Cách Điều Trị Áp Xe Răng Dứt Điểm Và An Toàn Mà Bạn Cần Biết

7:40 AM , 02/08/2023

Áp xe răng là một tình trạng biến chứng nặng của các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, nứt răng hay các bệnh về nướu. Người bệnh khi bị áp xe răng sẽ vô cùng đau đớn, dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, nếu phát hiện sớm và điều trị áp xe răng kịp thời, người bệnh sẽ hồi phục rất nhanh và không bị biến chứng lâu dài.

Hiểu rõ hơn về tình trạng áp xe răng

Áp xe răng là tình trạng răng và chân răng bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn tạo ra ổ mủ làm nhiễm trùng ở phần trong của răng. Áp xe răng thường xảy ra khi chỗ viêm hốc răng không được điều trị kịp thời, hoặc bị thủng, vỡ bên trong răng tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và làm ổ dẫn đến tình trạng đau nhức sưng răng.

Áp xe răng là tình trạng răng và chân răng bị nhiễm trùng
Áp xe răng là tình trạng răng và chân răng bị nhiễm trùng

Nói một cách dễ hiểu, áp xe răng là một căn bệnh nhiễm trùng biến chứng từ sâu răng. Do răng bị tổn thương khiến cho men răng yếu, vỡ ra làm vi trùng đi sâu vào tủy răng gây tê liệt tủy răng và hình thành hiện trạng tụ mủ gây áp xe răng. Căn bệnh này hình thành và biến triển khá nhanh, đôi khi nó chỉ mất từ 1 đến 2 ngày sau khi miệng bị nhiễm trùng. Áp xe răng có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, từ trẻ em tới người lớn đều có thể mắc bệnh. 

Xem thêm: Tổng Hợp Các Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Nhất

Nguyên nhân gây nên áp xe răng

Như đã nói qua ở phần trên thì bệnh áp xe răng thường xảy ra do vi khuẩn xâm nhập trực tiếp vào tủy răng hoặc mô mềm. Chúng đi sâu vào lớp cấu tạo trong cùng của răng – nơi có chứa các mạch máu, các dây thần kinh và các mô liên kết.

Những vi khuẩn đó xâm nhập qua khoang nha khoa hoặc qua những khe bị thủng hay vỡ trong răng. Sau đó lây lan theo tất cả các con đường để đi vào sâu trong tủy. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây hiện trạng sưng tấy và viêm nhiễm. Nó làm ổ kín ở trong đó gây viêm tạo một túi mủ hay còn được gọi là áp xe. 

Các nguyên nhân chính gây xuất hiện áp xe răng
Các nguyên nhân chính gây xuất hiện áp xe răng

Các nguyên nhân chính gây nên tình trạng áp xe răng đó là:

  • Cách vệ sinh răng hàng ngày sai, làm cho khoang miệng không được sạch sẽ. Theo thời gian, các mảng bám tích tụ trên răng ngày càng nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ.
  • Do quá trình lấy tủy răng thất bại, vẫn bị sót lại phần tuỷ chết bên trong.
  • Do tình trạng viêm nha chu đã diễn biến quá nặng.
  • Người bị sâu răng hoặc viêm tuỷ lâu ngày nhưng chủ quan không khắc phục, lâu dần sẽ xuất hiện áp xe răng.
  • Cộng thêm tác động từ ngoại lực (như bị ngã, tai nạn), khiến cho răng bị sứt, mẻ, vỡ,… thúc đẩy nhanh quá trình hình thành áp xe răng.
  • Những người bị suy yếu hệ miễn dịch (người gặp vấn đề về tiểu đường, tim mạch,…), vi khuẩn sẽ nhanh chóng xâm nhập hơn.

Biểu hiện của tình trạng áp xe răng

Bệnh nhân khi bị áp xe răng thường có các triệu chứng điển hình như sau:

  • Răng đau nhức, nhai cảm thấy khó khăn, thậm chí không thể nhai được.
  • Ê buốt răng kể cả lúc ăn đồ ăn, đặc biệt khi sử dụng thức uống nóng hoặc lạnh.
  • Thi thoảng sẽ cảm thấy vị đắng ở trong miệng.
  • Hơi thở khi nói chuyện hay thở ra đều xuất hiện mùi hôi thoang thoảng.
  • Có thể sẽ kèm theo các triệu chứng nóng, sốt nhẹ, sưng và có hạch cổ.
  • Cơ thể luôn cảm thấy không khỏe, mệt mỏi và sưng tấy ở 2 hàm trên và dưới.
  • Cơn đau sẽ gia tăng nhiều hơn mỗi khi hoạt động cơ hàm như nhai, nói,…
  • Vùng nướu ngay dưới chân răng chỗ bị áp xe sẽ bị sưng đỏ và có mủ đặc chảy ra.
Những biểu hiện chính xác nhất của tình trạng
Những biểu hiện chính xác nhất của tình trạng
Xem thêm: Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em

Điều trị áp xe răng như nào hiệu quả

Điều trị áp xe răng hay là việc điều trị ổ áp-xe và khu vực nhiễm trùng. Việc này giúp các răng của mình có thể tự cải thiện ống chân răng. Nhưng trong một số trường hợp áp xe nặng thì cần phải được can thiệp từ phía bác sĩ. Áp xe răng không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng về dây thần kinh cũng như hoạt động răng miệng và trong 1 số trường hợp còn có thể đe dọa tính mạng.

Là một trong số ít các phòng khám mới nổi nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng cũng như sự đánh giá cao từ chuyên gia trong nước, Nha khoa...

