Nổi mề đay là tình trạng xuất hiện các sẩn phù với một vầng đỏ bao xung quanh, rất ngứa và thường có liên quan đến việc da tiếp xúc trực tiếp với các yếu tố dị ứng trong môi trường. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến 20% dân số thế giới trong một thời điểm nhất định trong đời. Thông tin kiến thức bệnh và cách điều trị mề đay hiệu quả sẽ được đề cập trong nội dung sau.
Nổi mề đay là gì?
Mề đay hay mày đay là tình trạng nổi nhiều mẩn đỏ hoặc các mảng da đỏ một cách đột ngột. Tình trạng này thường liên quan đến phản ứng của cơ thể với một số chất gây dị ứng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng nổi mề đay có thể xuất hiện mà không rõ nguyên nhân, khoa học gọi là mề đay vô căn. Hiện tượng này thường có các đặc điểm sau:
- Mề đay thường gây ngứa da nhưng đôi khi có thể gây nóng rát hoặc châm chích nhẹ. Tình trạng này có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể bao gồm cả môi, mặt, lưỡi, tai, cổ họng và cả khu vực sinh dục.
- Kích thước và hình dạng mề đay có thể khác nhau. Đôi khi các mảng mề đay có thể kết hợp với nhau và tạo thành một khu vực nổi mề đay lớn. Mề đay có thể tồn tại trong nhiều giờ hoặc kéo dài trong vài ngày trước khi được cải thiện dần dần.
- Trong một số trường hợp, mề đay có thể xuất hiện ở khu vực sâu hơn dưới da hoặc ở niêm mạc da. Tình trạng này được gọi là phù mạch. Có khoảng 10% người bệnh mề đay bị phù mạch và khoảng 40% trường hợp xuất hiện mề đay và phù mạch cùng một lúc. Thông thường phù mạch thường xuất hiện ở mặt, xung quanh mặt, môi, bộ phận sinh dục, tay và chân. Phù mạch có thể gây ngứa hoặc đau và có xu hướng được cải thiện trong 72 giờ.
- Trường hợp nghiêm trọng, mề đay phù mạch có thể gây ảnh hưởng đến cổ họng, lưỡi hoặc phổi. Điều này gây tắc nghẽn hệ thống hô hấp dẫn đến tình trạng khó thở và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.
Thông tin tham khảo : Nổi mề đay nên kiêng gì để nhanh khỏi
Các loại mề đay và nguyên nhân gây bệnh
Mề đay được hình thành khi cơ thể tiếp xúc với các chất gây dị ứng và giải phóng Histamine và các hóa chất khác dưới bề mặt da.
Hiện tại các bác sĩ không biết nguyên nhân cụ thể gây nổi mề đay. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch, vết cắn của côn trùng hoặc một số loại thuốc có thể giải phóng Histamine và dẫn đến việc nổi mề đay.
Mề đay được phân thành nhiều loại khác nhau. Tùy thuộc vào loại mề đay, các nguyên nhân có thể bao gồm:
1. Mề đay cấp tính
Mề đay cấp tính là tình trạng nổi mề đay xuất hiện và được cải thiện dưới 6 tuần. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm một số loại thực phẩm, thuốc, vết cắn của côn trùng, tình trạng nhiễm trùng hoặc một số bệnh lý trong cơ thể.
Một số loại thực phẩm có thể gây mề đay cấp tính bao gồm các loại hạt, chocolate, cà chua, một số loại cá, sữa và quả mọng (như dâu tây). Bên cạnh đó, các loại thực phẩm tươi không được nấu chín hoặc các loại thực phẩm chế biến sẵn có chứa chất phụ gia thường có nguy cơ gây nổi mề đay cao.
Các loại thuốc có thể gây mề đay phù mạch như Aspirin và các thuốc chống viêm không Steroid khác, thuốc huyết áp cao và một số loại thuốc giảm đau.
2. Mề đay mãn tính
Mề đay mãn tính là tình trạng nổi mề đay kéo dài hơn 6 tuần. Nguyên nhân của tình trạng này thường khó xác định hơn so với mề đay cấp tính.
