Viêm lợi: Nguyên nhân, dấu hiệu, hướng khắc phục nhanh nhất

2:12 AM , 02/12/2023

Theo các thống kê, có tới 75% dân số trên thế giới mắc viêm lợi ở mức độ khác nhau. Vậy viêm lợi là bệnh gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị bệnh viêm lợi ra sao? Mời bạn đọc cùng theo dõi các thông tin chi tiết trong nội dung bài viết dưới đây.

Viêm lợi là gì? Dấu hiệu của bệnh

Bệnh viêm lợi, tiếng anh gọi là “Gingivitis”, chỉ tình trạng răng miệng thông thường mà ai cũng có thể mắc. Bệnh gây đau nhức, khó chịu và đem đến nhiều phiền toái cho người bệnh. Trong số đó, người trung niên và người lớn tuổi có xu hướng mắc viêm lợi cao hơn.

Lợi có nhiệm vụ bảo vệ, che chở và giữ cho phần chân răng được chắc chắn. Lợi bình thường rất săn chắc, có màu hồng nhạt, không chảy máu, không sưng và hơi thở thơm tho.

Viêm lợi xảy ra khi tình trạng nướu bị viêm nhiễm, sưng tấy. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh viêm lợi sẽ tiến triển thành các bệnh lý răng miệng nguy hiểm như: viêm nha chu, sâu răng, chết tủy ngược dòng, áp xe răng, thậm chí gây mất răng.

Do vậy, chúng ta nên có thói quen chăm sóc răng miệng khoa học và đến ngay nha khoa nếu nhận thấy bất kỳ dấu hiệu viêm lợi như:

  • Hơi thở xuất hiện mùi hôi khó chịu, đây chính là dấu hiệu dễ dàng nhận biết khi răng miệng bắt đầu xuất hiện vi khuẩn, nhất là vùng lợi.
  • Trên răng, cổ răng hoặc vùng nướu răng có xuất hiện các mảng bám, cao răng.
  • Chảy máu vùng lợi khi đánh răng hay ăn nhai thực phẩm.
  • Nướu răng bị sưng tấy, ửng đỏ, khi đụng nhẹ có chảy máu hoặc kèm theo triệu chứng đau nhức khó chịu.
  • Tụt nướu răng, làm lộ chân răng, bạn đọc sẽ dễ nhận thấy rằng răng dài hơn bình thường.
  • Răng bị xô lệch ngả nghiêng về phía trước hoặc sau, khoảng cách giữa các răng đột nhiên rộng ra do phần nướu răng viêm, không bám chắc vào răng.
  • Răng dễ lung lay, dễ ê buốt khi ăn nhai hoặc răng bị sâu.
  • Một số dấu hiệu đi kèm như: mất ngủ, sốt nhẹ, chán ăn, thường xuyên bị loét miệng,…
Viêm lợi và những thông tin người bệnh cần lưu ý
Viêm lợi và những thông tin người bệnh cần lưu ý

Giai đoạn của bệnh viêm lợi

Người bệnh bị viêm lợi trải qua hai giai đoạn của bệnh:

Viêm lợi cục bộ

Viêm lợi cục bộ là giai đoạn bệnh mới chớm, không gây nhiều đau đớn cho bệnh nhân. Lợi bị sưng đỏ, phồng lên và có thể chảy máu khi bị tác động, đặc biệt là lúc đánh răng.

Giai đoạn này bệnh chưa ảnh hưởng đến phần chân răng và các tổ chức quanh răng. Giai đoạn viêm lợi cục bộ rất dễ để được chữa trị nhưng cũng dễ dàng tái phát.

Viêm cận răng

Khi lợi đã bị viêm mà không được điều trị và chăm sóc đúng cách, lớp lợi bên trong cùng với xương hàm sẽ bị đẩy lùi ra phía sau, tạo thành những lỗ hổng quanh chân răng. Những khoảng trống nhỏ giữa răng và lợi lúc này là nơi tích tụ các mảnh vụn thức ăn bị giắt vào và có thể gây ra nhiễm khuẩn.

