Viêm nướu răng là bệnh lý răng miệng gây khó chịu, đau nhức thậm chí nguy hiểm cho người bệnh. Nếu không được xử lý kịp thời có thể gây ra một số biến chứng như áp xe răng, viêm nha chu. Bên cạnh việc áp dụng các phương pháp điều trị, chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò rất quan trọng tới quá trình hồi phục. Vậy viêm nướu răng nên ăn gì và không nên ăn gì ?
Bị viêm nướu răng nên ăn gì để giảm đau nhức?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc và can thiệp nha khoa thì chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng. Vậy, người bị viêm nướu răng nên ăn gì để cảm thấy dễ chịu hơn? Cùng tham khảo một số thực phẩm bạn nên ăn dưới đây:
Thêm tỏi trong bữa ăn
Tỏi là món ăn không còn xa lạ với nhiều người, thậm chí luôn đứng đầu danh sách các thực phẩm người bị viêm nướu răng nên ăn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sử dụng tỏi trong bữa ăn hàng ngày sẽ giúp vùng nướu giảm bớt tình trạng sưng viêm hiệu quả. Công dụng này của tỏi xuất phát từ hoạt chất Allicin với khả năng kháng khuẩn hiệu quả.
Ngoài ra, tỏi còn được sử dụng như một biện pháp dân gian giúp giảm đau trực tiếp ở vùng nướu bị tổn thương. Theo đó, bạn chỉ cần đập dập một nhánh tỏi, sau đó nhét trực tiếp vào vùng viêm nướu hoặc ép tỏi lấy nước rồi trộn cùng với muối bôi lên cũng có tác dụng giảm sưng viêm khó chịu.
Nhóm thực phẩm giàu vitamin C
Các thực phẩm có chứa vitamin C giúp bạn tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, chống lại những tổn thương do viêm nhiễm, ngăn chặn vi khuẩn tích tụ và phát triển trong khoang miệng. Bạn nên nạp bổ sung một số loại trái cây giàu vitamin C như dâu tây, đu đủ, bưởi, chanh, cam…
Mặt khác, do có chứa nhiều acid nên bạn cần vệ sinh răng miệng thật sạch sau khi sử dụng các thực phẩm giàu vitamin C. Đồng thời không nên quá lạm dụng vì có thể khiến tình trạng đau nhức vùng nướu trở nên trầm trọng hơn.
Viêm nướu răng nên ăn gì – Gừng
Trong gừng có chứa hợp chất chống viêm, giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có hại, tăng cường sự khỏe mạnh của mô mềm. Do đó, khi bị viêm nướu bạn nên tăng tần suất sử dụng gừng để điều trị bệnh hiệu quả.
Gừng còn được sử dụng nhiều trong các mẹo dân gian giúp trị viêm nướu răng và các bệnh lý răng miệng khác. Bạn có thể sử dụng gừng bằng cách chế biến cùng các món ăn để giúp cải thiện tình trạng bệnh từ bên trong. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể uống trà gừng với mật ong hoặc súc miệng với nước ép gừng pha loãng cũng là cách giúp thuyên giảm triệu chứng thuyên giảm.
Viêm nướu răng nên ăn gì – Sử dụng trà xanh giảm viêm nướu răng
Trong lá trà xanh chứa một hợp chất có tên là Catechin có khả năng ngăn ngừa sự nhiễm khuẩn răng miệng và đường ruột. Không những thế, trà xanh còn là thành phần phổ biến có trong các loại kem đánh răng. Trà xanh giúp khử mùi hôi trong khoang miệng, đặc biệt có khả năng tiêu diệt các vi khuẩn trong khoang miệng – nguyên nhân gây viêm nướu răng, sâu răng.
Để tăng tính kháng viêm, giảm đau nướu bạn có thể pha trà xanh và uống đều đặn mỗi ngày. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hiện súc miệng bằng nước trà đặc ngày 2 lần để loại bỏ vi khuẩn.
Lưu ý: Sau khi sử dụng trà bạn nên súc miệng lại bằng nước trắng để hạn chế nguy cơ gây xỉn màu răng.
