Bà bầu bị đau răng có ảnh hưởng tới em bé không? Cách điều trị an toàn và hiệu quả

10:16 AM , 02/08/2023

Bà bầu bị đau răng là tình trạng thường xảy ra trong thai kỳ. Tùy từng trường hợp và mức độ biểu hiện, đau răng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giúp lựa chọn các giải pháp điều trị an toàn và hiệu quả nhất dành cho phụ nữ mang thai.

Bà bầu bị đau răng do những nguyên nhân nào?

Đau răng là tình trạng bất thường có thể xảy ra ở bất cứ đối tượng nào. Nguyên nhân gây ra tổn thương ở răng chủ yếu do các bệnh lý nha khoa như viêm tủy, viêm nướu, sâu răng hoặc viêm nha chu…. Mức độ đau nhức và thời gian biểu hiện thường phụ thuộc nhiều vào tình trạng sức khỏe, cơ địa của người bệnh. Tỷ lệ mắc bệnh của phụ nữ mang thai thường cao hơn do những nguyên nhân như: 

  • Bà bầu trong quá trình mang thai thường dẫn tới cảm giác thèm ăn bất thường, ăn nhiều bữa nên hàm lượng axit trong miệng luôn tồn tại. Môi trường pH trong khoang miệng thay đổi tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi và giảm khả năng bảo vệ răng miệng. Ngoài ra, trong thời kỳ mang thai, tính chất của nước bọt thay đổi khiến vi khuẩn có hại dễ dàng phát triển hơn.
  • Bà bầu bị đau răng có thể do lượng hormone nữ tăng cao dẫn tới bệnh viêm lợi hoặc chảy máu chân răng. 
  • Khoảng thời gian 3 tháng đầu của thai kỳ, phụ nữ thường ở trong giai đoạn ốm nghén, mệt mỏi và thường xuyên buồn nôn. Khi nôn khan, axit dạ dày sẽ trào lên khoang miệng. Điều này có thể dẫn đến sâu răng và đau răng.
  • Chế độ ăn uống của phụ nữ mang thai tương đối thất thường. Việc lựa chọn thực phẩm chủ yếu phụ thuộc vào cảm giác thèm ăn và hàm lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu mẹ bầu thường xuyên nạp vào cơ thể có nhiều đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha khoa.
  • Khi mang thai, nhu cầu canxi cần thiết cho cơ thể sẽ tăng lên cao để đáp ứng tốt nhất sự phát triển của em bé. Chính vì vậy, nếu các mẹ không bổ sung kịp thời và đầy đủ lượng canxi mà cơ thể cần sẽ dẫn tới quá trình khử khoáng trên men răng, khiến răng yếu dần, dễ bị bệnh. 
  • Mọi cơ thể của người mẹ đều trở nên nhạy cảm hơn trong thai kỳ. Bởi vậy, nếu quá trình vệ sinh răng sai cách, chải răng quá mạnh có thể dẫn tới ê buốt nhẹ, chảy máu nướu tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công.
  • Một số phụ nữ mang thai có tình trạng chảy máu chân răng không lý do, vi khuẩn có thể dễ dàng tận dụng tình trạng này để cư trú và gây bệnh.
Bà bầu bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau
Bà bầu bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau

Bị đau răng có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Khi các bà bầu bị đau răng do bệnh lý nha khoa, không ít người thắc mắc về những ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe em bé. Trên thực tế, những tổn thương ở khoang miệng tưởng chừng như vô hại này có thể trở thành “mối hiểm họa”, đe dọa tới mẹ và bé. Chính vì vậy, khi phát hiện các dấu hiệu bất thường ở răng miệng trong quá trình mang thai, các mẹ không thể chủ quan kẻo dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như:

Bà bầu đau răng làm tăng nguy cơ sinh non

Theo các chuyên gia, có rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh lý nha khoa với nguy cơ sinh non. Trung bình cứ 100 phụ nữ mang thai, có tới 18 trường hợp sinh non được xác định mắc bệnh nha chu mãn tính. Chính vì vậy, nguy cơ sinh non của người thuộc nhóm này cao gấp 2 – 3 lần bình thường. Đồng thời còn có nguy cơ tiền sản giật hoặc trẻ bị thiếu cân khi sinh ra. 

Nguyên nhân của tình trạng này chính là do vi khuẩn có hại di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, khiến nồng độ sinh lý trong nước ối tăng vọt, thúc đẩy chuyển dạ sớm, dẫn tới sinh non.

Tăng nguy cơ sâu răng

Nha khoa ViDental là Hệ thống Nha khoa Quốc tế chuẩn AIFC đầu tiên tại Việt Nam đáp ứng 45 Tiêu chuẩn được ghi nhận bởi Hội đồng 4 Tổ Chức Đánh Giá Quốc Tế AIFC bao gồm...

Các bà bầu đau răng nếu không điều trị kịp thời có thể lây nhiễm từ mẹ sang con, đặc biệt là trẻ mới sinh. Khi đó bé sẽ có nguy cơ sâu răng cao hơn, hoặc có men răng yếu, dễ bị vi khuẩn tấn công.