Khi bựa răng tích tụ ngày càng nhiều dưới vòm lợi, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ càng phải gắng sức chiến đấu để chống lại vi khuẩn. Hơn nữa các độc tố kháng vi khuẩn và các enzym trong cơ thể được sản sinh sẽ dần phá hủy hàm và các mô liên kết có tác dụng định vị, giữ cho răng chắc.

Lợi bị viêm sưng đỏ, chảy máu lâu ngày gây đau nhức, sưng má và khiến răng miệng có mùi hôi khó chịu. Sau một thời gian ngắn, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra. Bệnh càng để lâu, những lỗ hổng này càng sâu, lợi và xương hàm bị phá hủy càng nặng. Khi viêm lợi chân răng không còn chỗ bám nữa sẽ trở nên lỏng lẻo và cuối cùng răng bị rụng ra.

Hình ảnh viêm lợi
Hình ảnh viêm lợi

Nguyên nhân dẫn đến viêm lợi

Bất kỳ đối tượng nào cũng có nguy cơ gặp phải bệnh viêm lợi. Nguyên nhân bị viêm lợi răng phổ biến nhất chính là do tình trạng vệ sinh răng miệng chưa đúng cách.

Những mảng bám trên răng, cao răng tồn tại lâu ngày trong khoang miệng sẽ khiến lợi bị viêm. Cụ thể, những mảng bám tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có cơ hội tấn công đến tận chân răng. Tại đây vi khuẩn sẽ sản sinh ra những enzym phá huỷ sự liên kết của các biểu mô, từ đó dẫn tới tình trạng viêm.

Bên cạnh viêm lợi nguyên nhân kể trên, một số yếu tố nguy cơ khác cũng góp phần hình thành viêm lợi như:

  • Chế độ ăn không khoa học và thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, thường xuyên ăn đồ ngọt,…
  • Tác dụng phụ của thuốc: Nước bọt có công dụng làm sạch răng và vùng khoang miệng. Một số loại thuốc khiến giảm tiết nước bọt cũng chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm ở lợi và bệnh sâu răng.
  • Bệnh tiểu đường: Người bệnh tiểu đường thường không kiểm soát được lượng đường huyết làm áp lực mạch máu tăng lên. Đồng thời bị giảm khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng đến mô nướu khiến lợi bị yếu và dễ nhiễm khuẩn.
  • Thay đổi nội tiết tố khi mang bầu: Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và trong đó sự thay đổi về nội tiết tố là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của lợi.

Viêm lợi có nguy hiểm không?

Viêm lợi ở mức độ nhẹ thì thường không gây ra nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Cơ chế tự bảo vệ của cơ thể kết hợp với việc chăm sóc răng miệng đúng cách sẽ tương hỗ nhau giúp chữa lành chứng sưng nướu.

Tuy nhiên, nếu có những tác nhân ngăn cản quá trình đó, chứng viêm lợi chuyển biến nặng hơn sẽ tiềm ẩn rất nhiều biến chứng như:

  • Ảnh hưởng tới xương và cấu trúc răng: Khi bị lợi sưng đỏ và không chữa trị rất dễ dẫn đến bệnh viêm nha chu. Bệnh này khiến cho phần nướu và các cơ quan tổ chức cấu tạo răng hàm bị mất chức năng khiến lợi tụt xuống, ổ xương hàm bị hủy hoại,…
  • Gây áp xe răng: Phía dưới chân răng, lợi sẽ xuất hiện ổ mủ với hàm lượng vi khuẩn cao, dần dần làm phá hủy cấu tạo hàm và nặng nhất sẽ khiến người bệnh mắc ung thư răng lợi.
  • Có thể gây mất răng: Trong trường hợp lợi bị mất chức năng tổ chức hàm, răng bị yếu, lung lay hoặc hư chân răng quá nặng thì bắt buộc phải nhổ răng.
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng không thể chủ quan
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng không thể chủ quan