Điều trị áp xe răng ở trường hợp còn nhẹ

Đối với khu vực áp xe răng khi còn nhẹ, bác sĩ sẽ rạch mở phần đang bị tổn thương, hút và loại bỏ hoàn toàn phần vi khuẩn chứa mủ. Sau đó làm sạch khử trùng và đóng vết thương để ngăn ngừa vi khuẩn tái phát lại.

Điều trị áp xe răng khi còn nhẹ tương đối dễ dàng và nhanh lành
Điều trị áp xe răng khi còn nhẹ tương đối dễ dàng và nhanh lành

Sau khi làm các bước cơ bản để xử lý nhiễm trùng bệnh nhân sẽ được kê thuốc kháng sinh để giảm tình trạng sưng tấy và tránh lây lan khu vực bệnh. Theo phương pháp này, thì phần bị hư hại sẽ được lấy ra hết và sạch sẽ. Sau đó lấp lại lỗ hổng lại bằng phương pháp trám răng, trám sứ hoặc các phương pháp khác để bảo tồn răng thật, tránh hậu quả xấu về sau.

Điều trị áp xe răng khi đã bị nặng

Khi áp xe răng phát triển nặng gây ảnh hưởng đến tủy, chân răng thì không thể điều trị như trên. Lúc này bác sĩ sẽ chỉ định phải nhổ răng giúp làm sạch sâu mủ trong ổ răng và giảm đau răng ngay lập tức.

Cấy ghép răng là giải pháp thay thế răng hiện nay để thay thế cho các răng đã bị hư hỏng vừa được bác sĩ nhổ nhằm tạo sự thẩm mĩ cũng như các bệnh lý về sau.

Tuy nhiên, trên thực tế việc súc miệng cùng với nước muối ấm và kèm theo uống thuốc giảm đau sẽ không khắc phục hoàn toàn được triệu chứng áp xe răng. Vậy nên tốt nhất vẫn phải đến gặp nha khoa để thăm khám và có biện pháp xử lý kịp thời và đúng cách để ngăn không cho ổ vi khuẩn phát triển nặng hơn và nhanh hơn.

Xem thêm: Áp xe răng khôn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý

Lưu ý gì khi thực hiện điều trị áp xe răng

Để điều trị áp xe răng, chúng ta nên tới các địa điểm nha khoa uy tín để được thăm khám tình trạng về răng miệng tránh trường hợp xấu xảy ra. Tùy thuộc vào tình trạng, vị trí của áp xe răng mà các bác sĩ sẽ có các cách chữa trị khác nhau. Nhưng với mục đích xuyên suốt trong quá trình điều trị là phải loại bỏ ổ nhiễm trùng và giảm triệt để các biến chứng có thể xảy ra với mình và trên hết vẫn là bảo đảm răng ở trạng thái tốt nhất.

Nên tới nha khoa theo định kỳ để kiểm tra tổng quan
Nên tới nha khoa theo định kỳ để kiểm tra tổng quan

Một vài lưu ý điển hình khi thực hiện điều trị áp xe răng:

  • Hãy phòng chống bệnh áp xe răng bằng cách chăm sóc răng miệng thường xuyên và đúng cách, ăn uống theo một chế độ lành mạnh và thường xuyên đi tới nha khoa để  kiểm tra răng miệng.
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin và muối khoáng tốt cho sức khỏe răng miệng.
  • Đánh răng 2 lần trong 1 ngày và sau các bữa ăn để giữ cho răng miệng luôn sạch sẽ thơm tho. Thay vì dùng tăm hãy dùng chỉ tơ nha khoa để làm sạch vùng kẽ răng.
  • Hãy dùng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa Fluor việc này giúp cho răng được chắc khỏe hơn và ngăn ngừa sự hình thành ổ vi khuẩn gây ra bệnh áp xe răng.
  • Hạn chế việc sử dụng các thực phẩm không tốt cho răng miệng như bánh kẹo ngọt, thức ăn nhiều đường, trà đặc,… và nhiều sản phẩm khác nhất là vào ban đêm.

Trên đây là tất cả những thông tin xoay quanh vấn đề điều trị áp xe răng hiệu quả mà bạn nên biết. Khi xuất hiện những biểu hiện đầu tiên liên quan đến bệnh lý này, đừng chần chừ mà hãy tới ngay các cơ sở nha khoa gần nhất để được thăm khám và tư vấn điều trị.

Cập nhật 10:16 AM , 02/08/2023

Tin liên quan

Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây khó khăn trong quá trình...

Đau nhức răng về đêm có nguy hiểm không? Cách điều trị hiệu quả

Rất nhiều trường hợp bị đau nhức răng về đêm, thậm chí cơn đau còn dữ dội hơn so với ban ngày. Nguyên nhân gây ra tình trạng này có...

Trẻ bị đau răng do đâu? Cách nhận biết và điều trị hiệu quả nhất

Trẻ bị đau răng do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như bệnh lý nha khoa hoặc tác động lực từ bên ngoài. Nếu chủ quan để lâu không điều...

2 cách ngâm rượu cau chữa đau răng đơn giản, hiệu quả

Dân gian thường sử dụng rượu cao để giảm nhanh các triệu chứng đau nhức ở răng đồng thời giúp củng cố răng chắc khỏe hơn. Bạn có thể dùng...

Đau răng khi uống nước lạnh có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau răng khi uống nước lạnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém. Tình trạng này nếu không có giải...

Tổng Quan Về Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc kháng sinh Dorogyne là một loại thuốc được sử dụng phổ biến tại các cơ sở và phòng khám nha khoa. Tuy nhiên không phải ai cũng đã biết...

Leave a comment

Your email address will not be published. Required fields are marked *