Hầu hết người bệnh mề đay mãn tính đều không thể xác định nguyên nhân, khoa học gọi là mề đay mãn tính vô căn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh về tuyến giáp, viêm gan hoặc các bệnh nhiễm trùng như ung thư.
Mề đay mãn tính có thể gây phù mạch và ảnh hưởng đến nhiều cơ quan nội tạng như hệ thống cơ, phổi và đường tiêu hóa. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đau nhức cơ bắp, khó thở, tiêu chảy
3. Mề đay vật lý
Mề đay vật lý là tình trạng phát ban do kích thích vật lý trực tiếp lên da. Các nguyên nhân phổ biến có thể bao gồm:
- Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp
- Đổ mồ hôi nhiều và luyện tập thể dục
- Phơi nắng
- Áp lực lên da
Mề đay vật lý thường xuất hiện ở khu vực da bị kích thích và hiếm khi ảnh hưởng đến vùng da khác. Hầu hết các trường hợp, mề đay sẽ được cải thiện trong vòng 1 giờ sau khi tiếp xúc.
4. Mề đay da vẽ nổi
Mề đay da vẽ nổi hay da vẽ nổi là dạng mề đay vật lý phổ biến nhất. Tình trạng này thường xảy ra sau khi da bị ma sát, vuốt ve, gãi hoặc bị tác động bởi một vật nhọn (đầu bút bi, bút chì hoặc cành cây).
Mề đay da vẽ nổi có thể xuất hiện kèm các dạng mề đay khác và có xu hướng tự cải thiện trong vài giờ hoặc một ngày.
Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay
Mề đay thường gây nổi mẩn đỏ với đường kính từ vài mm đến vài cm, màu trắng hoặc đỏ. Mề đay có xu hướng kéo dài trong vài phút hoặc vài giờ và có thể thay đổi hình dạng, tùy thuộc vào các yếu tố tác động.
Mề đay có thể xuất hiện theo nhiều đợt, cực kỳ ngứa thường phổ biến ở tay, chân và mặt. Tuy nhiên, các bộ phận khác trên cơ thể bao gồm lưng, ngực và bộ phận sinh dục cũng có thể bị nổi mề đay.
Trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng mề đay có thể tự cải thiện trong vòng 24 giờ. Tuy nhiên, đôi khi mề đay có thể xuất hiện cùng các vết thương trên cơ thể và sẽ biến mất khi vết thương lành hẳn.
Mề đay mãn tính thường có xu hướng tái phát trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Thông thường mề đay không đe dọa đến tính mạng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp mề đay có thể đi kèm sốc phản vệ và ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể.
Sốc phản vệ là tình trạng gây mất ý thức và có thể gây tử vong nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, đưa người bệnh đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng như:
- Buồn nôn và nôn
- Sưng niêm mạc miệng, lưỡi, môi, cổ họng hoặc gây khó thở
- Người lạnh và đổ nhiều mồ hôi
- Rối loạn nhịp tim
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu
- Có cảm giác lo lắng đột ngột và dữ dội
Những người có bệnh dị ứng cần phải lưu ý những dấu hiệu sốc phản vệ để có biện pháp xử lý phù hợp.
Nổi mề đay được chẩn đoán như thế nào?
Nổi mề đay được thường chẩn đoán thông qua các dấu hiệu và triệu chứng. Bác sĩ cũng có thể đặt một số câu hỏi về loại thức ăn hoặc những gì đã tiếp xúc trước khi nổi mề đay.
Sau đó, đôi khi bác sĩ cũng yêu cầu xét nghiệm hỗ trợ chẩn đoán như:
- Xét nghiệm mức độ dị ứng da: Đây là xét nghiệm phổ biến được sử dụng nếu bác sĩ nghi ngờ dị ứng thuốc hoặc dị ứng thực phẩm.
- Xét nghiệm máu: Thường được sử dụng để xác định số lượng máu và protein phản ứng với chất gây dị ứng. Tuy nhiên, kết quả các xét nghiệm này có thể không chính xác.
- Sinh thiết da: Đôi khi bác sĩ có thể chỉ định sinh thiết ở các trường hợp nghi ngờ mề đay có liên quan đến các bệnh tự miễn hoặc viêm mạch nghiêm trọng.
Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị kiểm tra thể chất và lịch sử y tế để xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn.
