Với các bệnh dị ứng, chế độ kiêng cữ nghiêm ngặt sẽ giúp giảm bớt đáng kể các triệu chứng và mau khỏi hơn. Vậy người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng gì? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây để có lời giải đáp!
Chế độ ăn uống ảnh hưởng tới viêm mũi dị ứng như thế nào?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý xuất hiện khi niêm mạc mũi phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng từ môi trường ngoài. Bệnh thường xuất hiện ở những người có cơ địa nhạy cảm, sức đề kháng yếu hoặc có tiền sử mắc hen phế quản, eczema,….
Thế nhưng mức độ viêm mũi dị ứng sẽ thay đổi tùy theo từng giai đoạn của cuộc đời, phụ thuộc vào sức đề kháng, cơ địa của người mắc tại thời điểm đó. Để tăng cường thể chất và sức đề kháng tự nhiên, chế độ ăn uống đóng vai trò rất quan trọng.
Nếu bổ sung những thực phẩm tốt cho sức khỏe, hệ miễn dịch được tăng cường, phản ứng quá mẫn sẽ được giảm bớt. Ngược lại, những thực phẩm dễ gây kích ứng có thể làm nặng thêm các triệu chứng của viêm mũi dị ứng, giảm hiệu quả của thuốc điều trị, khiến bệnh dễ tái phát trở lại.
Viêm mũi dị ứng kiêng gì?
Khi bị viêm mũi dị ứng, người bệnh nên tránh những loại đồ ăn sau:
Thức ăn cay nóng
Ảnh hưởng:
- Khiến niêm mạc mũi bị kích thích, làm nặng thêm các triệu chứng như hắt hơi, ngứa mũi, tăng tiết dịch nhầy khoang mũi,…
- Tăng tình trạng trào ngược acid dạ dày, ảnh hưởng xấu tới thực quản và hệ hô hấp.
Nên tránh: đồ ăn chứa nhiều tiêu, ớt,…
Thực phẩm có tính hàn
Ảnh hưởng
- Làm tăng phản ứng dị ứng trong cơ thể
- Kích thích cổ họng, gây co thắt phế quản, ho, tăng tiết dịch nhầy kéo theo triệu chứng viêm mũi dị ứng cũng nặng thêm
Nên tránh:
- Hải sản: Tôm, cua, mực, ốc
- Thịt mỡ, thịt gà,…
- Đồ uống lạnh, thực phẩm ướp lạnh, kem, đá,…
Sữa và các chế phẩm từ sữa
Ảnh hưởng: Sữa làm tăng tiết chất nhầy trong mũi gây tắc mũi, làm nặng thêm tình trạng nghẹt mũi.
Nên tránh: Sữa, phô mai, sữa chua, bơ,…
Thực phẩm dễ gây kích ứng
Ảnh hưởng: Thực phẩm dễ gây ngứa cổ họng, kích thích các triệu chứng viêm mũi dị ứng tái phát.
Nên tránh:
- Các loại hạt: Hạt bí, hạt hướng dương, hạt lạc,…
- Thịt chứa hàm lượng protein cao: thịt bò,..
- Côn trùng, nấm, đào, cần tây,…
Chất phụ gia thực phẩm
Ảnh hưởng: Các triệu chứng viêm mũi dị ứng sẽ trở nên khó kiểm soát hơn nếu sử dụng các chất phụ gia.
Nên tránh: Chất tạo màu, hương liệu, màu thực phẩm,…
Viêm mũi dị ứng nên ăn gì?
Bên cạnh những thực phẩm cần kiêng, người mắc viêm mũi dị ứng cũng nên bổ sung những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày:
Thực phẩm giàu vitamin C
Tác dụng:
- Vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Bổ sung thêm chất chống oxy hóa, bảo vệ niêm mạc mũi khỏi tổn thương mà viêm mũi dị ứng gây ra.
Nên bổ sung thêm: cà rốt, ớt chuông, khế, bưởi, ổi,….
Thực phẩm giàu Omega-3
Tác dụng:
- Ngăn ngừa phản ứng dị ứng.
- Giảm viêm, giảm sung huyết, phù nề tại mũi, giúp đường thở thông thoáng hơn
Nên bổ sung thêm: Cá hồi, cá nục, cá mòi,…
Thực phẩm có tính ấm
Tác dụng:
- Có tính ấm, chứa nhiều chất kháng sinh tự nhiên giúp tăng cường miễn dịch cho cơ thể
- Phòng ngừa, giảm bớt các triệu chứng viêm mũi dị ứng hiệu quả
Nên bổ sung: Các gia vị có tính ấm như tỏi, gừng, hành,…
Gia vị có tinh dầu
Tác dụng:
Tinh dầu có tác dụng diệt khuẩn, chống viêm và giúp co mạch máu mũi tức thời giúp giảm bớt tình trạng nghẹt mũi hiệu quả.
Nên bổ sung: Bạc hà, rau mùi, rau ngổ,… Nếu không ăn được trực tiếp, có thể dùng để xông hơi mũi cũng cho hiệu quả cải thiện khá tốt.
6 bước giúp hạn chế viêm mũi dị ứng hiệu quả
Ngoài duy trì chế độ ăn uống khoa học, 6 bước dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế đáng kể tình trạng viêm mũi dị ứng xuất hiện:
Bước 1: Tránh xa các tác nhân gây dị ứng từ môi trường ngoài như: phấn hoa, bụi cỏ,…
- Hạn chế ra ngoài vào mùa hoa, cỏ phát tán mạnh
- Che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài.
- Tránh phơi đồ vào những ngày nhiều phấn hoa, nồng độ bụi mịn cao,…
- Sử dụng đồ bảo hộ, che chắn kỹ trước khi ra ngoài.
Bước 2: Làm sạch không khí trong nhà:
- Sử dụng máy lọc không khí, máy điều hòa để loại bỏ các hạt gây dị ứng từ không khí trong nhà
- Dùng máy hút ẩm để giảm độ ẩm.
- Đóng kín cửa để hạn chế tác nhân dị ứng xâm nhập
Bước 3: Giảm thời gian tiếp xúc với thú cưng
- Cố gắng giữ vật nuôi bên ngoài nhà hoặc trong một không gian kín khác.
- Tắm rửa và chải lông hàng ngày cho thú cưng của bạn.
Bước 4: Vệ sinh và dọn dẹp nhà cửa hàng ngày
- Giặt chăn ga trải giường bằng nước nóng để diệt mạt bụi
- Rửa bát đĩa hàng ngày, đổ rác để tránh côn trùng
- Loại bỏ thảm cũ, đồ nội thất bọc đệm,…
Bước 5: Giảm nấm mốc
- Giữ nhà cửa thông gió, thoáng khí để tránh nấm mốc phát triển
- Thường xuyên cọ vòi tắm, tường và những chỗ ẩm ướt khác
Bước 6: Làm mũi dễ chịu hơn mỗi ngày
- Tránh những đồ có mùi hương mạnh như nước hoa, thuốc xịt tóc, chất tẩy rửa…
- Rửa mũi với nước muối sinh lý thường xuyên
Tăng cường sức đề kháng tự nhiên bằng cách duy trì chế độ dinh dưỡng và thói quen sống, sinh hoạt lành mạnh là giải pháp giúp hạn chế tình trạng viêm mũi dị ứng hiệu quả. Thắc mắc viêm mũi dị ứng kiêng gì đã có lời giải đáp, hãy áp dụng ngay để có một hệ hô hấp khỏe mạnh bạn nhé!