Cách điều trị viêm lợi hiệu quả

Các nha sĩ thường chẩn đoán dựa vào triệu chứng viêm lợi, kiểm tra tình trạng răng miệng, nướu lợi và lưỡi. Nha sĩ sẽ làm sạch các mảng bám và cao răng tích tụ ở răng và kiểm tra nướu răng bị đỏ, sưng tấy và chảy máu. Từ đó sẽ đưa ra các chỉ định thích hợp cho từng bệnh nhân.

Điều trị bằng kinh nghiệm dân gian

Dưới đây là một số mẹo điều trị viêm lợi cho trẻ tại nhà bằng bằng các nguyên liệu tự nhiên:

Dùng nước muối để súc miệng

Dùng nước muối là cách chữa viêm lợi theo kinh nghiệm dân gian đơn giản nhất. Muối có tính sát khuẩn nhẹ nên có thể giúp chữa lành tổn thương do viêm lợi gây ra. Ngoài ra, việc súc miệng với nước muối có thể giúp đánh bật thức ăn thừa bị giắt trong răng, hỗ trợ làm giảm tình trạng nhiễm khuẩn cũng như hôi miệng.

Cách thực hiện:

  • Cho một chút muối vào cốc nước ấm và khuấy đều lên cho muối tan hết.
  • Súc miệng với dung dịch này trong khoảng 30 – 40 giây rồi nhổ ra.
  • Thực hiện ngày 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi thấy đỡ.

Cách làm này rất dễ thực hiện tuy nhiên không nên lạm dụng vì có thể không tốt cho răng do nước muối có tính axit.

Lá trầu không

Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm và rất giàu các chất chống oxy hóa có tác dụng tốt với hệ tiêu hóa. Trong thành phần của lá có chứa 2,4% tinh dầu chủ yếu là peta-phenol,chavicol và phenolic khác có tác dụng kháng sinh, giúp ức chế nhiều chủng vi khuẩn gây viêm lợi.

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 10 lá trầu không, rửa sạch, giã nát, thêm một bát nước vào đun trên bếp trong khoảng 15 phút.
  • Súc miệng hàng ngày trong vòng 5 đến 10 phút rồi nhổ ra, không súc miệng lại với nước. Thực hiện ngày 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi hết viêm lợi.

Rượu cau

Không phải ngẫu nhiên mà ông bà ta từ xưa đã ăn trầu cau để có được một hàm răng chắc khỏe. Lý do là vì quả cau có vị chát, cay, tính ấm, được biết đến là có chứa nhiều chất có tính diệt khuẩn và thanh trùng.

Thêm nữa, rượu có tính sát khuẩn cao, khi kết hợp với cau sẽ làm gia tăng tác dụng diệt khuẩn

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 25 quả cau, một lít rượu, một bình thủy tinh.
  • Bổ dọc quả cau, tách lấy hạt, bổ đôi hạt cau rồi cho hạt cau vào bình rồi đổ rượu vào.
  • Đậy kín và ngâm khoảng 40 ngày cho đến khi rượu chuyển màu cánh gián.
  • Khi đã có rượu cau, ngậm ngày từ 2 – 3 lần, mỗi lần ngậm trong khoảng 10 phút rồi nhổ ra, không súc miệng lại với nước để đạt hiệu quả tốt nhất.
Súc miệng bằng rượu cau giúp diệt khuẩn và làm sạch răng miệng
Súc miệng bằng rượu cau giúp diệt khuẩn và làm sạch răng miệng

Điều trị chuyên sâu tại nha khoa

Về cơ bản để điều trị bệnh viêm lợi trước tiên cần loại bỏ nguyên nhân, tạo môi trường sạch và không lây nhiễm trong khoang miệng. Đến nha khoa, các bác sĩ sẽ tác động như sau:

  • Loại bỏ cao răng, mảng bám trên và dưới vùng lợi định kỳ.
  • Loại bỏ các yếu tố kích thích tại chỗ bằng cách trám hay sửa lại các phục hình không đúng, trám cổ răng bị mòn, cố định các răng lung lay và mài chỉnh khớp cắn.
  • Nếu lợi phì đại thì phẫu thuật cắt tạo hình lại lợi.

Bên cạnh đó, nước súc miệng là biện pháp được ưu tiên hàng đầu trong việc điều trị. Một số loại nước chuyên dụng phải kể đến như: chlorhexidine, zin gluconat, hexetidin, chlorinedioxid,… sẽ giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.

XEM THÊM: bảng giá điều trị viêm tuỷ răng

Thông thường, quá trình điều trị viêm lợi cấp sẽ được chia thành 3 đợt:

  • Đợt 1: Lấy cao răng trên lợi kết hợp với sát khuẩn bằng oxy già, chấm thuốc giảm đau và làm se lợi, có thể kết hợp thuốc kháng sinh và bổ sung vitamin C tăng cường sức đề kháng.
  • Đợt 2: Sau 5 – 7 ngày sẽ tiến hành gây tê nạo túi lợi, làm sạch cao răng dưới lợi.
  • Đợt 3: Sau vài ngày khi tình trạng viêm cấp thuyên giảm rõ rệt thì tiến hành tái khám, kiểm soát cao răng cùng mảng bám và làm nhẵn bề mặt thân cùng chân răng.

Khi bệnh viêm lợi đã trở nên nghiêm trọng, nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh gồm:

  • Nhóm thuốc kháng sinh (beta-lactam, macrolid) có tác dụng diệt khuẩn trú ngụ ở lợi. Sự kết hợp của spiramycin (nhóm macrolid) với metronidazol (kháng sinh diệt khuẩn kỵ khí), mang lại hiệu quả trong điều trị bệnh lý răng miệng như bệnh viêm lợi, nha chu, sâu răng.
  • Thuốc kháng viêm nsaid (ibuprofen, diclophenac, meloxicam) giúp làm giảm các triệu chứng sưng viêm, đỏ đau.
  • Nhóm thuốc corticosteroid (prednisolon, dexamethason) có tính kháng viêm mạnh giúp điều trị triệu chứng.
  • Thuốc giảm đau thông thường.
Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp
Tuỳ vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cho phù hợp

Viêm lợi nên ăn gì và kiêng gì?

Người bệnh viêm lợi được khuyên nên tăng cường các loại thực phẩm có đặc tính kháng viêm, giảm đau tự nhiên để hỗ trợ giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh và đẩy nhanh quá trình hồi phục tổn thương.

Dưới đây là những sự lựa chọn tốt nhất trong thực đơn của bệnh:

  • Gừng: Gừng chứa các hoạt chất như Shogaol, Paradol, Gingerol có hoạt động mạnh mẽ trong việc chống lại sưng viêm ở lợi, xoa dịu cơn đau và tăng cường bơm máu đưa các chất dưỡng chất đến tái tạo tổn thương.
  • Tỏi: Tỏi chứa một loại kháng sinh thực vật có tên là Allicin. Khi được cơ thể hấp thu, Allicin sẽ hoạt động bằng cách ức chế quá trình phân bào của vi khuẩn và tiêu diệt chúng, từ đó dần cải thiện tình trạng sưng viêm ở lợi.
  • Các thực phẩm giàu chất xơ: Súp lơ xanh, rau xà lách, cần tây, táo, lê,… Chất xơ được tìm thấy các loại rau xanh này khi vào trong khoang miệng sẽ hoạt động như một bàn chải, giúp làm sạch mảng bám và quấn đi thức ăn, cặn bã mắc kẹt trong các kẽ răng.
  • Bột sắn dây: Bột sắn dây cung cấp hoạt chất Daidzein có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn đồng thời giúp thanh nhiệt, giải độc và tạo điều kiện cho vết loét ở lợi nhanh lành.
  • Mật ong: Mật ong có có đặc tính kháng viêm, sát khuẩn tự nhiên. Ngoài ra, vitamin E có trong mật ong cũng giúp làm dịu cơn đau rát ở khu vực tổn thương, đồng thời kích thích tái tạo tế bào mới để vết loét nhanh kéo da non.
  • Thực phẩm giàu vitamin C: Ớt chuông, Rau mùi tây, Kiwi,… giúp kháng khuẩn, tăng khả năng miễn dịch và cải thiện sức khỏe cho răng miệng.

Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng các loại thực phẩm sau:

  • Đồ ngọt: Hàm lượng đường cao trong các loại thực phẩm này tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
  • Thức ăn chứa nhiều axit: xoài, dưa muối chua, các món gỏi, chanh, cam, giấm khi tiếp xúc với vết loét sẽ gây cảm giác bỏng rát và làm tổn thương ăn sâu hơn.
  • Đồ uống gây mất nước, khô miệng: Cà phê, bia rượu, nước tăng lực khiến lượng nước bọt trong khoang miệng tiết ra ít hơn. Từ đó khiến cho răng và lợi mất đi hàng rào bảo vệ tự nhiên làm vi khuẩn dễ dàng phát triển và tấn công.
  • Tránh ăn thực phẩm thô cứng: Các thức ăn thô cứng khi ở trong miệng sẽ cọ xát vào vết loét ở lợi khiến bạn bị đau và có nguy cơ chảy máu cao. Điều này sẽ tác động không tốt đến quá trình hồi phục của tổn thương.
Một chế độ ăn uống đúng cách sẽ góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh viêm lợi
Một chế độ ăn uống đúng cách sẽ góp phần tích cực trong việc điều trị bệnh viêm lợi

Viêm lợi khám ở đâu?

Dưới đây là một số địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý về răng miệng uy tín, người bệnh có thể tham khảo và lựa chọn khi cần.

Khoa Răng – Bệnh viện Trung ương Quân đội 108

Bệnh viện Quân đội 108 là địa chỉ khám chữa các bệnh răng miệng với đội ngũ y bác sĩ hàng đầu miền Bắc. Khoa Răng của bệnh viện có chức năng chẩn đoán, điều trị và làm răng giả phục hình các bệnh về răng miệng.

Các kỹ thuật tiên tiến đã và đang triển khai tại khoa như kỹ thuật nắn chỉnh nha cố định Bracket, kỹ thuật điều trị nội nha bằng trâm xoay Protaper và kỹ thuật cấy ghép Implant,…

Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec

Từ lâu, bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec đã nổi tiếng với chất lượng khám chữa và điều trị uy tín. Bệnh viện luôn không ngừng đầu tư các trang thiết bị hiện đại cùng thu hút đội ngũ thầy thuốc với kinh nghiệm đầu ngành.

Đơn nguyên Răng – Hàm – Mặt thuộc Khoa Liên Chuyên khoa có hệ thống máy móc, vật tư y tế tiên tiến hỗ trợ chẩn đoán trong khám và điều trị bệnh như: hệ thống ghế máy răng của Mỹ, máy camera soi răng, đèn tẩy trắng răng tại ghế, hệ thống X Quang răng kỹ thuật số,…

Khoa Răng miệng – Bệnh viện Quân y 103

Khoa Răng miệng, bệnh viện Quân y 103 điều trị cho các bệnh nhân thuộc chuyên khoa Răng miệng theo tuyến được phân công. Hàng năm khoa đã khám và điều trị cho trên 5000 lượt bệnh nhân và khám tuyến trên 8000 lượt.