Xem Thêm : Nguyên nhân uống rượu bị nổi mề đay
Phương pháp điều trị nổi mề đay an toàn hiệu quả
Nhiều trường hợp nổi mề đay có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày. Tuy nhiên, có 70-90% người bệnh bị tái phát mề đay thường xuyên và trở thành mãn tính. Vì vậy, việc điều trị hiệu quả sẽ hạn chế được tình trạng tái phát bệnh và các biến chứng nguy hiểm. Người bệnh có thể áp dụng nhiều biện pháp cũng như các loại thuốc để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Các biện pháp phổ biến bao gồm:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị mề đay
Mề đay thường xảy ra khi cơ thể sản sinh quá nhiều histamin. Vì vậy, Tây y sử dụng các loại thuốc kháng histamin để kiểm soát các triệu chứng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể cân nhắc sử dụng thuốc kháng viêm, ức chế miễn dịch, giảm ngứa. Một số nhóm thuốc được sử dụng trong điều trị mề đay gồm:
Thuốc kháng Histamine
Sử dụng thuốc kháng Histamine không kê đơn có tác dụng ngăn ngừa giải phóng Histamine và cải thiện các triệu chứng nổi mề đay. Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng bao gồm:
- Fexofenadine
- Desloratadine
- Loratadine
- Cetirizine
Nếu các loại thuốc trên không mang lại hiệu quả điều trị, bác sĩ có thể cân nhắc chỉ định các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Thuốc này có xu hướng khiến người bệnh buồn ngủ và gây ra một số tác dụng phụ khác. Các loại phổ biến bao gồm Hydroxyzine Pamoate và Doxepin.
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn. Ngoài ra, các đối tượng đặc biệt bao gồm phụ nữ mang thai, đang cho con bú, có các bệnh mãn tính hoặc đang sử dụng các loại thuốc khác, cần trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Các loại thuốc khác điều trị chứng nổi mề đay
Nếu thuốc kháng Histamine không thể cải thiện các triệu chứng, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc khác. Các loại thuốc trị nổi mề đay phổ biến bao gồm:
- Corticosteroid đường uống: Có thể hỗ trợ giảm sưng, đỏ và ngứa da. Thuốc được chỉ định trong thời gian ngắn và cho các trường hợp nghiêm trọng, như phù mạch. Lạm dụng Corticosteroid đường uống hoặc sử dụng trong thời gian dài có thể gây một số tác dụng phụ nghiêm trọng. Vì vậy sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
- Kháng thể đơn dòng Omalizumab: Thường được chỉ định cho trường hợp mề đay mãn tính và dai dẳng. Thuốc được bào chế dưới dạng tiêm mỗi tháng một lần.
- Thuốc chống trầm cảm Doxepin: Được sử dụng dưới dạng kem bôi ngoài da có thể giảm ngứa và kích ứng da. Tuy nhiên, thuốc có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.
- Thuốc kháng Leukotriene: Thường được chỉ định cho trường hợp không đáp ứng thuốc kháng Histamine. Các loại phổ biến bao gồm Zafirlukast và Montelukast.
- Thuốc ức chế hệ thống miễn dịch: Có tác dụng ức chế hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa phản ứng của hệ thống miễn dịch với các chất gây dị ứng. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Tacrolimus hoặc Cyclosporine. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đọc thêm : TOP 20+ Thuốc Chữa Trị Nổi Mề Đay Hiệu Quả Tốt Nhất Hiện Nay
2. Thuốc Đông y điều trị mề đay từ căn nguyên ngăn tái phát
Nếu thuốc Tây chủ yếu tập trung kiểm soát lượng histamin để giảm triệu chứng mề đay hoặc thuốc kháng viêm, giảm ngứa thì Đông chú trọng điều trị bệnh từ căn nguyên và ngăn tái phát. Bởi, theo quan niệm Đông y, mề đay mẩn ngứa, ban đỏ xảy ra khi cơ thể nhiễm phong hàn, phong nhiệt dẫn đến huyết nhiệt, huyết táo. Ngoài các tác nhân bên ngoài thì sự suy yếu của tạng phủ, sức đề kháng là nguyên nhân khiến bệnh bùng phát.