Cơ thể mệt mỏi

Đau răng kéo dài sẽ khiến cơ thể bà bầu bị mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ hoặc thậm chí sốt nhẹ. Điều này sẽ dẫn tới ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe trong thai kỳ.

Xem thêm: 6 nhóm thuốc/ loại thuốc giảm đau răng tốt và nhanh nhất hiện nay
ùy từng trường hợp và mức độ biểu hiện, đau răng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm
Tùy từng trường hợp và mức độ biểu hiện, đau răng có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm

Bà bầu đau răng phải làm sao? Cách điều trị an toàn

Để điều trị hiệu quả các bệnh lý nha khoa, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Các mẹ nên tới thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín hoặc bệnh viện phụ sản để được các bác sĩ thăm khám và đưa ra phác đồ an toàn, phù hợp nhất với cơ địa. Tránh tự ý mua thuốc hoặc áp dụng các mẹo dân gian thiếu cơ sở khoa học.

  • Dùng thuốc giảm đau: Mặc dù đa số các sản phẩm thuốc Tây đều không phù hợp để sử dụng cho bà bầu bị đau răng. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia để tránh tác dụng phụ. Trong trường hợp điều trị bệnh viêm nha chu hoặc áp xe răng thể nặng, bạn vẫn nên dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn bác sĩ.
  • Lấy cao răng: Vôi răng là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh. Chính vì vậy, đây có thể một nguyên nhân hàng đầu gián tiếp gây ra tình trạng bà đầu đau răng. Các nha sĩ khuyến khích phụ nữ mang thai nên đi lấy cao răng định kỳ. Quá trình này không những an toàn cho sức khỏe mẹ và bé mà còn giúp phòng ngừa bệnh lý nha khoa.
  • Trám răng: Tỷ lệ phụ nữ đau răng khi mang bầu do bệnh sâu răng thường chiếm tỷ lệ cao. Chính vì vậy, để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn sang vùng lân cận, nha sĩ sẽ tiến hành trám răng. Thông qua việc sử dụng nguyên liệu chuyên dụng cùng với công nghệ chiếu đèn laser, các lỗ sâu đen sẽ được bịt kín và không còn cảm giác đau nhức nữa.
  • Phương pháp tự nhiên: Để hạn chế tối đa tác dụng phụ, bạn có thể tham khảo một số bài chữa mẹo từ dân gian. Tuy nhiên phương pháp này chỉ có khả năng giảm đau tạm thời, không thể thay thế hoàn toàn kỹ thuật điều trị tại phòng khám. Chị em có thể tham khảo một số cách làm đơn giản như dùng đinh hương đắp vào vùng răng đau, nhai tỏi, súc miệng nước muối, chườm lạnh, uống trà gừng…

Lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng mẹ bầu bị đau răng

Phụ nữ mang thai là nhóm đối tượng có tỷ lệ mắc bệnh nha chu cao do những thay đổi thất thường trong thói quen dinh dưỡng và bên trong cơ thể. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe của mẹ và bé, bạn có thể tham khảo một số lưu ý như:

Lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng mẹ bầu bị đau răng
Lưu ý giúp phòng ngừa tình trạng mẹ bầu bị đau răng
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên, đánh răng nhẹ nhàng tránh để xảy ra tình trạng chảy máu nướu.
  • Cung cấp đầy đủ lượng canxi, sắt và vitamin cần thiết cho cơ thể.
  • Kiểm soát tốt chế độ dinh dưỡng, hạn chế ăn những loại thực phẩm có vị ngọt, thức ăn nhanh hoặc quá cứng.
  • Nên tiến hành lấy cao răng định kỳ tại các cơ sở nha khoa uy tín.
  • Bà bầu bị đau răng chủ yếu từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 8, chị em nên đặc biệt chú ý tới sức khỏe trong giai đoạn này. 
  • Giai đoạn ốm nghén dễ dẫn tới nôn hoặc nôn khan, dễ dàng đưa vi khuẩn lên khoang miệng. Chính vì vậy, sau khi nôn bạn nên súc miệng lại 2 – 3 lần để làm sạch triệt để. 

Những lý do bà bầu bị đau răng có thể xuất phát từ yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Hy vọng rằng bài viết dưới đây đã giúp chị em nhận diện được mức độ ảnh hưởng của các bệnh lý răng miệng tới sức khỏe mẹ và bé. Đồng thời chuẩn bị kiến thức vững chắc để có được thai kỳ khỏe mạnh nhất.

Gợi ý xem thêm: 

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

2 cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Dân gian thường sử dụng rượu cao để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở răng đồng thời giúp củng cố răng chắc khỏe hơn. Bạn có thể dùng...

Cách Điều Trị Áp Xe Răng Dứt Điểm Và An Toàn Mà Bạn Cần Biết

Áp xe răng là một tình trạng biến chứng nặng của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nứt răng hay các bệnh về nướu. Người bệnh khi...

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Tổng Quan Về Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc kháng sinh Dorogyne là một loại thuốc được sử dụng phổ biến tại các cơ sở và phòng khám nha khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết...

TOP 6+ Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em Tốt Nhất

Trẻ em thường có thói quen sinh hoạt không khoa học do chưa tự ý thức được việc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây chính là lý do...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *