Nhổ răng khôn là một giải pháp được đưa ra để loại bỏ răng số 8 tránh đau sưng đau viêm nhiễm cho những chiếc răng khác. Tuy nhiên nếu như thực hiện nhổ răng không đúng cách hoặc chăm sóc răng không cẩn thận sẽ khiến răng lợi bị ảnh hưởng. Dưới đây là những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả.
Những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn bạn nên biết
Nhổ răng khôn là một cuộc tiểu phẫu diễn ra không quá phức tạp với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị hiện đại. Tuy nhiên trong một số trường hợp người bệnh có thể xuất hiện các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu không phát hiện từ sớm và điều trị kịp thời có thể gây ra tình trạng bội nhiễm nghiêm trọng. Một số dấu hiệu nhiễm trùng có thể kể đến như:
Nướu răng bị sưng tấy – Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Trước khi nhổ răng, nha sĩ sẽ tiêm thuốc tê để giảm đau nhức. Khi thuốc tê hết tác dụng người bệnh sẽ cảm thấy đau và khó chịu tại vị trí vết thương, thậm chí má còn bị sưng. Đây là những triệu chứng hết sức bình thường và sẽ kết thúc sau một vài ngày. Tuy nhiên nếu cảm giác đau nhức răng diễn ra liên tục trong thời gian dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ ngay. Bởi đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Lý giải điều này là bởi nướu chịu tác động cơ học nên phần mô mềm quanh vết nhổ bị sưng tấy, gây phù nề ở một bên mặt, khiến người bệnh bị đau nhức kéo dài.
Vết thương chảy máu quá nhiều
Bị chảy máu sau khi nhổ răng khôn là hiện tượng bình thường do mạch máu và niêm mạc bị tổn thương. Tuy nhiên máu chỉ chảy ra trong vòng 40-60 phút rồi sau đó sẽ tự động đông lại. Trường hợp bạn bị chảy máu liên tục và kéo dài trong suốt 1-2 ngày thì có thể là dấu hiệu của việc nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn.
Khó thở hoặc khó nuốt thức ăn
Nhổ răng khôn không đúng cách có thể làm trật khớp nhai, gây ra tình trạng khó nuốt, khó thở và tức ngực. Bên cạnh đó, một số người bệnh còn dị ứng với thuốc kháng sinh, kháng viêm cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng nhiễm trùng trong khoang miệng.
Hôi miệng ngay cả khi bạn chăm sóc răng cẩn thận
Việc nhổ răng khôn hoàn toàn không gây hôi miệng. Tình trạng này có thể xuất hiện do bạn không chăm sóc răng miệng cẩn thận hoặc cũng có thể do bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng. Khi đó người bệnh sẽ kèm theo các dấu hiệu khác như sưng viêm, đau nhức, có mủ bên trong hố răng.
Tê buốt răng sau 1 tuần – Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Cảm giác răng bị tê buốt là hiện tượng thường gặp sau khi nhổ răng khôn. Nó diễn ra trong thời gian ngắn hay dài còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người và tay nghề của bác sĩ. Chỉ cần chăm sóc đúng cách, tình trạng ê buốt răng sẽ thuyên giảm ngay sau 1-3 ngày. Tuy nhiên nếu bạn bị ê buốt răng trong thời gian dài hơn 1 tuần thì cần đến gặp nha sĩ để được kiểm tra vì rất có thể đây là dấu hiệu cho thấy bạn bị viêm tại chân răng. Nếu không điều trị kịp thời những tổn thương sẽ lây lan sang những chiếc răng khác và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng máu.
Mủ phát triển tại vị trí răng đã nhổ
Sau khi nhổ răng khôn, tại vị trí răng vừa được nhổ sẽ xuất hiện một chiếc hố khá sâu. Nếu không được làm sạch hàng ngày, thức ăn thừa sẽ đọng lại trong đó và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, lâu dần sẽ gây ra hiện tượng nhiễm trùng, sưng viêm và xuất hiện mủ trắng.
Thấy đau răng ngay cả khi nói chuyện
Hiện tượng đau nhức răng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn nói chuyện hoặc thậm chí là há miệng. Đây là tình trạng khá nghiêm trọng do trong ca nhổ răng, vết thương không được xử lý sạch sẽ, gây nhiễm trùng, đau xương hàm, sưng mặt và thậm chí còn làm ảnh hưởng đến dây thần kinh số 8. Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn này cần được điều trị kịp thời để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Bị sốt trong thời gian dài – Dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Bị sốt cao liên tục trong thời gian dài có thể là dấu hiệu cho thấy trong cơ thể của bạn đang có bộ phận bị nhiễm trùng. Tình trạng có thể xảy ra do chân răng vẫn còn sót lại, gây cản trở đến quá trình chữa lành của các vết thương. Khi đó bạn cần nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được kiểm tra lại.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng
Tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn khá hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bạn gặp phải tình trạng này có thể là do ổ răng đã bị vi khuẩn xâm lấn và vùng nướu bị tổn thương nghiêm trọng dẫn đến viêm nhiễm, thậm chí là hoại tử. Dưới đây là những lý do dẫn đến tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn mà bạn cần hết sức lưu ý:
- Do nha sĩ nhổ răng sai kỹ thuật, gây chèn ép, tổn thương hàm ở ổ răng và các vùng lân cận, dẫn đến tình trạng nhiễm trùng tại vị trí nhổ răng.