Do đó, để điều trị mề đay hiệu quả, Đông y kết hợp điều trị từ gốc rễ bên trong với phép trị tiêu độc, thanh nhiệt, lương huyết, hoạt huyết, tăng cường chức năng gan, ổn định cơ địa. Đồng thời, điều trị triệu chứng bên ngoài với phép trị tiêu ban, khu phong, tán hàn, phục hồi và tái tạo da.
Tham khảo bài thuốc Đông y Mề đay Đỗ Minh
Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc đông y gia truyền của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường với 5 đời truyền nhân. Được nghiên cứu ứng dụng từ những năm cuối thế kỷ 19, cho tới nay đã có "tuổi thọ" hơn 150 năm.
Diễn viên Nguyệt Hằng là một trong những ca bệnh điển hình đã điều trị khỏi chứng mề đay sau sinh bằng bài thuốc này. Nữ diễn viên đã có những phản hồi rất chân thực như sau:
Bài thuốc này có nhiều ưu điểm nổi bật như:
Thành phần sạch 100%
Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mề đay của đông y là do chức năng gan, thận suy yếu, nội tiết mất cân bằng. Do đó, hơn 50 thảo dược tự nhiên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cân bằng nội tiết đã được lựa chọn bào chế nên bài thuốc Mề đay Đỗ Minh.
Một số dược liệu chính gồm có: Diệp hạ châu, kim ngân hoa, đan sâm, thục địa, hương nhu, cà gai leo, ngũ vị tử, nhân trần,....
Thảo dược được do chính Đỗ Minh Đường trồng tại vườn dược liệu riêng theo tiêu chuẩn HỮU CƠ, không pha lẫn tân dược nên rất an toàn.
Liệu trình và công dụng thuốc
Một liệu trình đầy đủ gồm có 3 loại:
- Thuốc đặc trị mề đay: Mát gan, thanh nhiệt, giải độc, giảm mẩn ngứa mề đay.
- Bổ thận giải độc: Bổ thận, đào thải các độc tố tại thận, tăng cường sức mạnh tổng thể.
- Bổ gan dưỡng huyết: thanh huyết và bổ huyết, tăng cường sức đề kháng.
Lưu ý: Tùy mức độ bệnh, các loại thuốc kể trên sẽ được kê linh hoạt. Có người dùng 1 - 2 loại, có người phải dùng đủ 3 loại.
Đối tượng sử dụng
Mề đay là một trong những bệnh lý khá phổ biến và gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Hiểu được điều này, nhà thuốc Đỗ Minh Đường tập trung nghiên cứu lên phác đồ cho mọi đối tượng bệnh nhân, kể cả các trường hợp:
- Trẻ em từ 2 tuổi trở lên.
- Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
- Người có bệnh về gan, thận, tim mạch, huyết áp,...
Hiện tại, bài thuốc này chỉ được kê ĐỘC QUYỀN tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Các lương y sẽ kê đơn sau khi thăm khám chi tiết cho bạn và bạn không thể mua được ở bất kỳ hiệu thuốc nào ngoài thị trường. Nhà thuốc nhận tư vấn MIỄN PHÍ, liên hệ theo địa chỉ sau để được hỗ trợ:
Xem thêm: Nhà thuốc Đỗ Minh Đường - Địa chỉ chữa mề đay LÂU ĐỜI nhất hiện nay
Tiêu ban Giải độc thang - Bài thuốc thảo dược điều trị mề đay hiệu quả, an toàn được VTV2 giới thiệu
Tiêu ban Giải độc thang là bài thuốc chữa mề đay nổi danh của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng thuốc dân tộc. Với hiệu quả vượt trội, bài thuốc đã được VTV2 tìm hiểu và đưa tin giới thiệu là giải pháp hoàn hảo giúp đẩy lùi mề đay, mẩn ngứa, ngăn bệnh tái phát hiệu quả.
Bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang kế thừa tinh hoa y học cổ truyền và y học hiện đại, được đội ngũ bác sĩ YHCT đầu ngành nghiên cứu dựa trên:
- Bài thuốc chữa ngứa da bí truyền của người dân tộc Mường - Hòa Bình.
- Y pháp đỉnh cao của Hải Thượng Lãn Ông.