Mật ong tốt cho người bị viêm nướu răng
Khả năng kháng viêm của mật ong đã được chứng minh qua rất nhiều tài liệu y học. Do đó, đây là thực phẩm không thể thiếu khi trả lời câu hỏi viêm nướu răng nên ăn gì. Cách sử dụng mật ong rất đơn giản, bạn có thể pha mật ong với nước ấm, thêm vài lát gừng để uống hàng ngày. Ngoài ra, kết hợp nước mật ong với chanh cũng giúp bạn giảm đau sưng nướu hiệu quả.
XEM THÊM
Thêm nữa, để tăng khả năng trị viêm nhiễm, bạn có thể bôi trực tiếp mật ong vào vùng lợi sau khi đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
Mặt khác, tuy nhiều dưỡng chất quý nhưng bạn không nên quá lạm dụng mật ong. Người bệnh chỉ nên dùng 10 – 30gr mật ong nguyên chất mỗi ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Viêm nướu răng nên ăn gì – Thực phẩm giàu Acid lactic
Acid Lactic là hoạt chất có khả năng kích thích để hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn, Từ đó ngăn chặn vi khuẩn gây ra các bệnh răng miệng. Nguồn dưỡng chất này có nhiều trong các thực phẩm lên men, đặc biệt là sữa chua. Ngoài ra, bạn cũng có thể ăn thêm bánh bao, bánh mì…
Ngoài những nhóm thực phẩm kể trên, bạn cũng lưu ý khi chế biến thức ăn. Nếu không biết viêm nướu răng nên ăn gì bạn có thể chế biến các món ăn mềm như cháo, súp để giảm áp lực cho răng miệng.
Người bị viêm nướu răng không nên ăn gì?
Ngoài việc tìm hiểu thông tin viêm nướu răng nên ăn gì thì việc hạn chế một số thực phẩm cũng góp phần ngăn ngừa biến chứng của bệnh lý răng miệng. Dưới đây là một số thực phẩm người bị viêm nướu răng không nên ăn.
Nhóm tinh bột và đường
Đường và tinh bột là 2 thủ phạm chính khiến các mảng bám tích tụ và xuất hiện nhiều trong khoang miệng. Từ đó, những mảng bám này sẽ hình thành và phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng tấn công vùng nướu.
Do đó, nếu đang bị viêm và sưng nướu bạn cần hạn chế sử dụng các thực phẩm có tinh bột và đường như bánh kẹo, nước ngọt… đặc biệt là hoa quả sấy khô. Hàm lượng đường có trong các loại trái cây khô rất cao với hàm lượng cellulose không hòa tan. Đây là hoạt chất có khả năng liên kết và tạo thành mảng bám xung quanh răng. Vì vậy, hãy hạn chế việc ăn quá nhiều nho khô, chuối khô, hồng sấy, khoai lang sấy, mít sấy…
Ăn kem có thể khiến vùng nướu tổn thương nặng hơn
Kem là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là trong mùa hè nóng nực, Tuy nhiên, kem không chỉ lạnh mà còn chứa hàm lượng đường không nhỏ. Vì vậy, nếu bạn là người có hàm răng nhạy cảm hoặc đang gặp vấn đề về nướu thì không nên ăn kem. Vì ăn lạnh và đường ngọt có thể làm răng nướu của bạn khó chịu, ê buốt trầm trọng hơn.
Không uống cà phê nóng
Không chỉ đồ lạnh mà cả đồ uống nóng cũng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến vùng răng đang bị tổn thương của bạn. Giống như các thức uống không phải là nước, cà phê có thể khiến vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, gây mòn răng và phá hoại men răng. Điều này có thể làm cho răng của bạn bị bào mòn, trở nên mỏng và dễ gãy. Cà phê cũng có thể gây hôi miệng vì dễ bám vào lưỡi.
Mặt khác, việc sử dụng quá nhiều đồ uống có tính acid cao là một trong những thói quen xấu gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng. Do đó, khi sử dụng cà phê bạn không nên uống quá nóng và chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ ngay sau đó.
