Cứ “đến hẹn lại lên”, viêm mũi dị ứng theo mùa xuất hiện với những triệu chứng rầm rộ khiến người mắc cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ căn bệnh này và tìm ra hướng điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa phù hợp.
Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh gì?
Viêm mũi dị ứng là hiện tượng niêm mạc mũi phản ứng lại với những tác nhân gây dị ứng từ bên ngoài dẫn tới các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi,…
Trong đó, viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh lý xảy ra có tính chu kỳ, phụ thuộc vào mùa xuất hiện của những tác nhân gây dị ứng như: mùa nở hoa, mùa sinh sôi của bướm, mùa nồm ẩm, mùa khô lạnh,…
Theo giới chuyên gia, viêm mũi dị ứng theo mùa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, ảnh hưởng tới khoảng 20% dân số. Tuy nhiên, bệnh thường xuất hiện nhiều hơn ở trẻ nhỏ với các triệu chứng nặng nề.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa
- Mũi: Chảy nước mũi, nghẹt mũi, thường xuyên hắt hơi, ngứa mũi, giảm khứu giác, đau hốc xoang.
- Mắt: Đỏ ngứa, cảm giác cộm ở mắt, sưng quầng mắt.
- Cổ họng và tai: Khô họng, đau họng, khàn tiếng, tắc nghẽn hoặc ù tai, ngứa cổ họng và tai.
- Ngủ: Nghẹt mũi nên thở bằng miệng, dễ thức giấc vào ban đêm, mệt mỏi vào ban ngày.
Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy mệt mỏi, khó chịu khi bị bệnh đeo bám.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa phổ biến
Một số nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng theo mùa:
Phấn hoa hay cỏ mọc theo mùa
Bởi vì hoa, cỏ thường xuất hiện theo từng mùa cố định. Do đó, người bị dị ứng với một loại phấn hoa hay cỏ sẽ xuất hiện tình trạng viêm mũi dị ứng vào đúng mùa hoa cỏ đó. Ví dụ như mùa xuân có hoa nhãn, xoan, bưởi; mùa hè có hoa phượng, bằng lăng,…
Sự thay đổi của thời tiết trong năm
Mặc dù hiện nay thời tiết thay đổi thất thường nhưng vẫn có những khoảng thời gian thời tiết đặc trưng khiến người bệnh bị viêm mũi dị ứng. Ví dụ vào mùa đông thì trời hanh khô, hay vào cuối xuân đầu hè, thời tiết nồm ẩm khiến viêm mũi dị ứng theo mùa bắt đầu xuất hiện.
Ai dễ có nguy cơ bị viêm mũi dị ứng theo mùa?
- Nguy cơ viêm mũi dị ứng theo mùa xuất hiện nhiều hơn ở:
- Người có tiền sử bị hen suyễn, eczema
- Người thân trong gia đình có tiền sử bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng
Chẩn đoán viêm mũi dị ứng theo mùa như thế nào?
Để xác định chắc chắn có phải bị viêm mũi dị ứng theo mùa hay không, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng.
Chẩn đoán lâm sàng
- Quan sát các triệu chứng gặp phải.
- Người bệnh chủ động theo dõi và ghi nhớ về những việc đã làm trước khi bắt đầu viêm mũi dị ứng, thời gian xuất hiện trong năm, xem xét môi trường sống xung quanh để tìm chất gây dị ứng tiềm ẩn.
Chẩn đoán cận lâm sàng
- Xét nghiệm da: Để xác định cơ thể phản ứng với dị nguyên nào.
- Xét nghiệm máu: Đánh giá IgE huyết thanh đặc hiệu tương ứng, chỉ định khi xét nghiệm da không đưa ra kết quả.
Cách chữa viêm mũi dị ứng theo mùa hiệu quả
Tình trạng viêm mũi dị ứng theo mùa có thể điều trị bằng những phương pháp sau:
Sử dụng thuốc điều trị
- Thuốc kháng histamin H1: Ức chế hoạt động của histamin, nhờ đó kiểm soát các triệu chứng của viêm mũi dị ứng
- Thuốc Corticoid dạng xịt mũi: Giảm viêm, bảo vệ niêm mạc mũi hiệu quả hơn thuốc kháng histamin nhưng lại có thể gây tác dụng phụ như kích ứng mũi, chảy máu cam,…
- Thuốc đối kháng thụ thể leukotrien: Giảm bớt triệu chứng viêm mũi nhưng hiệu quả yếu hơn corticoid dạng xịt.
- Thuốc thông mũi: Gây co mạch tại chỗ, giảm tiết dịch, giải quyết nghẹt mũi, hắt hơi nhưng dùng kéo dài có thể gây viêm mũi tái phát kéo dài.
Với các thuốc điều trị viêm mũi dị ứng, dựa trên tình trạng bệnh và thể trạng của người mắc mà bác sĩ sẽ kê đơn sao cho phù hợp. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý dùng thuốc hoặc kéo dài thời gian dùng thuốc để tránh những tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
Liệu pháp miễn dịch
Sử dụng khi cơ thể không đáp ứng với thuốc, triệu chứng xuất hiện thường rầm rộ hay tác nhân gây dị ứng khó tránh khỏi.
Cách thực hiện: Tiêm dưới da (hoặc đặt dưới lưỡi) một lượng nhỏ chất gây dị ứng nhưng không đủ để kích hoạt phản ứng quá mẫn. Cứ sau một thời gian tăng dần liều chất gây dị ứng cho đến khi đạt mức liều gây phản ứng quá mẫn trước đây. Duy trì liều đó trong 3-5 năm để cơ thể quen dần và không còn xảy ra hiện tượng dị ứng nữa.