- Cùng nhiều bài thuốc cổ phương khác.
Dưới ánh sáng của y học hiện đại, Tiêu ban Giải độc thang được làm mới, phù hợp với cơ địa của người Việt, điều trị hiệu quả mọi thể mề đay, từ mề đay cấp tính đến mãn tính, mề đay do phong hàn, phong nhiệt.
Tiêu ban Giải độc thang được hàng nghìn người tin dùng bởi:
- Hiệu quả đã được kiểm chứng, hơn 95% người bệnh hài lòng với kết quả sau khi dùng thuốc.
- Sở hữu công thức thuốc “3 trong 1” độc đáo, gồm Bình can hoàn, Giải độc hoàn, Lá tắm mề đay.
- Điều trị mề đay từ sâu căn nguyên, chấm dứt triệu chứng trên da, giải độc, thanh nhiệt, tăng cường đề kháng, ngăn bệnh tái phát.
- Phối chế hơn 30 thảo dược tự nhiên, gồm: Kim ngân hoa, Bồ công anh, Đơn đỏ, Diệp hạ châu, Hồng hoa, Phòng phong,...
- Sử dụng nguồn dược liệu sạch, đạt chuẩn GACP-WHO.
- An toàn, không tác dụng phụ, phù hợp với mọi đối tượng.
Kể từ khi đưa bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang vào ứng dụng điều trị mề đay, Trung tâm Thuốc dân tộc đã ghi nhận nhiều phản hồi tích cực từ bệnh nhân. Nhiều đơn vị báo chí uy tín cũng đưa tin về bài thuốc.
Video người bệnh chia sẻ hiệu quả bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang trên VTV2:
Hiện nay bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang được kê đơn độc quyền bởi các bác sĩ của Trung tâm Thuốc dân tộc. Đây là đơn vị y học cổ truyền uy tín, được cấp phép hoạt động trong hơn 1 thập kỷ qua. Bạn đọc quan tâm tới bài thuốc hãy liên hệ theo thông tin dưới đây để được bác sĩ tư vấn miễn phí:
TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG THUỐC DÂN TỘC
- Hà Nội: Biệt thự B31, Ngõ 70, P. Nguyễn Thị Định, Q. Thanh Xuân
- Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan, P. 2, Q. Phú Nhuận
- Hotline: 0388.77.89.86
- Zalo: https://zalo.me/0388778986
- Website: thuocdantoc.org
- Fanpage: Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc
XEM THÊM: Chuyên gia và người bệnh đánh giá về bài thuốc Tiêu ban Giải độc thang
3. Các biện pháp khắc phục nổi mề đay tại nhà
Mề đay có thể trở thành mãn tính, kéo dài trong nhiều tháng hoặc nhiều năm. Tình trạng này có thể gây ảnh hưởng đến giác ngủ, công việc và cuộc sống bình thường của người bệnh.
Do đó, bệnh các loại thuốc người bệnh có thể làm dịu các triệu chứng và hạn chế nguy cơ mề đay mãn tính với một số lưu ý như:
- Tránh các yếu tố có thể gây kích ứng da như mạt bụi, ô nhiễm môi trường, phấn hoa và các yếu tố khác.
- Hạn chế gãi hoặc gây trầy xước, tổn thương da.
- Mặc quần áo rộng rãi thoải mái và làm từ các chất liệu không kích ứng như cotton hoặc lụa.
- Dưỡng ẩm da với kem dưỡng ẩm không gây kích ứng hoặc có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Giữ một danh sách các loại thực phẩm có thể gây dị ứng nổi mề đay và tránh sử dụng
- Thoa kem chống nắng hoặc có biện pháp che chắn da cẩn thận trước khi ra ngoài hoặc làm việc dưới ánh nắng mặt trời.
Bên cạnh đó, một số chuyên gia cho rằng bổ sung vitamin C, D và các khoáng chất cần thiết có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nổi mề đay. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể và tránh các phản ứng bất lợi.
Trên đây là toàn bộ thông tin xoay quanh bệnh mề đay mẩn ngứa và cách điều trị. Để tránh gặp các phản ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ, sưng môi, mí mắt hoặc chóng mắt ngất xỉu, người bệnh cần điều trị sớm bằng phương pháp phù hợp.