Không ăn thực phẩm gây khô miệng
Miệng bị khô sẽ trở thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, thậm chí gây hôi miệng. Tình trạng viêm nướu cũng từ đó mà trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, bạn cần hạn chế sử dụng các loại đồ uống, thực phẩm gây ức chế khả năng tiết nước bọt trong khoang miệng. Theo đó, người đang bị viêm nướu không nên uống nước ngọt có ga, nước tăng lực, tránh sử dụng thuốc lá, rượu bia.
Bị viêm nướu răng không nên ăn cà chua
Tuy là thực phẩm rất giàu vitamin nhưng trong cà chua có chứa nhiều vitamin C. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, lượng acid trong loại quả này có thể khiến cho lớp men răng bị mòn đi.
Vì vậy, trong quá trình điều trị viêm nướu răng bạn nên tránh xa cà chua. Việc sử dụng cà chua sẽ làm tăng độ nhạy cảm của vùng nướu đang bị tổn thương.
Viêm nướu răng không nên ăn thịt bò, thịt gà
Hai loại thực phẩm này có chứa vitamin K và hàm lượng protein dồi dào giúp ngăn chặn chảy máu chân răng. Tuy nhiên, thịt gà và thịt bò thường khá dai và dễ bị dắt vào kẽ răng làm tăng cảm giác đau nhức khó chịu.
Vì vậy, nếu muốn bổ sung dinh dưỡng từ hai loại thực phẩm này bạn nên xay băm nhỏ, nấu mềm và kết hợp với một số thực phẩm khác. Bên cạnh đó, đừng quên vệ sinh răng miệng thật kỹ sau khi ăn.
Tránh thực phẩm cay nóng
Thực phẩm cay nóng có thể khiến vùng nướu bị kích ứng mạnh hơn, làm gia tăng mức độ trầm trọng của bệnh. Do đó, bạn cần hạn chế ăn các món có chứa nhiều ớt để bệnh không trở nên trầm trọng.
Tóm lại, để trả lời cho câu hỏi viêm nướu răng không nên ăn gì? Bạn có thể loại bỏ các loại thực phẩm như bánh kẹo, bánh ngọt, nước ngọt, hoa quả sấy khô, thức ăn chế biến sẵn, gỏi, chanh, cam, quýt, các loại thực phẩm nên men…
Biện pháp ngăn ngừa viêm nướu răng hiệu quả
Bên cạnh việc điều trị viêm lợi và thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý, bạn cần chú ý tuân thủ một số lưu ý dưới đây để ngăn ngừa bệnh.
- Thực hiện chải răng đều đặn 2 lần/ ngày đặc biệt là sau khi ăn 30 phút.
- Kết hợp súc miệng với nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng để loại bỏ triệt để các vi khuẩn còn sót lại trong khoang miệng.
- Sử dụng bàn chải mềm và chải răng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để tránh làm xước vùng nướu.
- Không nên dùng tăm xỉa răng vì có thể làm tổn thương nướu, gây chảy máu chân răng, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công. Thay vào đó bạn nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa ở chân răng, kẽ răng.
- Uống nhiều nước mỗi ngày để ngăn chặn hiện tượng khô miệng, các chuyên gia khuyến nghĩ bạn nên nạp trung bình 1,5 – 2 lít nước/ngày.
- Khám chuyên khoa răng theo định kỳ 6 tháng/ lần để lấy cao răng và kịp thời phát hiện các vấn đề về răng miệng.
- Khi thấy xuất hiện các dấu hiệu bất thường ở nướu hay có cảm giác đau nhức cần đến khám bác sĩ nha khoa để được chữa trị kịp thời.
Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã nắm được thông tin bị viêm nướu răng nên ăn gì và không nên ăn gì. Bên cạnh áp dụng chế độ dinh dưỡng, bạn cần kết hợp vệ sinh răng miệng đúng cách để ngăn ngừa vi khuẩn tấn công và làm tổn thương nướu.
ĐỌC NHIỀU