Nguy cơ tiềm ẩn: Có thể xuất hiện tình trạng sốc phản vệ khá nguy hiểm
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Bên cạnh việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể kết hợp một số cách trị viêm mũi dị ứng sau để cải thiện triệu chứng:
- Rửa mũi bằng nước muối sinh lý: Mục đích để loại bỏ chất gây dị ứng ra khỏi mũi, giảm bớt kích ứng, từ đó làm giảm chảy nước mũi, khô mũi, nghẹt mũi.
- Xông hơi: Bằng cách để một chậu nước sôi để hơi nóng bốc lên mặt hoặc bật vòi hoa sen chế độ nước nóng xả khắp phòng tắm. Hơi nước nóng sẽ giúp làm ẩm đường thở, co nhỏ mạch máu mũi, giúp giảm bớt các triệu chứng viêm mũi dị ứng.
Sử dụng mẹo dân gian
- Gừng: Băm nhỏ gừng, thêm một vài lát đinh hương và quế vào nước. Đun sôi trong vòng 5 phút, rồi thêm mật ong và nước cốt chanh. Uống hỗn hợp 3 lần mỗi ngày để trị viêm mũi dị ứng thời tiết
- Tỏi: Tỏi sau khi đập dập, chắt lấy nước trộn với mật ong nguyên chất theo tỷ lệ 1:2. Sau đó lấy tăm bông thấm dung dịch vừa trộn nhét vào mũi, bôi dọc theo 2 sống mũi. Làm liên tục 3 lần mỗi ngày trong khoảng 2-3 ngày để giảm các triệu chứng bệnh.
- Nghệ tươi: Trộn tinh bột nghệ với mật ong theo tỷ lệ 1:1, sau đó ngậm và nuốt từ từ trong khoảng 15 phút, thực hiện 2-3 lần/ngày.
Những biện pháp phòng bệnh
Để tránh mắc phải viêm mũi dị ứng theo mùa, bạn có thể thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:
- Theo dõi mùa hoa, loại cây, dạng thời tiết gây dị ứng và tránh tiếp xúc hết mức có thể.
- Hạn chế ra ngoài vào mùa dị ứng. Nếu cần phải ra ngoài, cần che chắn kỹ, đeo khẩu trang, hạn chế tối đa tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng.
- Đóng kín cửa nhà, cửa xe để hạn chế sự xâm nhập của phấn hoa.
- Dùng máy lọc không khí trong nhà để loại bỏ bớt bụi phấn.
- Với người bị dị ứng với nấm mốc, sử dụng thêm máy hút ẩm để giảm độ ẩm trong gia đình vào mùa nồm, hạn chế nấm mốc sinh sôi, phát tán.
- Tắm rửa, thay quần áo, vệ sinh mũi thường xuyên, đặc biệt là sau khi đi từ bên ngoài vào để loại bỏ tác nhân gây dị ứng từ da và quần áo.
Viêm mũi dị ứng theo mùa là một trong những bệnh phổ biến trong cộng đồng và có xu hướng ngày một lan rộng. Để tránh những tác động tiêu cực của viêm mũi dị ứng, hãy áp dụng ngay những biện pháp điều trị thích hợp, giúp cơ thể sớm hồi phục về trạng thái bình thường.
Một số câu hỏi thường gặp
Viêm mũi dị ứng theo mùa không phải là tình trạng cấp tính đe doạ tới tính mạng nhưng lại ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động học tập, làm việc cũng như khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
Nếu không được điều trị dứt điểm, viêm mũi dị ứng theo mùa có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Viêm mũi dị ứng theo mùa là bệnh xuất hiện do hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức nên không lây nhiễm.
Những thực phẩm người bị viêm mũi dị ứng theo mùa nên ăn:
- Rau củ quả giàu vitamin C: ớt chuông, cà rốt, khế, bưởi, ổi,....
- Thực phẩm giàu omega-3: cá hồi, cá nục, cá mòi,...
- Thực phẩm, gia vị có tính ấm: tỏi, gừng, hành
- Thực phẩm có tác dụng bổ phế: đường đỏ, táo tàu, gạo nếp,...
Người bị viêm mũi dị ứng nên kiêng những thực phẩm:
- Thức ăn gây ra hiện tượng dị ứng.
- Đồ ăn cay nóng: tiêu, ớt
- Thực phẩm có tính hàn: tôm, cua, mực, ốc,...
- Sữa và các chế phẩm từ sữa
- Thực phẩm gây kích thích cổ họng: các loại hạt (dưa, bí, lạc,,,,), thịt bò, nấm, đào, cần tây,...
- Các chất phụ gia thực phẩm: chất tạo màu, hương liệu, chất thực phẩm,...
Dị ứng theo mùa xuất hiện nhiều ở trẻ nhỏ là bởi:
- Hệ thống miễn dịch còn non yếu, sức đề kháng kém dễ bị tấn công bởi các yếu tố lạ
- Cơ địa nhạy cảm.
- Hệ miễn dịch chủ động chưa được hoàn thiện nên thường dẫn tới những đáp ứng kém chuẩn xác.
Người mắc nên tới bệnh viện khi:
- Các triệu chứng viêm mũi dị ứng theo mùa không thuyên giảm sau khi áp dụng các phương pháp điều trị.
- Triệu chứng viêm mũi dị ứng trở nặng, có hiện tượng sốc phản vệ.
- Người bệnh gặp phải triệu chứng bất thường trong quá trình dùng thuốc.