- Tổn thương nướu do trong quá trình nhổ răng nha sĩ đã mở xương quá nhiều. Nếu cắt xương không chuẩn và không được làm mát bằng nước sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Bác sĩ làm vỡ bản xương trong suốt quá trình nhổ răng. Những mảnh xương này có khiến cho vết thương bị nhiễm khuẩn.
- Môi trường và dụng cụ nhổ răng không được đảm bảo vô trùng, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến mưng mủ, nhiễm trùng tại ổ răng số 8.
- Chân răng còn sót lại sau khi nhổ răng khiến cho ổ răng bị viêm, đau nhức và chảy máu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến nhiễm trùng cả khoang miệng.
- Do người bệnh không tuân thủ quy trình chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng như: Đánh răng quá mạnh làm vỡ cục máu đông gây viêm ở ổ răng, không làm sạch răng sau khi ăn khiến thức ăn thừa tồn đọng trong răng, tự ý rút chỉ khâu khi vết thương chưa lành,….
- Do trước đó người bệnh bị viêm tủy, sâu răng hoặc các bệnh nha chu khác nhưng không được điều trị cẩn thận dẫn đến viêm nhiễm nặng ở phía chân răng.
- Người bệnh hút thuốc lá sau khi nhổ răng khôn gây nhiễm trùng. Do khói thuốc tiếp xúc với vết thương hở làm giảm lượng oxy cần thiết cho quá trình tuần hoàn máu, khó hình thành cục cục máu đông và tạo điều kiện cho vi khuẩn làm tổ.
Cách xử lý khi bị nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn
Dưới đây là những biện pháp xử lý khi có các dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn:
Súc miệng bằng nước muối
Một trong những phương pháp xử lý tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn khá hiệu quả đó là súc miệng bằng nước muối. Nước muối sinh lý có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn tự nhiên. Thường xuyên súc miệng với nước muối loãng sẽ giúp bạn giảm nhanh tình trạng đau răng, sâu răng, hôi miệng, viêm nướu,….
Bạn có thể mua nước muối sinh lý ngoài hiệu thuốc hoặc pha 1 thìa muối với 250ml nước ấm để súc miệng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày 3 lần sau bữa ăn sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng nhiễm trùng do nhổ răng khôn.
Dùng thuốc kháng sinh
Sử dụng các loại thuốc kháng viêm là biện pháp hữu hiệu nhất giúp bạn cải thiện được tình trạng nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn. Nhóm thuốc kháng sinh giảm đau này cần được bác sĩ kê đơn, bạn không được tự ý đi mua thuốc về dùng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chườm lạnh bằng túi nước đá
Chườm đá lạnh là biện pháp được rất nhiều người áp dụng. Nó có tác dụng làm co mạch máu, giúp giảm sưng viêm, đau nhức và ngăn chảy máu tại ổ răng. Đây là phương pháp được dùng trong trường hợp bạn không thể uống thuốc giảm đau do dị ứng hoặc do mắc các bệnh lý khác.
Sử dụng gel nha khoa
Gel nha khoa có đặc tính mát, có khả năng kháng khuẩn, ngừa viêm và giảm sưng đau hiệu quả. Bạn có thể mua gel nha khoa ngoài hiệu thuốc hoặc mua trực tiếp tại nhà khoa nơi bạn nhổ răng. Gel khi được thoa vào nướu sẽ giúp giảm sưng đau, ngăn ngừa vi khuẩn và kiểm soát vi khuẩn.
Chế độ ăn uống phù hợp
Sau khi nhổ răng khôn, để giúp vết thương nhanh được chữa lành, bạn nên sử dụng các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sinh tố, sữa chua, nước ép hoa quả,… Bên cạnh đó bạn bổ sung dinh dưỡng từ các loại rau xanh và trái cây tươi để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
Không nên ăn đồ ăn quá dai, cứng, giòn, quá nóng hoặc quá lạnh. Bởi những thực phẩm này sẽ khiến hàm răng phải hoạt động nhiều. Chưa kể mảnh vụn của thức ăn có thể gây ảnh hưởng tới vết thương và dẫn đến sưng viêm, chảy máu, làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
Sau khoảng 5-7 ngày bạn có thể ăn uống trở lại như bình thường. Tuy nhiên vẫn cần tránh nhai vào bên răng mới nhổ. Đồng thời ngưng sử dụng thuốc lá rượu bia và các chất kích thích khác.
Vệ sinh răng miệng sạch sẽ
Người bệnh cần chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng cách duy trì thói quen đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên bạn cần chú ý đánh răng nhẹ nhàng, không nên chải quá mạnh.
Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn thông tin về những dấu hiệu nhiễm trùng sau khi nhổ răng khôn và cách xử lý khi bạn gặp phải tình trạng này. Vì vậy ngay từ ban đầu người bệnh cần phải tìm được cho mình một địa chỉ nha khoa uy tín để quá trình nhổ răng diễn ra an toàn và hiệu quả.
Xem thêm