Đây là địa chỉ quy tụ các thầy thuốc hàng đầu trong điều trị và giảng dạy. Đồng thời, khoa đã triển khai và tiếp cận với các kỹ thuật mới trong điều trị tủy răng, phục hồi thẩm mỹ, cấy ghép Implant,…

Khoa Răng hàm mặt – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Thu Cúc

Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện có đội ngũ bác sĩ nha khoa giỏi sẽ trực tiếp thăm khám và điều trị cho bệnh nhân. Ngoài ra, bệnh viện còn có sự hợp tác của rất nhiều bác sĩ và chuyên gia trong lĩnh vực Răng Hàm Mặt của các nước tiên tiến như chuyên gia Hàn Quốc, Nhật Bản,…

Nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị răng miệng và thẩm mỹ răng ngày càng cao, bệnh viện đã đầu tư mạnh nhập khẩu 100% các trang thiết bị y tế từ nước ngoài.

Khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm lợi, người bệnh nên đến ngay nha khoa để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất
Khi nhận thấy các dấu hiệu của viêm lợi, người bệnh nên đến ngay nha khoa để được tư vấn hướng điều trị hiệu quả nhất

Một số cách phòng bệnh viêm lợi nướu hiệu quả

Cách hiệu quả nhất để đối phó với viêm lợi là phòng ngừa bệnh. Bạn đọc cần tuân thủ các lưu ý sau:

  • Đánh răng đúng cách: Đánh răng sau khi ăn 30 phút và trước khi đi ngủ. Khi thực hiện, đưa bàn chải theo chiều dọc hoặc xoay tròn để lấy sạch thức ăn thừa và mảng bám. Không nên đánh theo chiều ngang vì dễ làm hỏng men răng. Nên chọn loại bàn chải lông mềm, mảnh để tránh làm tổn thương mô xung quanh răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi lần ăn: Chỉ nha khoa sẽ loại bỏ thức ăn sót lại giữa các kẽ răng mà đánh răng không thể làm sạch hết.
  • Súc miệng sau khi đánh răng: Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng chuyên dụng sẽ giúp đánh bay các hạt thức ăn và mảng bám.
  • Cải thiện chế độ dinh dưỡng: Một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ dưỡng chất sẽ giúp tăng cường sức khỏe răng miệng và giúp nướu săn chắc hơn. Đặc biệt, đừng quên bổ sung đủ vitamin C và canxi để giảm thiểu tình trạng sưng nướu.

Trên đây là các thông tin chi tiết về bệnh viêm lợi. Cách tốt nhất để ngăn ngừa viêm lợi là một chế độ vệ sinh răng miệng tốt. Nếu gặp bất cứ dấu hiệu nào của bệnh lý này, bạn đọc nên đến nha khoa để được các bác sĩ tư vấn hướng điều trị phù hợp nhất.

Xem thêm: Các phương pháp điều trị viêm tuỷ răng

Cập nhật 12:10 PM , 26/12/2023

Tin liên quan

Người bị viêm lợi nên ăn gì và tránh ăn gì để điều trị bệnh tốt nhất?

Viêm lợi hay viêm nướu là tình trạng răng miệng mà nhiều người thường gặp phải hiện nay. Bệnh không nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng lại ảnh...

Viêm nướu răng ở trẻ em có nguy hiểm không? Cách khắc phục triệt để?

Viêm nướu răng là bệnh nha khoa phổ biến gặp ở rất nhiều người và trẻ em không phải trường hợp ngoại lệ. Đây không phải bệnh lý nghiêm trọng...

Viêm nướu răng sứ: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để nhất

Viêm nướu răng sứ là hiện tượng vùng lợi có gắn răng sứ bị sưng tấy, phần mô mềm có thể bị chảy máu gây đau nhức. Nếu không được...

TOP 5 Thuốc Chữa Viêm Lợi Chảy Máu Chân Răng Hiệu Quả Nhất

Viêm lợi dẫn đến chảy máu chân răng là tình trạng thường xuyên bắt gặp. Đây là một bệnh lý tương đối nguy hiểm, nếu diễn ra trong một thời...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *