
Việc nhổ bỏ răng tưởng chừng như đơn giản nhưng các bố mẹ không nên tự ý nhổ bỏ tại nhà. Vì thường lúc này, các răng vĩnh viễn có chân rất chắc do mầm răng đang mọc chồi lên nên khi thực hiện nhổ tại nhà sẽ gây ra một số rắc rối như:
- Nhổ răng sữa mọc lẫy khiến trẻ bị đau đớn quá mức gây ra tâm lý sợ sệt trong những lần thay răng tiếp theo.
- Nhổ chân răng không hết khiến cho răng vĩnh viễn không thể mọc đúng vị trí ban đầu.
- Gây ra tình trạng viêm nhiễm khi can thiệp không đúng cách.
Để tránh gây ra những hậu quả không mong muốn hãy đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa nhổ răng uy tín để thực hiện.
Niềng răng mọc lẫy
Khi trẻ không thể cải thiện được răng miệng bằng việc lấy lưỡi đẩy răng về đúng vị trí thì bắt buộc nha sĩ phải thực hiện niềng răng cho trẻ. Với phương pháp niềng răng mọc lẫy bằng các phương pháp chỉnh nha thì cần chú ý đến độ tuổi của trẻ để đạt được hiệu quả tốt nhất mà không khiến xương hàm bị tổn thương.
Độ tuổi thích hợp nhất để chỉnh nha đó là từ 15 – 18. Lúc này xương hàm chưa ổn định nên việc niềng răng sẽ giúp cho trẻ có thời gian điều trị nhanh chóng, không gây đau đớn và kết quả ổn định lâu dài.
Trong khoảng thời gian chờ niềng răng thì trẻ có thể sẽ được các bác sĩ khuyên sử dụng các dụng cụ niềng tháo lắp. Điều này sẽ giúp cho răng vĩnh viễn của trẻ mọc đúng vị trí, xương hàm phát triển theo đúng định hướng và ngăn ngừa việc làm xô lệch tới các răng còn lại.
Lưu ý trong quá trình chăm sóc răng miệng, ăn uống
Với các trẻ mọc lẫy răng, việc chăm sóc răng miệng càng phải được chú ý hơn. Tốt nhất, các bậc phụ huynh nên nắm chắc các biện pháp phòng bệnh răng miệng ngay từ đầu:
- Sau khi nhổ răng, hướng dẫn trẻ không dùng lưỡi chạm vào vị trí nhổ, không khạc nhổ hay không cho trẻ ăn đồ ăn cứng, dai, quá nóng hoặc quá lạnh.
- Nên tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng khoa học ngay từ khi mọc răng sữa. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần tối thiểu 2 phút ngay từ khi trẻ mọc chiếc răng đầu tiên.
- Lựa chọn và cho trẻ sử dụng loại bàn chải đánh răng vừa vặn, có lông mềm mại thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt của răng.
- Sử dụng loại kem đánh răng có hàm lượng fluorid phù hợp với trẻ nhỏ, kết hợp dùng chỉ nha khoa để ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng.
- Nên cho trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng khoa học. Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hay tinh bột vì mảng bám sót lại của những loại thực phẩm này sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển.
- Cho trẻ làm quen và duy trì sử dụng những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ và trái cây. Vì chúng có thể chuyển đổi nước bọt thành chất khoáng để hạn chế tình trạng mảng bám và phòng ngừa bệnh lý răng miệng ở trẻ em.
Khi gặp tình trạng răng trẻ mọc lẫy, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp. Đặc biệt để ngăn ngừa các bậc phụ huynh nên chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng và chế độ dinh dưỡng hàng ngày của trẻ từ sớm.
Không bỏ lỡ:Cập nhật 3:33 AM , 01/08/2023